Từ chó ngao Tây Tạng 30 tỉ đồng tới món ăn trong nồi lẩu
Nhiều tên trộm chó thích câu trộm ngao Tây Tạng vì…chúng to lớn và bán được giá.
Con ngao Tây Tạng trưởng thành có thể lên tới 100 kg.
Báu vật đẳng cấp
Dương Xuân quá mệt mỏi sau chuyến đi dài. Vị doanh nhân 34 tuổi đã di chuyển quãng đường hơn 1.900 km từ cao nguyên Tây Tạng trở về thủ đô Bắc Kinh. Tại vùng núi lạnh lẽo của Trung Quốc, Xuân đã chi tới 500.000 bảng Anh (khoảng 15 tỉ đồng) để mua một con chó ngao cỡ nhỏ về bán.
Thời điểm cách đây hơn 6 năm, ngao Tây Tạng là vật phẩm thể hiện đẳng cấp của giới nhà giàu Trung Quốc. Những con chó ngao được ví với sư tử được trao đi, bán lại với giá tiền tỉ là điều hết sức bình thường. Dương Xuân là chủ một trang trại nuôi chó ngao lớn ở ngoại thành Bắc Kinh.
Năm 2011, Xuân từng bán một con chó ngao Tây Tạng vừa lọt lòng với giá 50.000 bảng Anh (khoảng 1,5 tỉ đồng). Những người bạn khác của Xuân cũng bán chó ngao, có người thu về gần 1 triệu bảng Anh (khoảng 30 tỉ đồng) cho con chó đắt giá nhất hành tinh.
Cách đây vài năm, chó ngao Tây Tạng được bán rầm rộ ở Trung Quốc.
Xuân giải thích nguyên nhân khiến chó ngao được hâm mộ tới vậy là bởi sự trung thành, trí thông minh và bộ lông đặc trưng. Ngoài ra, chủ nhân những con ngao Tây Tạng thích chúng vì sự hung tợn khiến những kẻ trộm có ý định đột nhập tư gia phải dè chừng. “Đây là loài chó duy nhất không bao giờ biết lùi bước”, Xuân nói. “Bạn có thể dùng gậy đập nó và ngao Tây Tạng vẫn lao lên tấn công”.
Hơn một thập kỷ qua, khi tầng lớp giàu có và trung lưu của Trung Quốc xuất hiện ngày một nhiều, thú nuôi động vật trở thành “kim bài” thể hiện đẳng cấp. Ngao Tây Tạng là sự lựa chọn không thể tốt hơn vì sự “hầm hố và hiếm có” của chúng, Xuân nói.
Người đàn ông từng chi hơn 30 tỉ mua một con ngao Tây Tạng.
Paul Littlefair, chuyên gia về quyền động vật tại Tổ chức Ngăn ngừa bạo hành động vật, nói: “Chủ nhân sở hữu ngao Tây Tạng gia tăng chóng mặt, đẩy giá chó lên cao đột biến”. Nhiều người già cũng thích nuôi chó hơn do con cái đi làm ăn xa, khiến thú nuôi chó nói chung càng được dân tình thích thú.
“Họ tiêu một số lượng tiền không tưởng cho những con chó được coi như thành viên trong gia đình”, nhà làm phim Ngô Minh, tác giả một phim tài liệu về thú nuôi chó ở Trung Quốc, nói. Nhưng thời hoàng kim của ngao Tây Tạng cũng sớm qua đi.
Video đang HOT
Cho tới món ăn được yêu thích
Món lẩu chó tại Tứ Xuyên.
Kể từ lúc ngao Tây Tạng được bán rầm rộ ở Trung Quốc, chúng đã là mục tiêu của bọn trộm chó chuyên nghiệp. Chỉ cần bắt được một con ngao Tây Tạng, tên trộm có thể đổi đời khi bán nó tại thị trường chợ đen.
Tuy nhiên, cơn sốt giá chó ngao Tây Tạng mau chóng qua đi. Nguyên nhân của sự sụt giá này một phần được cho là hệ quả của chiến dịch “săn cáo” và “đả hổ diệt ruồi” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Sau khi nhiều quan tham “ngã ngựa”, những con chó ngao được săn đón cũng không trở thành biểu tượng của quyền lực như trước. Đầu năm 2017, một trang trại chó lớn nhất Trung Quốc đã tuyên bố phá sản và khiến 1.000 con ngao rơi vào cảnh “đi bụi”. Vụ việc xảy ra ở tỉnh Thanh Hải, nơi sở hữu rất nhiều trang trại chó quy mô lớn.
Trang trại chó bỏ hoang trước đây là một tu viện và được dành để nhân giống chó ngao. Chạp Tây, một người cai quản tu viện, cho biết chi phí nuôi chó ngao Tây Tạng rất tốn kém. Một bầy hơn 1.000 con có thể khiến gia chủ tán gia bại sản chỉ trong vài tháng nếu không bán được con nào.
Chó ngao bị bỏ hoang tại Trung Quốc.
Một lí do nữa khiến ngao Tây Tạng sụt giá thảm hại là nhiều thương lái Trung Quốc tìm cách kiếm lời bằng cách nhân giống vô tội vạ. Điều này khiến những con chó thuần chủng dần cạn kiệt, thay vào đó là những con lai của ngao Tây Tạng nên giá của chúng cũng tuột dốc theo.
Sau khi sụt giá không tưởng, ngao Tây Tạng trở thành đối tượng săn bắt của những kẻ trộm chó vì rất được giá nếu… bán cho các cửa hàng thịt chó. Một con ngao Tây Tạng trưởng thành có thể nặng trên 100 kg, lớn hơn nhiều so với giống chó bản địa tại Trung Quốc. Những con chó này sau đó trở thành mồi ngon trên bàn nhậu.
Tại Trung Quốc, món lẩu chó ngao Tây Tạng đang rất được ưa chuộng, đặc biệt trong mùa đông. Ở tỉnh Tứ Xuyên, nơi nổi tiếng vì ăn cay, món lẩu chó ngao Tây Tạng rất được yêu thích. Một đầu chó ngao Tây Tạng để làm lẩu chỉ có giá 5 USD (khoảng 100 ngàn đồng). Phần lông của chúng được làm găng tay hoặc áo khoác cỡ nhỏ.
Ngao Tây Tạng được cho là mang trong mình “dòng máu sư tử”.
Công Bác, một người lai tạo chó ngao ở Thanh Hải nói: “Nếu có cơ hội, tôi chỉ mong rút khỏi ngành kinh doanh này từ trước”. Ông cho biết việc nuôi một con chó ngao nặng 100 kg mỗi ngày tốn tới 1 triệu đồng tiền thức ăn trong khi giá chó tụt dốc không phanh. Từ năm 2013 tới 2016, hơn một nửa trong số 95 trại chó ngao Tây Tạng ở Trung Quốc đã phá sản vì làm ăn thua lỗ. Một chợ chó ngao ở Thành Đô giờ biến thành nơi trưng bày thủy sinh vật.
Hiện nay, một con ngao Tây Tạng giá cao nhất cũng chỉ quanh ngưỡng 2.000-3.000 USD. Liz Flora, giám đốc tạp chí nghiên cứu thị trường Jing Daily, nói rằng thú vui nhất thời của giới nhà giàu Trung Quốc phụ thuộc vào…cảm hứng. “Họ hoàn toàn bị ảnh hưởng bởi thị trường và chỉ đua đòi theo số đông. Khi hết mốt, giới nhà giàu Trung Quốc sẵn sàng vứt bỏ những con vật như chó ngao Tây Tạng để chạy theo sở thích khác”, Liz nói.
Theo Danviet
Một ngày của bác sĩ làm việc ở độ cao hơn 3.500 m
Bác sĩ làm việc trên cao nguyên Tây Tạng mỗi ngày di chuyển hàng chục cây số đi khám bệnh bằng ôtô, xe máy hoặc ngựa.
Bác sĩ Trát Bảo có mặt trước cửa trung tâm y tế xã đúng 7h, chờ đồng nghiệp Canh Hồng Vệ. Họ có lịch đi khám cho bệnh nhân cách đó hơn 10 km.
Họ làm việc ở xã Dương Khang, huyện Thiên Tuấn, ven hồ Thanh Hải thuộc khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc, cao 3.650 mét so với mực nước biển.
Các hộ dân ở đây sống biệt lập và cách xa nhau. Trung tâm y tế địa phương chỉ có 5 người và luôn bận rộn đi khám chữa bệnh cho người dân trong xã.
Xe của Trát Bảo mất nửa tiếng để vượt qua sa mạc. Khi tới suối, xe bị kẹt, Canh Hồng Vệ xuống đẩy một hồi nhưng không được. Hai người đành bỏ xe lại rồi đi bộ vào lều dân.
Ở những nơi không thể đi bằng ôtô, họ sẽ phải đi xe máy. Trước khi phòng y tế được trang bị xe 16 chỗ, họ thường cưỡi ngựa đi khám bệnh.
Trát Bảo năm nay 45 tuổi. Từ nhỏ, ông đã theo chú học nghề y ở Tây Tạng và tốt nghiệp Đại học y Tây Tạng. Ông làm việc ở xã Dương Khang đã 10 năm và sống một mình trong khu tập thể phía sau trung tâm y tế. Canh Hồng Vệ là người dân tộc Mông Cổ, đã làm ở đây vài chục năm.
Trát Bảo bắt mạch cho bệnh nhân. Ông lão bị thấp khớp và cao huyết áp, bệnh thường thấy ở đây, do người dân quanh năm nằm ngủ dưới đất ở điều kiện nhiệt độ thấp, không khí loãng.
Bác sĩ Trát sẽ châm cứu, xông ngải trị liệu cho bệnh nhân. Nền y học cổ truyền Tây Tạng có lịch sử 2.000 năm.
Bác sĩ Trát vo nhỏ lá ngải, đặt vào khớp xương bệnh nhân sau đó châm lửa, thổi hơi để lửa cháy. Khi lửa sắp bén vào da người bệnh, ông Trát nhanh chóng dập lửa.
Xông ngải xong, người bệnh tiếp tục được châm cứu vào cổ.
"Y học Tây Tạng gồm nội trị và ngoại trị. Nội trị là uống thuốc, thường kết hợp nhiều loại thảo dược với nhau, chủ yếu lấy ở cao nguyên Thanh Tạng. Ngoại trị là châm cứu, chích máu, giác hơi, cầm máu bằng bơ chảy hoặc chữa vết thương bằng bã rượu lúa mì Thanh Khoa (một loại lúa mì của Tây Tạng)", bác sĩ Trát cho biết.
Ngoài xông ngải và châm cứu, bác sĩ Trát còn giác hơi và kê đơn thuốc cho bệnh nhân.
Ra khỏi nhà người bệnh đầu tiên, Trát Bảo nhờ hai người dân giúp mình kéo xe khỏi suối rồi tiếp tục tới vài lều khác chữa bệnh tới tối.
Bác sĩ Trát tạm nghỉ, để đồng nghiệp Canh bắt mạch cho bệnh nhân.
Bác sĩ Trát cùng đồng nghiệp thường về nhà vào 22h30.
Đêm đã khuya, Trát Bảo vẫn tranh thủ đọc sách y. Dù điều kiện làm việc gian khổ, ông vẫn không từ bỏ công việc của mình.
"Tôi đã quen với cuộc sống trên cao nguyên. Nếu ngày nào đó phải rời xa nơi này, tôi thật không nỡ", ông chia sẻ.
Hải Yến
Theo QQ
Cuộc sống của 40.000 người ở học viện Phật giáo Tây Tạng Nằm ở độ cao gần 4.000 mét so với mực nước biển, Larung Gar là học viện Phật giáo lớn nhất thế giới, thu hút hàng chục nghìn tăng ni tới sinh sống và theo học. Nằm giữa thung lũng Larung trên cao nguyên Tây Tạng, cách thị trấn Sertar 15 km, Học viện Phật giáo Larung Gar là trung tâm Phật giáo...