Từ chối vaccine, nữ y tá Mỹ qua đời vì nhiễm Covid-19
Không chỉ riêng nữ y tá Natalie Rise, rất nhiều người Mỹ bị nhiễm bệnh vì không tin tưởng và từ chối tiêm vaccine Covid-19.
Natalie Rise (46 tuổi, y tá làm việc tại bang Idaho, Mỹ) đã nhiễm Covid-19 và qua đời hôm 22/8. Cô là một trong những bệnh nhân không chấp nhận tiêm vaccine phòng dịch.
Daryl Rise, anh trai của nữ y tá, cho biết em gái mình từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp việc dịch bệnh đang bùng phát nghiêm trọng tại thành phố Coeur dAlene nơi cô sống.
“Em ấy bảo tôi không nên tiêm phòng. Tôi nghĩ đó là thông tin sai lệch, chắc em ấy đã bị ảnh hưởng bởi những thứ không đúng trên mạng xã hội và từ blogger, những người dùng YouTube tiêu cực”, Daryl nói với CNN .
Natalie Rise từ chối tiêm vaccine và qua đời vì nhiễm Covid-19.
Natalie Rise nói rằng cô không nghĩ có những nghiên cứu khoa học về vaccine Covid-19. Anh trai cô cảm thấy buồn vì là một nhân viên y tế được đào tạo chuyên môn song em mình không tránh được những thông tin sai lệch.
Thực tế, đã có rất nhiều nghiên cứu về vaccine, thử nghiệm trên hàng nghìn người và hàng triệu người đã thực hiện tiêm chủng sau khi cơ quan chức năng kiểm chứng và cấp phép.
Video đang HOT
Gánh nặng từ những người từ chối tiêm vaccine
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, có 54,7% người dân nước này được tiêm chủng đầy đủ. Tuy nhiên, ở Idaho, con số này chỉ khoảng 40,8%.
Những bệnh nhân mắc Covid-19 vì từ chối tiêm chủng như Natalie đã tạo nên sức ép lớn lên lực lượng y tế.
Tuần trước, bang Idaho đã phải đưa ra thông báo rằng các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe được phép phân bổ dịch vụ của mình, nghĩa là họ có thể quyết định xem bệnh nhân nào nặng nhất và cần được chăm sóc ngay lập tức, ai phải chờ đợi thêm.
“Đây là vấn đề nghiêm trọng, khiến khả năng bạn được chăm sóc trong bệnh viện bị ảnh hưởng. Các ca phẫu thuật có thể bị hoãn, khoa cấp cứu chật kín người và không còn giường để bệnh nhân nhập viện”, Idaho Department of Health đưa ra thông báo trên website chính thức.
Nhiều trường học và phòng hội thảo ở bang Idaho đã phải chuyển đổi công năng thành nơi điều trị và chăm sóc người nhiễm Covid-19, có những bệnh nhân phải nằm dài ở hành lang.
Mindy Greene (giữa), sống tại Utah, vào thăm chồng bị nhiễm Covid-19. Vợ chồng cô đã từ chối tiêm chủng vì không tin vào vaccine. Ảnh: Kim Raff/New York Times.
Katherine Hoyer, phát ngôn viên của Panhandle Health District bao gồm 5 quận phía bắc của Idaho, cho biết: “Chúng tôi đang rơi vào tình trạng tồi tệ chưa từng có trong đại dịch, sự gia tăng ca nhiễm gây trở ngại cho các cơ sở chăm sóc sức khỏe của chúng tôi”.
Hoyer nói rằng trong các bệnh viện có rất nhiều người chưa được tiêm chủng. “Nó như một đợt sóng thần liên tục ập tới mỗi ngày”.
Cô cho rằng nguyên nhân khiến nhiều người ở Idaho do dự không tiêm vaccine là bởi những thông tin sai lệch trên mạng.
“Mạng xã hội khiến những tin tức dễ dàng lan truyền nhanh đến chóng mặt, nhiều thông tin có vẻ đúng đắn nhưng không phải vậy. Tôi mong mọi người xem tin tức ở những nguồn đáng tin cậy”.
Daniel Getz, giám đốc y tế tại Trung tâm y tế Providence Sacred Heart và Bệnh viện Holy Family, cho biết bệnh viện đang quá tải và ban lãnh đạo phải tìm mọi cách tăng công suất để điều trị cho nhiều người bệnh hơn.
Bệnh viện đang mở thêm ICU (đơn vị chăm sóc đặc biệt) thứ hai. Cuộc khủng hoảng y tế càng tăng cao khi phần lớn bệnh nhân tại các trung tâm y tế lớn ở cả Idaho và Washington đều không tiêm vaccine.
“Phần lớn bệnh nhân đang điều trị Covid-19 tại bệnh viện của chúng tôi chưa được tiêm chủng, đặc biệt là những người đang điều trị bằng máy thở trong ICU. Sẽ rất khó khăn nếu vượt quá khả năng điều trị của bệnh viện. Đó sẽ là thời kỳ bi thảm khi chúng tôi phải phân loại bệnh nhân, lựa chọn cứu sống ai và người nào không thể nhận sự chăm sóc”, Daniel Getz nói.
Thái Lan bật đèn xanh cho kỹ thuật tiêm vaccine dưới da
Thái Lan đã cấp phép cho các bác sĩ tại nước này được áp dụng kỹ thuật tiêm vaccine phòng COVID-19 dưới da thay vì tiêm thẳng vào cơ.
Điều này được cho sẽ giúp giải được bài toán nguồn cung vaccine COVID-19 hạn chế.
Một điểm tiêm vaccine COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: AP
Hãng thông tấn Reuters (Anh) dẫn lời các nhà chức trách xác nhận thông tin trên vào ngày 20/9.
Bộ trưởng Y tế Anutin Charnvirakul cho biết kỹ thuật tiêm dưới da mà các bác sĩ đã khám phá trong tháng 8 có thể được sử dụng theo quyết định của các chuyên gia y tế
Bộ trưởng Y tế Anutin Charnvirakul nhấn mạnh rằng phương pháp mà các bác sĩ đã bắt đầu khám phá vào tháng trước, có thể được sử dụng theo quyết định của các chuyên gia y tế.
Bác sĩ Chalermpong Sukonthaphon, Giám đốc Bệnh viện Vachira ở Phuket, cho biết bệnh viện của ông đã được bật đèn xanh để sử dụng kỹ thuật tiêm dưới da từ ngày 17/9 vì các thử nghiệm cho thấy nó kích hoạt phản ứng miễn dịch tương tự như phương pháp tiêm thông thường. Điều đặc biệt là kỹ thuật này cũng giúp "tiết kiệm vaccine COVID-19".
"Một liều vaccine COVID-19 có thể được sử dụng để tiêm cho 5 người theo kỹ thuật tiêm dưới da", ông Chalermpong bổ sung với Reuters.
Tờ Straits Times (Singapore) cho biết tính đến nay, mới chỉ có 21% trong tổng số 72 triệu người dân Thái Lan đã tiêm đủ 2 liều vaccine COVID-19. Thái Lan đã ghi nhận trên 1,4 triệu ca mắc và 15.000 trường hợp tử vong vì COVID-19, phần lớn là từ tháng 4 năm nay.
COVID-19 tới 6h sáng 7/9: Thế giới thêm 6.160 ca tử vong; Số ca mắc mới ở Anh cao nhất Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 377.000 ca bệnh COVID-19 và 6.160 ca tử vong. Tổng số ca bệnh từ đầu dịch tới nay đã là gần 222 triệu ca, trong đó trên 4,58 triệu ca tử vong. Một điểm tiêm vaccine COVID-19 lưu động tại New York, Mỹ ngày 31/8/2021. Ảnh: THX/TTXVN Ba quốc...