Từ chối đo nồng độ cồn, “ma men” được CSGT đưa đi thử máu
Bị dừng xe nhưng từ chối thổi hơi kiểm tra, người đàn ông đã được lực lượng CSGT đưa đến cơ sở y tế thử máu để đo nồng độ cồn.
Đó là trường hợp của ông ông Phan Thanh H. (46 tuổi, trú phường Bắc Lý – TP.Đồng Hới (Quảng Bình).
Theo tin tức từ báo Tiền phong, khoảng 21h45 ngày 24/12, CSGT công an TP.Đồng Hới tiến hành dừng ôtô BKS 73A do ông H. điều khiển đang lưu thông trên đường Nguyễn Du (phường Hải Đình) để kiểm tra. Tuy nhiên ông này từ chối đo nồng độ cồn nên CSGT phải đưa người vi phạm đi thử máu kiểm tra.
Sau 1 tuần ra quân xử lý “ma men” tại Hà Nội.
Nhà chức trách đưa ông Hưng đến bệnh viện Việt Nam Cu Ba Đồng Hới để kiểm tra nồng độ cồn. Kết quả cho thấy nồng độ cồn trong máu của ông này là 98.3mg/100ml (vượt mức cho phép 80mg/100ml theo điểm e mục 6 điều 9 Nghị định 71/NĐ-CP). Mức xử phạt hành chính cho lỗi này từ 10 – 15 triệu đồng và tước bằng lái xe 2 tháng.
Tại thời điểm CSGT kiểm tra, ông Hưng giới thiệu mình là cán bộ trong ngành quản lý giao thông tại tỉnh Quảng Bình. Sau khi bị lập biên bản lại khai là… công nhân.
Đây là trường hợp người vi phạm đầu tiên ở Quảng Bình được lực lượng chức năng địa phương đưa đến cơ sở y tế thử máu đo nồng độ cồn. Ông H. bị CSGT lập biên bản xử phạt 12,5 triệu đồng theo quy định.
Video đang HOT
Sau một tuần ra quân, CSGT đã xử lý và tạm giữ hơn 180 xe vi phạm nồng độ cồn. Ảnh: Tiền phong
Trao đổi trên báo Tiền phong, lãnh đạo Phòng CSGT, CATP Hà Nội – PC67 cho biết, nhằm đảm bảo giao thông dịp cuối năm, đặc biệt là Tết Nguyên đán Ất Mùi và các lễ hội sau đó, từ 15/12/2014 đến 28/2/2015, PC67 ra quân xử lý vi phạm nồng độ cồn. Trong thời gian trên, tất cả các đội CSGT trên địa bàn Hà Nội thành lập các tổ xử lý theo chuyên đề và chia làm hai ca từ 12h đến 16h, từ 18h đến 22h.
Sau một tuần ra quân, chiều qua lãnh đạo PC67 cho biết, CSGT Hà Nội đã xử lý 186 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, trong đó xe máy chiếm 173 trường hợp, tương đương 93%. “Ngoài phạt tiền, tất cả các trường hợp vi phạm về nồng độ cồn đều bị tạm giữ phương tiện, giấy tờ xe và bằng lái”, thượng tá Nguyễn Thanh Hải – Phó Trưởng phòng CSGT, CATP Hà Nội nói.
Trong khi CSGT đang ra quân xử lý vi phạm nồng độ cồn, thì ghi nhận tại các quán bia, nhà hàng trên nhiều tuyến phố Hà Nội những ngày qua, khách ra vào vẫn tấp nập.
Theo VOV, Nhằm đẩy lùi vi phạm, kéo giảm số vụ tai nạn giao thông, cũng như hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn giao thông do rượu bia gây ra, từ ngày 15/12, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Hà Giang đã tổ chức ra quân kiểm soát xử lý vi phạm quy định về nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ.
Cùng với cả nước, Hà Giang sẽ triển khai 3 đợt cao điểm, cụ thể, đợt 1 diễn ra từ ngày 5/12 -31/12/2014; đợt 2 từ 15/1 – 31/1/2015 và đợt 3 từ 15/2 – 28/2/2015. Lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt, Công an thành phố và công an các huyện đồng loạt tổ chức kiểm tra các trường hợp người lái xe cơ giới đường bộ nghi sử dụng rượu bia; ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính bằng tiền và áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với người vi phạm nồng độ cồn điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ tham gia giao thông.
Trước đó, lãnh đạo Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã yêu cầu các đơn vị liên quan phổ biến kế hoạch kiểm soát người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ sử dụng rượu bia trong dịp Tết nguyên Đán Ất Mùi.
Theo Nghị định số 71/2012 của Chính phủ, người lái xe mô tô vi phạm khi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Đối với người điều khiển xe ô tô, vi phạm khi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/1 lít khí thở bị phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Đồng thời, bị tạm giữ phương tiện đến 10 ngày theo quy định.
Theo NTD
Năm 2014, gần 9.000 người tử vong vì tai nạn giao thông
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết, năm 2014, toàn quốc xảy ra hơn 25.300 vụ tai nạn giao thông khiến gần 9.000 người tử vong.
Theo Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, năm 2014, tai nạn giao thông tiếp tục giảm ở cả 3 tiêu chí (số vụ, số người chết và số người bị thương).
Cụ thể, từ ngày 16.12.2013 đến 15.12.2014 toàn quốc xảy ra 25.322 vụ tai nạn, khiến gần 9.000 người tử vong. So với cùng kỳ năm 2013 giảm giảm 373 người chết.
Riêng tháng 12.2014, (từ ngày 16.11.2014 đến 15.12.2014), toàn quốc xảy ra hơn 2.000 vụ tai nạn giao thông, làm chết 724 người. So với cùng kỳ năm 2013 giảm 155 vụ.
Vụ tai nạn xảy ra tại huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh giữa xe container và xe khách khiến 6 người tử vong, 12 người bị thương
Cũng trong tháng 12, số lượng phương tiện đăng ký mới gần 200.000 xe ô tô. Lực lượng cảnh sát giao thông toàn quốc đã kiểm tra, lập biên bản hơn 4,3 triệu trường hợp vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Riêng trong lĩnh vực đường thủy, lực lượng cảnh sát đường thủy các địa phương đã kiểm tra, lập biên bản xử lý 18.000 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông đường thuỷ.
Trong cuộc họp báo về lễ cầu siêu cho các nạn nhân mất vì tai nạn giao thông tháng 11.2014, ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia cho hay, mỗi ngày ở Việt Nam có 25 người bước ra khỏi nhà và không bao giờ quay trở về, cùng với đó là hàng chục gia đình tan nát vì tai nạn giao thông. Trong 10 năm qua có hơn 100 nghìn người tử vong vì tai nạn giao thông.
Theo Nguyễn Đức (Dân Việt)
Cao điểm xử lý "ma men" lái xe dịp Tết Ất Mùi 2015 Tin tức đó được đưa ra tại buổi họp báo chiều ngày 3/12, giới thiệu và triển khai kế hoạch "Kiểm soát, xử lý vi phạm quy định về nồng độ cồn, đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ cuối năm 2014 và Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015", do Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia...