Tự chữa mụn thịt dễ bị biến chứng
Nặn, khều mụn có thể khiến da nhiễm trùng, loét da, gây sẹo hoặc mất sắc tố ở vùng da bị tổn thương.
Bác sĩ Ngô Minh Vinh, giảng viên bộ môn Da liễu, trường Đại học Y dược TP HCM, cho biết mụn thịt còn gọi là u tuyến mồ hôi. Là khối u lành tính, mụn hay gặp ở lứa tuổi trung niên và nữ nhiều hơn nam giới. Nguyên nhân nổi mụn thịt chủ yếu là di truyền. Mụn có thể xuất hiện và tình trạng nặng hơn trong môi trường nhiệt độ cao hoặc điều kiện vệ sinh kém.
“Biểu hiện trên da là các sẩn nhỏ đường kính 1-3 mm, màu trắng hoặc vàng. Mụn thịt thường xuất hiện nhiều nhất là ở quầng mắt, trán, các vị trí ít gặp khác như trên mặt, cổ, gáy và ngực”, ông Vinh nói.
Người bị mụn thịt không nên điều trị tại nhà để tránh tổn thương da khiến bệnh nặng hơn. Ảnh: AMCS
Theo bác sĩ Vinh, chưa có một loại thuốc uống hoặc bôi nào điều trị hiệu quả bệnh này. Phương pháp dùng tia laser khá phổ biến nhưng có thể làm tổn thương các mô xung quanh da mụn dễ gây sẹo và mất sắc tố da.
Một phương pháp điều trị mụn thịt được áp dụng gần đây là công nghệ laser CO2 phân đoạn để đốt cháy cồi nhân bên trong mụn. Với phương pháp này, vùng da xung quanh ít bị ảnh hưởng nên giảm các biến chứng, ông Vinh cho biết thêm.
Bác sĩ Vinh khuyến cáo, người bệnh tuyệt đối không nặn, khều, bứt hay bôi bất kỳ loại kem trị mụn thịt nào. Những cách thức này khiến mụn mọc nhiều hơn, gây loét, nhiễm trùng, để sẹo và mất sắc tố da.
“Nên đến bác sĩ da liễu để chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt, tránh tình trạng lây lan mụn, tổn thương da gây nhiều biến chứng ảnh hưởng đến thẩm mỹ”, bác sĩ Vinh nhấn mạnh.
Video đang HOT
Cẩm Anh
Theo vnexpress.net
Những thay đổi lạ lùng của cơ thể khi mang thai khiến mẹ bầu lo lắng nhưng thực ra hoàn toàn bình thường
Trong quá trình mang thai, cơ thể một số mẹ bầu có những thay đổi rất lạ lùng, nhưng các mẹ đừng vội lo lắng.
Mỗi giai đoạn mang thai đều có những thay đổi ngạc nhiên và không phải lúc nào sự thay đổi cũng kèm theo dấu hiệu cảnh báo. Trong trích đoạn của cuốn sách mới về quá trình mang thai, những hình ảnh đầu tiên của quá trình làm mẹ - cuốn sách được bán chạy nhất New York Times của mẹ 2 con Nancy Redd có thể giúp các mẹ bầu khám phá những phần kỳ lạ, tuyệt vời và một số triệu chứng bất thường của quá trình mang thai.
1. Nhạy cảm với ánh sáng
Bị ánh sáng làm cho lóa mắt? Không phải do mẹ bầu tưởng tượng ra mà mang thai có thể làm cho đôi mắt của mẹ bầu nhạy cảm hơn với ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng từ mặt trời, vì vậy hãy nhớ đeo kính râm khi ra bên ngoài (thậm chí tránh không cho ánh sáng rọi vào bên trong) để tránh gây ra sự khó chịu.
2. Mụn thịt
Đó là những mảnh da nhỏ lủng lẳng thường mọc lên trên da trong quá trình mang thai, đặc biệt là trong nửa cuối thai kỳ. Mặc dù chúng không gây tổn thương hoặc ngứa, nhưng những mẩu thịt nhỏ này thường có cùng màu hoặc hơi đậm hơn màu da gây mất thẩm mỹ và không mẹ bầu nào muốn có.
Mụn thịt có thể xuất hiện trên cổ và mí mắt, bên dưới ngực, ở nách, trên bụng và ngay cả ở háng hoặc xung quanh bộ phận sinh dục.
Mẹ bầu không thể dùng các loại thuốc để loại bỏ mụn thịt vì các hóa chất có thể không an toàn cho em bé. Các phương pháp loại bỏ khác lại có thể dẫn đến nhiễm trùng và sẹo, vì vậy đừng cố gắng tự loại bỏ mụn da ở nhà. Bên cạnh đó, những sự tăng trưởng vô hại này thường biến mất sau khi sinh nên mẹ bầu cũng không cần quá lo lăng, còn nếu vẫn lo lắng mẹ bầu có thể đến gặp bác sỹ da liễu để được tư vấn thêm.
3. Tóc bị gẫy, chẻ ngọn
Những thay đổi phổ biến và khác lạ nhất trong quá trình mang thai là mái tóc. Tóc thường bị gẫy chẻ là những dấu hiệu phổ biến trong thai kỳ do những thay đổi về kết cấu tóc cũng như tình trạng khô tóc do hormone gây ra làm suy yếu trục tóc.
4. Mất khứu giác
Nếu hơi có chút mùi đã khiến bạn khó chịu thì bạn có thể sẽ ghen tị với các mẹ bầu vì chứng mất khứu giác thời kỳ mang thai - đó là một sự mất hoàn toàn cảm giác với các mùi xung quanh.
Chứng mất khứu giác có thể di truyền hoặc xuất hiện khi có một chấn thương mũi, nhưng một trường hợp tạm thời cũng có thể xuất hiện đó là khi đang mang thai.
Chứng mất khứu giác không phải lúc nào cũng được hoan nghênh nhưng chứng mất khứu giác thực tế lại khiến cảm giác buồn nôn và ói mửa trong thai kỳ thấp hơn. Mặc dù khứu giác có thể trở lại bình thường sau khi sinh, nhưng nếu lo lắng mẹ bầu vẫn có thể tham khảo ý kiến bác sỹ nếu không có thể ngửi thấy mùi hoa hồng, vì có thể do các yếu tố khác như dị ứng hoặc nghẹt mũi.
5. Bộ phận "của người mẹ" có màu xanh
Nếu các khu vực nhạy cảm của mẹ bầu có vẻ hơi xanh đừng vội tưởng tượng ra mọi thứ. Trước khi phát minh ra que thử, các bác sỹ khám thai dựa trên một sắc thái màu xanh trong cổ tử cung, âm hộ và âm đạo, một điều kiện được gọi là dấu hiệu của Chadwick. Đây là nguyên nhân bình thường của mẹ bầu và không quá để bận tâm.
6. Rạn ngứa da
Khi mang bầu, da xung quanh ngực bị đang kéo dãn quá nhanh, có thể gây khó chịu về thể chất như ngứa. Đôi khi, da cũng có thể nhạy cảm như tờ giấy mỏng hoặc thậm chí hoàn toàn trong suốt, có nghĩa là tất cả những mô hình mạch máu mà trước đây không thể nhìn thấy bằng mắt thường có thể được nhìn thấy mà không cần siêu âm hoặc tia X.
Hơn nữa, nhiều tĩnh mạch đan chéo ngực và núm vú xuất hiện tối hơn so với các nơi khác vì cơ thể đang bơm nguồn cung cấp máu tăng lên cho khu vực này.
Nguồn: Housekeeping
Theo Helino
Làm sao để biết cơ thể bạn có dị ứng khi ăn cá ngừ? Bạn có thể kiểm tra phản ứng trên da hoặc xét nghiệm máu tìm kháng thể chống lại protein trong cá ngừ. Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn, khoa Dinh Dưỡng và Tiết chế Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cho biết, một người ăn cá ngừ bị dị ứng do cơ địa nhạy cảm xem chất đạm trong cá ngừ...