Từ chối đào lăng mộ cháu trai Lưu Bang, 20 năm sau, đội khảo cổ ‘nuốt hận’ trước cảnh tượng đau lòng!
Thấy lăng mộ Lưu Tỵ, cháu trai Lưu Bang, vẫn còn nguyên vẹn, chưa bị xâm phạm, đoàn khảo cổ quyết định sẽ không khai quật. Ngờ đâu quyết định này đã gây ra họa lớn!
Tháng 5/1989, thành phố Giang Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc một lăng mộ thời Hán hoành tráng với nhiều di vật quan trọng như gương đồ, đồ ngọc, đồ sứ cổ, tất cả đều được xếp hạng di tích văn hóa cấp 2.
Ngay sau đó, các nhà khảo cổ lại lần lượt phát hiện 4 ngôi mộ khác cùng thuộc thời nhà Hán, từ đây giới chuyên gia có thể phán đoán khu vực này chính là một quần thể mộ quý tộc của triều đại này.
Bốn ngôi mộ này đều nằm nguyên vẹn dưới lòng đất và chỉ được quan sát bằng công nghệ địa vật lý thăm dò viễn thám. Kết quả thăm dò cho thấy trong 4 ngôi mộ có một mộ làm bằng gỗ, kích thước tương đối lớn, dài 32m, rộng 12m, xếp theo hình chữ phẩm (). Đây rất có thể là lăng mộ hoàng đàn trứ danh được làm từ gỗ hoàng đàn quý hiếm – loại lăng có phẩm cấp cao nhất dưới thời nhà Hán.
Lăng mộ hoàng đàn là loại hình mai táng cao quý nhất dưới thời Hán. Ảnh: Sohu
Sau khi nghiên cứu sách sử, các chuyên gia đã có thể xác nhận chủ nhân lăng mộ gỗ này là Lưu Tỵ – vua nước Ngô chư hầu nhà Hán. Cha của Lưu Tỵ là Lưu Trọng, con trai thứ hai của Lưu Thái Công, thái thượng hoàng nhà Hán và là anh của Hán Cao Tổ Lưu Bang, nói cách khác Lưu Tỵ chính là cháu họ của Lưu Bang.
Theo sách sử, Lưu Tỵ là người có tham vọng lớn, luôn nuôi ước vọng bành trướng lãnh thổ, chiếm đoạt ngai vàng. Gốc rễ nguyên do có thể là vì con trai của Lưu Tỵ là Ngô thế tử Lưu Hiền bị Thái tử Lưu Khải (sau này là Hán Cảnh Đế) đánh chết nên ông sinh lòng uất hận muốn trả thù nhà Hán.
Lưu Tỵ, cháu trai của Lưu Bang, luôn nuôi mộng cướp ngôi nhà Hán. Ảnh: Sohu
Video đang HOT
Thấy tình trạng lăng mộ Lưu Tỵ vẫn còn nguyên vẹn, chưa có dấu hiệu bị xâm phạm cũng không hư hỏng gì nên các chuyên gia quyết định sẽ không khai quật, giữ nguyên tình trạng lăng. Ngờ đâu quyết định này của họ không những không bảo vệ được di tích văn hóa mà còn gây ra họa lớn!
Tin đồn về lăng mộ Lưu Tỵ sớm lan đến tai những kẻ trộm mộ. Năm 2003, một nhóm mộ tặc đột nhập vào đây lấy trộm bảo vật trong hành lang mộ. Năm 2009, những kẻ trộm lại một lần nữa tiến vào lăng, lần này chúng vào được mộ thất và cướp sạch các di tích văn hóa bên trong.
Đến lúc nhận được tin báo của quần chúng nhân dân, đội khảo cổ chỉ biết than trời vì ngôi mộ đầy kho báu khảo cổ của 20 năm trước giờ chỉ còn là cái hầm đất đổ nát, trống rỗng.
Tìm thấy 186 bộ hài cốt hỗn loạn dưới chuồng lợn: Đội khảo cổ mất 10 năm để khai quật, chủ mộ là ai?
Hài cốt đầu tiên người ta tìm thấy là một hộp sọ với phần miệng mở lớn như một người đã gào thét đến chết.
Nguồn: Sohu.
Những thập kỷ gần đây ghi nhận nhiều công trình khai quật mộ cổ tại tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc - nơi từng là thủ phủ của nhiều triều đại phong kiến. Nhờ có văn vật trong các ngôi mộ cổ, các chuyên gia lịch sử nước này mới có thể nối liền dòng chảy lịch sử 5000 năm của cả một dân tộc.
Quay trở lại với tỉnh Thiểm Tây, tại huyện Phụng Tường của tỉnh này có một ngôi làng nhỏ với một mảnh đất rất kỳ lạ. Mảnh đất này không hề có một cây cỏ mọc lên mặc dù xung quanh đó trồng hoa màu hay cỏ dại đều phát triển rất tốt.
Những người sống quanh đây không hiểu lý do tại sao chỉ biết rằng từ xưa đến nay khu đất này đã như vậy. Người trong làng thường đến lấy đất về làm móng khi họ xây nhà.
Một gia đình họ Triệu trong thôn muốn xây chuồng lợn nên đã đến nơi này, nhưng khi đào lên thì thấy đất có màu rất khác với khu vực xung quanh, còn có cả những tảng đá lớn.
Khu đất khi được tiến hành khai quật (Nguồn: Baijiahao.baidu).
Tình cờ có một đoàn khảo cổ đang về địa phương khảo sát, họ nghe được thông tin qua lời kể của những người dân ở đây, cảm thấy điều bất thường nên đã lập tức đến khu đất khảo sát.
Kết quả của cuộc điều tra đã khiến các chuyên gia rất bất ngờ. Những tảng đá kia không phải tự nhiên mà là có người cố tình chôn xuống, chắc hẳn có một đại công trình đang ở dưới lòng đất.
Tiến hành khảo sát và thăm dò, các chuyên gia nhận thấy diện tích của đại công trình này có thể rộng bằng hai sân bóng rổ.
Các chuyên gia ngay lập tức báo cáo vấn đề với cấp trên, sau khi được phê duyệt, năm 1976, công cuộc khai quật chính thức được bắt đầu. Trong lăng mộ này họ đã phát hiện ra hơn có tới 247 hố trộm mộ, chuyên gia lo rằng ngôi mộ này đã bị đánh cắp và những đồ tùy táng cũng bị bọn trộm mộ lấy đi.
Dù vậy, họ vẫn quyết tâm khai quật khu mộ. Khi đào đến tầng thứ hai của lăng mộ, một thành viên trong đoàn khảo cổ đã phát hiện ra một hộp sọ với miệng mở lớn, thoạt nhìn giống như thể hài cốt của người chết trong tư thế gào thét khản cổ.
Đây là thi thể của mộ tặc hay chủ nhân ngôi mộ?
Khu lăng mộ với quy mô rộng bằng hai sân bóng rổ (Nguồn: Sohu).
Cách hộp sọ không xa, các chuyên gia đã đào được hơn 20 bộ hài cốt người trong số đó đều là những mảnh vụn, không được đặt trong quan tài. Vị trí xác chết cũng hỗn loạn, kết quả này càng khiến các chuyên hoang mang.
Tiếp tục tiến hành khai quật, số lượng xương được tìm thấy ngày càng nhiều. Họ đã thống kê số lượng thi thể trong khu lăng mộ này lên đến con số 186.
Những thi thể được chôn cất là ai?
Sau 10 năm không ngừng nghiên cứu, cuối cùng các chuyên gia cũng đã vén màn bí ẩn về khu lăng mộ này.
Lăng mộ có 3 bậc, rộng từ 2 - 6 mét. Buồng quan tài chính nằm ở giữa lăng, chiều dài khoảng 16 mét và chiều rộng 8 mét, khi nhìn từ trên cao xuống trông giống như một kim tự tháp ngược. Nên còn được người dân Trung Quốc đặt tên là "Kim Tự Tháp ngược của phương Đông".
Số văn vật khai quật được trong khu lăng mộ (Nguồn: Kknews).
Trong lăng mộ, các chuyên gia đã tìm ra hơn 3.000 di vật văn hóa. Trải qua quá trình nghiên cứu số văn vật khai quật được,lăng mộ được xác định là của Tần Mục Công - vị quốc quân thứ 14 của nước Tần trong lịch sử Trung Quốc.
Các bộ hài cốt rải rác được tìm thấy là những người bị tuẫn táng theo chủ mộ. Vào thời nhà Tần, quan niệm của mọi người là vạn vật chết đi là vật sống.
Khi con người chết đi sẽ bắt đầu một cuộc sống mới nên muốn cuộc sống sau khi chết được sung sướng họ sẽ chôn theo người sống để tiếp tục phục vụ mình khi sang thế giới bên kia. Tập tục này rất phổ biến ở giới hoàng tộc và quý tộc thời phong kiến.
Đặc biệt, nghiên cứu cho thấy một số bộ hài cốt trong lăng mộ của Tần Mục Công có chứa chất độc trong cơ thể. Lý do cũng được sử liệu ghi rõ: Người nào trái ý không chấp hành tuẫn táng sẽ bị ép uống thuốc độc, khiến người ta chết trong đau đớn.
Tìm thấy lăng mộ con trai Trọng Thủy, cháu đích tôn Triệu Đà: Đội khảo cổ choáng ngợp khi bước xuống hầm sâu 12m! Năm 1983, một người công nhân tại Quảng Châu đã sa chân vào chiếc "hố đen không đáy" để tình cờ khám phá ra lăng mộ Triệu Văn Vương - con trai Trọng Thủy. Quảng Châu là một trong những "thành phố GDP nghìn tỷ" tại Trung Quốc với tốc độ tăng trưởng kinh tế cực nhanh trong suốt nhiều năm. Người ta...