Từ chối mua bảo hiểm cháy nổ vì sợ “điềm gở”
Gần đây liên tục xảy ra các vụ cháy lớn nhưng tiểu thương tại các chợ TP.HCM chỉ lo bảo vệ tài sản trước mắt và “bất cần” mua bảo hiểm cháy nổ.
Tiểu thương mới chỉ lo bảo vệ tài sản trước mắt mà làm ngơ với bảo hiểm cháy nổ (Ảnh: Hiện trường vụ cháy chợ Hoàng Hoa Thám – Q. Tân Bình)
“Lắc đầu” với bảo hiểm
Có mặt tại chợ An Đông (Q.5) vào sáng ngày 22/2 khi PV Infonet đề cập đến vấn đề bảo hiểm sau nhiều vụ cháy chợ gần đây, thì đều nhận được những các lắc đầu, xua tay rất khó chịu.
Chủ sạp vải Hồng Hương cau mày: “Đang buôn bán ngon lành nhắc tới chuyện cháy chợ làm gì. Không mua bảo hiểm là không mua”. Một tiểu thương bên cạnh giải thích: “Những người buôn bán quan niệm rằng “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” nên rất sợ khi nói đến những từ gở như “cháy”. Bởi vậy nên dù chưa bán được hàng hoặc đắt hàng mà đã mua bảo hiểm cháy thì đó là điềm xui”.
Còn tiểu thương tại chợ Bình Tây (Q.6) lại cho hay không dại gì mà mua bảo hiểm khi đã có Ban quản lý chợ lo từ A đến Z. Chủ sạp quần áo Thuận Hưng cho biết: “Chúng tôi đã đóng tiền nên Ban quản lý chợ sẽ có trách nhiệm bảo vệ hàng hóa cho mình. Hơn nữa, sạp cũng chuẩn bị bình chữa cháy phòng khi có sự cố rồi nên tôi sẽ không bao giờ bỏ tiền ra mua bảo hiểm làm gì cả”.
Tương tự, tại chợ Kim Biên (Q.5), chợ Bến Thành (Q.1), nhiều tiểu thương cũng lắc đầu nguây nguẩy vì không thấy ai mua nên cũng nghĩ bảo hiểm cháy nổ là không cần thiết.
Trao đổi với PV, ông Lê Hoàng Định, Phó Ban quản lý chợ Bến Thành cho biết, sau vụ cháy chợ Quảng Ngãi, chợ mới chỉ vận động các tiểu thương đề cao cảnh giác, bảo vệ tài sản trước mắt của mình còn bảo hiểm cháy nổ… thì không “mặn mà” lắm.
“Hiện chợ Bến Thành có 16 cửa ra vào đều có hệ thống chứa 32 khối nước luôn đầy đủ, sẵn sàng nếu không may xảy ra sự cố. Hơn nữa, chúng tôi thường xuyên triển khai kế hoạch huấn luyện và diễn tập PCCC cho đội ngũ cán bộ và 36 tổ ngành hàng. Mỗi đợt từ 1 – 2h để bà con tiểu thương nâng cao ý thức cảnh giác, tích cực nỗ lực phòng bị trong việc kiểm soát tất cả mọi rủi ro”, ông Định cho biết thêm.
Video đang HOT
Doanh nghiệp bảo hiểm “bó tay”
Theo bà Đỗ Thị Kim Liên, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA, nguy cơ về cháy nổ luôn rình rập tại các chợ nhưng khi phải bỏ ra một khoản phí nhỏ để mua bảo hiểm thì họ lại từ chối vì bảo hiểm chỉ có tác dụng khi có tổn thất xảy ra. Vì vậy mà khi công ty triển khai bán bảo hiểm cháy nổ cho nhà lồng chợ và các tiểu thương trên địa bàn cả nước, dù thuyết phục đến “toát cả mồ hôi” mà đến nay vẫn chưa có kết quả gì.
Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp lại ngại bán bảo hiểm cho tiểu thương. Nguyên nhân là do khi nhìn cảnh buôn bán tại các chợ hiện nay thì nguy cơ cháy nổ là rất cao nên khả năng rủi ro cho doanh nghiệp cũng khá cao. Đó là chưa kể rất khó để xác định được số tài sản của tiểu thương bao gồm nhiều hay ít sau mỗi sự cố xảy ra.
Theo Đại tá Lê Tấn Bửu, Phó Giám đốc Sở Cảnh sát PCCC tại TP.HCM, hiện TP.HCM có mật độ chợ lớn nhất cả nước, với hơn 161 chợ, hàng ngày một lượng lớn người dân đên đây tham gia trao đôi hàng hóa. Tuy nhiên, chợ nào cũng trong tình trạng mất an toàn về cháy nổ.
Cụ thể như Chợ Bà Chiêu, Q. Bình Thạnh, có khoảng 1.500 quây sạp, bình quân môi quây sạp chỉ rông khoảng từ 1,2 – 1,5 m2. Thậm chí ngay cả Chợ Dân Sinh, Q.1, là loại chợ nhỏ ở trung tâm TP, nhưng có đên khoảng 6.500 quây sạp chen chúc nhau.
Đáng lo ngại nhất là tình trạng bà con tiêu thương thường dùng loại cửa tôn cuôn che kín toàn bô quây sạp vào ban đêm khi nghỉ buôn bán.”Điều này rất nguy hiêm vì nêu xảy ra cháy bên trong môt quây sạp nào đó, công tác phát hiên kịp thời lúc mới xảy ra cháy là rât khó cho Ban quản lý cũng như bảo vê chợ. Đên khi đám cháy bùng phát lớn, thì các quây sạp được che kín bằng cửa tôn cuôn này cũng là những “lá chắn” đôi với các vòi rông chữa cháy”, Đại tá Lê Tấn Bửu khuyến cáo.
Theo Infonet
Người chết vì cháy nổ liên tục gia tăng
Tình hình tai nạn lao động trong cả nước không có dấu hiệu thuyên giảm. Đặc biệt, các vụ cháy nổ lớn liên tiếp xay ra trong thơi gian gần đây, không chỉ gia tăng về số người chết và bị thương, các vụ cháy còn gây thiệt hại lớn về tài sản.
Đây là thông tin được đưa ra tại cuộc họp báo về tuần lễ Quốc gia về an toàn - vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ lần thứ 14 do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức sáng 21.2.
Cháy lớn vì đâu?
Ông Hà Tất Thắng - Cục trưởng Cục An toàn lao động Bộ LĐ-TB&XH - cho biêt, trong năm 2011, toàn quốc xảy ra 1.764 vụ cháy, làm chết 75 người, bị thương 215 người, thiệt hại về tài sản gần 600 tỉ đồng và 2.000 ha rừng các loại.
Tuần lễ quốc gia vê an toàn - vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ lần thứ 14 năm 2012 sẽ diễn ra từ 18 - 24.3 với chủ đề "Xây dựng văn hóa an toàn, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là trách nhiệm và quyền lợi của DN và người lao động". Lễ phát động diễn ra tại Khu công nghiệp Biên Hòa II (tinh Đông Nai).
So với năm 2010, số người chết và bị thương tăng trên dưới 20%.
Còn theo số liệu của Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (Bộ Công an), các vụ cháy lớn tuy chiếm 1,6% tổng số vụ cháy nhưng thiệt hại về tài sản chiếm trên 50% tổng thiệt hại do cháy gây ra.
Từ tháng 7.2011 đến nay, các vụ cháy lớn có chiều hướng gia tăng. Điển hình là vụ hỏa hoạn nghiêm trọng xảy ra tại một công ty da giày tư nhân ở xã Tân Dân (An Lão, TP.Hải Phòng) ngày 29.7.2011, dẫn đến cái chết thương tâm của 13 công nhân và 25 người bị thương nặng.
Đặc biệt, các vụ cháy chung cư và nhà cao tầng liên tiếp xảy ra như cháy tại công trường xây dựng tòa nhà Keangnam trên đường Phạm Hùng (Hà Nội), vụ cháy dữ dội tại tòa nhà 33 tầng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trên phố Cửa Bắc khiến 24 công nhân bị ngạt khói.
Gần đây nhất, vụ cháy chợ trung tâm thành phố Quảng Ngãi vao sang 9.2 đa gây thiệt hại hàng trăm tỉ đồng.
Về nguyên nhân các vụ cháy, thiếu tướng Trần Anh Dũng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội (Bộ Công an) - cho biêt 40,3% các vụ cháy do sự cố kỹ thuật, cháy do con người gây ra chiếm 28,7% và 31% đang điều tra làm rõ nguyên nhân.
Tăng cường tổng kiểm tra các cơ sở nguy hiểm về cháy nổ
Trước mức độ nghiêm trọng của các vụ cháy xảy ra gần đây, theo thiếu tướng Trần Anh Dũng, ngày 8.2 vừa qua, Bộ trưởng Bô Công an cũng đã yêu cầu tăng cường chỉ đạo đợt tổng kiểm tra các cơ sở nguy hiểm về cháy nổ trên toàn quốc.
"Đáng tiếc trong quá trình thực hiện các biện pháp phòng ngừa, biện pháp quản lý nhà nước... ở cơ sở, các doanh nghiệp, người dân có lúc thực hiện chưa nghiêm nên đã xảy ra các vụ cháy nổ đáng tiếc" - ông Dũng nhận xét.
Cháy tại tòa nhà 33 tầng của EVN trên phố Cửa Bắc khiến 24 công nhân bị ngạt khói xảy ra vào tháng 12.2011 - Anh: L.Q
Là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo tuần lễ quốc gia về an toàn - vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ, ông Nguyễn Tiến Tùng, Phó Chánh Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH cũng cho biết, trong thời gian tới công tác thanh tra, kiểm tra an toàn lao động và phòng chống cháy nổ cũng được tăng cường. Cụ thể, trong thời gian diễn ra tuần lễ (từ 18 - 24.3), Bộ LĐ-TB&XH sẽ tổ chức các đoàn đi kiểm tra tại các địa phương như TP.Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng.
Bộ LĐ-TB&XH cũng yêu cầu các sở phối hợp với các địa phương tổ chức kiểm tra các doanh nghiêp tại các đơn vị về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ. Dự kiến trong năm nay sẽ tổ kiểm tra từ 30.000 - 40.000 cơ sở.
Bên cạnh công tác tuyên truyền, việc xử phạt vi phạm trong phòng chống cháy nổ cũng được tăng cường. Trong năm 2011, lực lượng công an đã kiểm tra và phúc tra phong chay chưa chay (PCCC) được 99.612 lượt cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ, lập biên biên bản 95.636 trường hợp vi phạm về PCCC.
Qua kiểm tra đã phát hiện và xử phạt hành chính 5.758 trường hợp vi phạm với số tiền gần 9 ti đồng, phạt cảnh cáo hơn 31 trường hợp vi phạm và tạm định chỉ hoạt động 17 cơ sở và đình chỉ hoạt động 12 cơ sở.
Thiếu tướng Trần Anh Dũng cho biết, ơ các vụ cháy, trước hết là xác định nguyên nhân để quy trách nhiệm. Khi xác định được rồi, cơ quan Công an sẽ xử lý nghiêm minh bằng các hình thức từ tạm đình chỉ đến đình chỉ, và nếu như vi phạm nghiêm trọng đến tài sản và tính mạng sẽ truy tố trước pháp luật theo Bộ Luật hình sự. Vừa rồi, trong các vụ cháy nghiêm trọng, cơ quan điều tra Công an đều tiến hành điều tra khởi tố vi phạm.
"Chúng tôi xác định phải xử lý kiên quyết, xử lý nghiêm minh các vụ cháy nổ gây ra thiệt hại lớn về người. Đó cũng là đạo đức nghề nghiệp, chắc chắn trong thời gian tới lực lượng PCCC sẽ tăng cường hơn nữa nhằm góp phần đáng kể trong việc kiềm chế sự gia tăng số vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra", thiếu tướng Trần Anh Dũng nhấn mạnh.
TP.HCM dẫn đầu về số vụ tai nạn lao động
Trong năm 2011, cả nước đã có 5.896 vụ tai nan lao đông (TNLĐ), gây tốn kém 300 ti đồng, khiến 574 người bị chết và 1.314 người bị thương nặng... Điều đáng nói, trong 63 tỉnh, thành trong cả nước thì chỉ có 4 tỉnh không xảy ra TNLĐ chết người là Nam Định, Bình Phước, Hà Giang và Bạc Liêu.
10 địa phương có các vụ TNLĐ gây chết người nhiều nhất là TP.HCM, Bình Dương, Hà Nội, Đồng Nai, Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Sơn La và Thái Nguyên.
Theo Thanh Niên
Cháy chợ Quảng Ngãi: Nhiều tiểu thương ở TP.HCM "vạ lây" Vụ cháy chợ Quảng Ngãi không chỉ đẩy các tiểu thương kinh doanh tại đây tiêu tan sản nghiệp, mà còn ảnh hưởng khá lớn đối với các tiểu thương ở những chợ đầu mối TP.HCM. Sau gần 2 tuần kể từ khi chợ Quảng Ngãi bị cháy rụi, tại một số chợ đầu mối trên địa bàn TP.HCM như: Bến Thành, quận...