Từ chối điều trị khi ung thư tái phát, người phụ nữ đối mặt “tử thần”
6 tháng sau khi được phẫu thuật, hóa trị, bệnh ung thư buồng trứng của người phụ nữ dân tộc Thái (Điện Biên) đã tái phát. Bà không điều trị, khi vào viện thì đã di căn nhiều vị trí, tiên lượng xấu.
Ca bệnh được Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên đưa ra xin ý kiến các chuyên gia Bệnh viện K Trung ương trong buổi chẩn từ xa chiều 31/8.
Bệnh nhân là bà Lường Thị L, dân tộc Thái, 52 tuổi, có tiền sử bị ung thư buồng trứng giai đoạn 1C, đã phẫu thuật cắt tử cung, buồng trứng, mạc nối lớn. Bệnh nhân được điều trị bổ trợ paclitaxel và carboplatin 6 chu kỳ, được ra viện vào tháng 4/2018.
Tuy nhiên, chỉ 6 tháng sau, bệnh nhân có dấu hiệu tái phát di căn hạch trung thất, hạch thượng đòn song bệnh nhân từ chối điều trị. Đến tháng 10/2019, bệnh nhân khó thở, đau ngực nên đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên khám thì phát hiện dịch màng tim, màng phổi, được điều trị triệu chứng.
Các chuyên gia hội chẩn ca bệnh của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên.
Đến tháng 2/2020, sau khi được các bác sĩ thuyết phục, bệnh nhân đồng ý điều trị hóa chất giảm nhẹ thì đỡ đau ngực, khó thở. Sau khi ra viện, bệnh nhân vẫn khám định kỳ, có chụp CT, triệu chứng tiến triển chậm.
Đến tháng 6, bệnh tiến triển nặng hơn, bệnh nhân đau ngực, khó thở nhiều, thể trạng gày, tràn dịch màng tim số lượng nhiều, nên được dừng điều trị hóa chất. Bệnh nhân có hạch thượng đòn trái thành đám, kích thước 3×4cm, chắc không di động. Bệnh nhân được tư vấn chuyển tuyến trên để điều trị đích nhưng không đồng ý vì kinh tế khó khăn, chỉ đồng ý điều trị triệu chứng tại bệnh viện.
Các chuyên gia đầu ngành của Bệnh viện K Trung ương đều thống nhất chẩn đoán bệnh nhân bị ung thư buồng trứng tái phát, giai đoạn muộn, có tổn thương thứ phát ở màng tim, phổi, hạch thượng đòn.
Theo ThS.BS Lê Trí Chinh, Trưởng khoa Ngoại phụ khoa, bệnh nhân ở giai đoạn tái phát di căn, tính chất cấp cứu về triệu chứng vì thế cần làm can thiệp dẫn lưu màng tim, màng phổi.
Video đang HOT
“Điều rất đáng tiếc là tháng 10/2018 bệnh nhân bị tái phát nhưng đến tận tháng 2/2020 mới tiếp tục điều trị hóa chất. Thời gian rất lâu nên đã bỏ phí cơ hội khi bệnh đang ở giai đoạn điều trị được. Trường hợp này hiện về ngoại khoa không có chỉ định can thiệp, không có dấu hiệu bán tắc ruột, ít dịch ổ bụng, vì thế hướng điều trị tiếp theo xin ý kiến các nhà hóa chất”, Ths Chinh nhấn mạnh.
TS.BS Hàn Thị Thanh Bình, Phó khoa Nội 5 cho rằng chỉ sau 6 tháng, bệnh nhân đã tiến triển tái phát từ giai đoạn 1C là nhanh dù đã được phẫu thuật, điều trị bổ trợ. Lúc này với bệnh nhân, điều trị triệu chứng là hàng đầu, có thể tính toán việc dùng hóa chất (đơn chất, không dùng phối hợp).
Các chuyên gia nhận định, hiện với bệnh nhân này điều trị triệu chứng là chính. Bệnh ung thư đã tái phát ở giai đoạn lan tràn, tiên lượng rất xấu. Nếu thay đổi phác đồ điều trị hóa chất thì tỷ lệ đáp ứng dưới 20%, thời gian duy trì đáp ứng cũng chỉ 2-3 tháng. Vì thế, bệnh viện nên trao đổi kỹ với gia đình xem có nên tiếp tục điều trị hóa chất hay chăm sóc giảm nhẹ vì tình trạng bệnh nhân nặng.
Ngày 31/8, Bệnh viện K tổ chức Lễ khai trương hệ thống Telehealth kết nối với 63 cơ sở y tế.
PGS.TS Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K.
Theo PGS.TS Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K, việc triển khai khám chữa bệnh từ xa trong thời điểm hiện tại thể hiện đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Y tế về việc giãn cách xã hội. Đây là một trong những giải pháp quan trọng góp phần phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, giảm quá tải bệnh viện tuyến trên, và có nhiều lợi ích cho người bệnh và các cơ sở y tế.
Theo đó, góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả khám chữa bệnh của các bệnh viện tuyến dưới, hạn chế người bệnh đến cơ sở khám chữa bệnh, tăng cường công tác khám chữa bệnh ở tuyến dưới, không chuyển người bệnh lên tuyến trên trong trường hợp bệnh tuyến dưới điều trị được.
Người dân được hưởng các dịch vụ y tế tốt, chuyên môn cao ngay tại chính địa phương của mình, góp phần giảm bớt chi phí điều trị, giảm gánh nặng bệnh tật, tạo lòng tin và an tâm điều trị cho người bệnh.
Ung thư tuyến giáp có chữa khỏi được không?
Ung thư tuyến giáp có chữa khỏi được không? Dấu hiệu cảnh báo bệnh sớm nhất là gì?
Theo bác sĩ, nếu gia đình đã có người bị ung thư tuyến giáp thì các thành viên còn lại nên đi kiểm tra sức khỏe tổng thể định kỳ
Ung thư tuyến giáp là một trong những bệnh thường gặp ở vùng đầu, mặt, cổ ở cả nam và nữ giới. Bệnh thường không có dấu hiệu rõ ràng nên âm thầm di căn đến nhiều bộ phận khác, khi phát hiện bệnh đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư tuyến giáp có chữa khỏi được không? Dấu hiệu cảnh báo bệnh sớm nhất là gì?
Đi khám sức khỏe, tình cờ phát hiện u tuyến giáp
Vốn có sức khỏe tốt, chị N.H.T. (32 tuổi, Hà Nội) bất ngờ khi bác sĩ chẩn đoán "u tuyến giáp 2 bên" trong lần khám sức khỏe giữa năm 2019. Ngay sau đó, chị tới viện Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, BV Bạch Mai để khám chuyên sâu và điều trị. Tại đây, chị được xét nghiệm tế bào học tuyến giáp với kết luận ung thư tuyến giáp thể nhú. Sau điều trị 6 tháng, đã cho kết quả tốt, chị T. không nói khàn, không nuốt vướng và tham gia các hoạt động sinh hoạt bình thường.
Chỉ ít tháng sau đó, em trai chị T. là anh N.B.V. (28 tuổi) cũng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp tình cờ qua lần đi khám sức khỏe định kỳ. Với chẩn đoán ban đầu u tuyến giáp, anh V. tiếp tục được chọc tế bào học với chẩn đoán ung thư tuyến giáp thể nhú, giai đoạn I, sau đó được phẫu thuật cắt tuyến giáp toàn bộ, vét hạch cổ.
Cũng trong gia đình này, mẹ của hai bệnh nhân trên phát hiện ung thư tuyến giáp thể nhú giai đoạn II, đã được phẫu thuật vét hạch cổ. Sau điều trị 5 tháng, bệnh nhân sinh hoạt và hoạt động bình thường, hiện đang đợi đánh giá hiệu quả điều trị.
Trước đó, tại BV Nội tiết T.Ư cũng đã phát hiện ra 1 gia đình có nhiều người cùng mắc bướu tuyến giáp. Đó là trường hợp bệnh nhân N.T.S. (35 tuổi, đến từ Bắc Ninh) phát hiện mắc basedow từ khi còn là sinh viên. Trong 7 thành viên của gia đình chị S., ngoại trừ bố mẹ thì cả 5 chị em gái của chị S. đều mắc các bệnh liên quan đến tuyến giáp, đặc biệt trong đó có 2 người được chẩn đoán ung thư tuyến giáp.
Chia sẻ về các ca bệnh trong cùng gia đình đều mắc ung thư tuyến giáp, GS. BS. Mai Trọng Khoa, nguyên Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, BV Bạch Mai cho hay, sự tiến triển của ung thư tuyến giáp thường rất âm thầm, các triệu chứng không rõ ràng, đôi khi phát hiện tình cờ qua kiểm tra sức khỏe. "Nếu gia đình đã có người bị ung thư tuyến giáp thì các thành viên còn lại nên khám kiểm tra sức khỏe tổng thể định kỳ để tầm soát phát hiện sớm bệnh", ông Khoa nói.
Phụ nữ nguy cơ mắc cao gấp đôi nam giới
Theo TS. BS. Ngô Xuân Quý, Trưởng khoa Ngoại đầu cổ Bệnh viện K, thời gian gần đây, số lượng bệnh nhân đến khám, điều trị ung thư tuyến giáp tại Bệnh viện K có xu hướng tăng lên (trung bình mỗi năm khoảng 3.000 bệnh nhân). Hiện tại, ung thư tuyến giáp xếp thứ 9 trong các loại ung thư phổ biến nhất Việt Nam với hơn 5.400 ca mắc mới nhưng may mắn đây là loại ung thư có tỉ lệ chữa khỏi cao.
BS. Quý cho biết, các nguyên nhân gây bệnh ung thư tuyến giáp có thể là do hệ miễn dịch bị rối loạn, tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn, virus có hại tấn công vào cơ thể, bao gồm cả tuyến giáp. Nguyên nhân tiếp theo là nhiễm phóng xạ. Cơ thể có thể bị nhiễm phóng xạ từ bên ngoài khi dùng tia phóng xạ để điều trị bệnh hoặc bị nhiễm vào bên trong cơ thể qua đường tiêu hóa và đường hô hấp do i-ốt phóng xạ. Bên cạnh đó là yếu tố di truyền. Yếu tố tuổi tác, thay đổi hormone cũng là một trong những nguyên nhân.
Bệnh nhân mắc căn bệnh này chủ yếu nằm trong độ tuổi từ 30 - 50. Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 - 4 lần so với nam giới. Sự chênh lệch này là do yếu tố hormone đặc thù ở phụ nữ và quá trình mang thai đã kích thích quá trình hình thành bướu giáp và hạch tuyến giáp.
Theo BS. Quý, hiên co 3 phương phap điêu tri chinh bênh ung thư noi chung, đo la phâu thuât, xa tri va điêu tri nôi khoa. Theo đó, phẫu thuât đóng vai tro quan trọng nhất có tính chất quyết định đến kết quả điều trị. Ngược lại, sử dụng hoa chât xạ trị thương it co hiêu qua hơn trong điêu tri ung thư tuyên giap.
"Ung thư tuyến giáp hoàn toàn có thể điều trị thành công nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, tiên lượng dành cho người bệnh ung thư tuyến giáp tốt hơn so với những loại ung thư khác", BS. Quý cho biết.
Có những triệu chứng nào thì nên đi khám?
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết nằm ở giữa cổ, gồm 2 thùy nối với nhau qua eo giáp trạng, có chức năng tiết ra hormone giúp cơ thể tăng trưởng và phát triển. Ung thư tuyến giáp xảy ra khi những tế bào bình thường ở tuyến giáp biến đổi thành những tế bào bất thường và phát triển không tuân theo sự kiểm soát của cơ thể.
Ung thư tuyến giáp có nhiều loại khác nhau hay gặp là: Ung thư tuyến giáp nhú, thể tủy, thể không biệt hóa, trong đó thể tủy và thể không biệt hóa có tiên lượng xấu hơn. Tuy nhiên, ung thư tuyến giáp đặc biệt là thể biệt hoá là bệnh ung thư tiên lượng rất tốt. Ở giai đoạn sớm, bệnh thường không gây ra triệu trứng, song có thể phát hiện ra bệnh khi đi khám định kỳ.
Khi có triệu chứng ung thư tuyến giáp, thường bệnh nhân sẽ sờ thấy một khối ở vùng cổ. Ngoài ra, các dấu hiệu và triệu chứng khác của ung thư tuyến giáp bao gồm: Khàn tiếng; nuốt vướng khi u chèn ép vào thực quản; khó thở khi u xâm lấn vào khí quản; ở giai đoạn muộn hơn, có thể sờ thấy hạch cổ hoặc các triệu chứng của di căn xa như đau xương... Những triệu chứng trên có thể là biểu hiện của nhiều bệnh khác mà không phải là ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên khi có những triệu chứng này thì nên đi khám tại các cơ sở chuyên khoa.
Không phải cứ mắc ung thư là chết: 4 loại ung thư có cơ hội được chữa khỏi trên 90% nếu như bạn ghi nhớ nguyên tắc này của bác sĩ Dưới đây là 4 căn bệnh ung thư có khả năng được tiên lượng điều trị tốt nhất nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm. Khi nhắc đến căn bệnh ung thư, nhiều người sẽ nghĩ ngay đó là một "bản án tử hình", tuy nhiên đây là một khái niệm cũ. Theo dữ liệu từ Viện Ung thư Quốc gia (Trung...