Từ chính sách của Fed nhìn lại “mục tiêu kép” của Việt Nam
Có một yếu tố luôn hiện hữu trong các chính sách của Fed: lạm phát. Xu hướng can thiệp sâu để kiềm chế lạm phát càng xuất hiện rõ hơn khi bộ sậu của Fed được bổ nhiệm dưới thời Tổng thống Donald Trump, bao gồm cả Chủ tịch Jerome Powell, theo trường phái New Keynesian.
Ngay từ năm 2018, Boesler, nhà phân tích kinh tế của Bloomberg, đã đặt dấu hỏi về việc liệu các chính sách của Fed tuân theo trường phái đó có thực sự phù hợp với tình hình kinh tế Mỹ lúc bấy giờ, đồng thời so sánh với đường lối của Fed dưới thời ông Paul Volcker vào những năm 1980.
Chính sách “diều hâu”
Vào thời Volcker, nước Mỹ phải đối mặt với lạm phát phi mã 2 chữ số, và vấn đề được giải quyết sau khi các chính sách thắt chặt tiền tệ có phần hà khắc được áp dụng. Các quan chức cấp cao của Fed hiện tại có điểm chung thú vị là cùng sống quãng đời thanh xuân của mình trong bối cảnh đó.
Dường như điều này có thể giải thích một phần vì sao các vị chóp bu Fed dưới thời Trump theo chủ thuyết New Keynesian luôn nhấn mạnh trọng trách chính yếu của ngân hàng trung ương, là kiềm chế lạm phát.
Còn hiện nay, liệu chính sách ưu tiên “dập lạm phát từ trong trứng nước” có thật sự đem lại lợi ích cho tất cả mọi người, khi tình hình kinh tế Mỹ trong những năm gần đây đã khác xa mấy thập niên trước. Nổi bật là lạm phát vẫn bình chân như vại bất chấp việc cắt giảm lãi suất, còn tỷ lệ thất nghiệp lại xuống thấp kỷ lục trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra?
Theo kết quả khảo sát về tài chính của người tiêu dùng được Fed công bố năm 2017, tỷ lệ của cải các hộ gia đình Mỹ có thu nhập dưới “top 10%” nắm giữ, gần như giảm liên tục trong suốt 25 năm, từ 33,2% năm 1989 xuống còn 22,8% năm 2016.
Cũng trong báo cáo nói trên, có đến 80,2% số hộ trong “top 10%” có tiền để dành, trong khi tỷ lệ này ở nhóm 0-49,9% dưới cùng chỉ khoảng 42,9%, còn so với tổng số hộ gia đình được khảo sát là 55,4%. Điều này nói lên rằng phần lớn giai cấp trung lưu và người lao động Mỹ hiện có rất ít thu nhập dư thừa.
Do những đối tượng gửi tiền tiết kiệm và đầu tư lấy lãi sẽ chịu thiệt hại khi lạm phát gia tăng, có thể thấy đường lối can thiệp sâu để kiềm chế lạm phát trong bối cảnh những năm gần đây dường như chỉ làm lợi cho nhóm thiểu số có nhiều tiền.
Video đang HOT
Một chính sách như thế đã góp phần làm gia tăng bất bình đẳng thu nhập và khoảng cách giàu nghèo. Đây cũng là những câu hỏi các phóng viên và nhà kinh tế đặt ra cho Chủ tịch Fed Jerome Powell.
Chính sách của Fed đang thúc đẩy cuộc đua giá cực mạnh của vàng bạc và Bitcoin
Tác động lên việc làm
Theo quy luật của đường cong Phillips truyền thống, lạm phát sẽ tăng khi tỷ lệ thất nghiệp giảm và ngược lại. Dựa theo nguyên tắc này, vào giữa năm 2018, Fed đã tuyên bố tỷ lệ thất nghiệp 4,5% là mức tối thiểu để ngăn lạm phát gia tăng.
Tuy nhiên trên thực tế, mối quan hệ này đang bị đặt dấu hỏi. Khi thất nghiệp gia tăng do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, giá cả lại không giảm như kỳ vọng, và khi kinh tế phục hồi, tỷ lệ thất nghiệp giảm, lạm phát lại không tăng. Hiện tượng này được gọi là “phẳng hóa đường cong Phillips”.
Đã có nhiều lý do giải thích nguyên nhân của hiện tượng “phẳng hóa” này. Trong đó có ý kiến cho rằng, việc Fed quá chủ động trong việc điều tiết lạm phát, đã góp phần làm biến dạng mối quan hệ truyền thống nói trên. Khi lạm phát có nguy cơ gia tăng, Fed “đón đầu” bằng cách nâng lãi suất ngay tức thì, giữ lạm phát không đổi nhưng lại gây ra tác dụng phụ là tăng tỷ lệ thất nghiệp.
Tương tự, khi lạm phát có chiều hướng giảm, việc giảm lãi suất tức thì của Fed có thể khiến tỷ lệ thất nghiệp giảm theo. Nói cách khác, để ngăn lạm phát đi hướng nào, tỷ lệ thất nghiệp sẽ đi theo hướng đó trước.
Như vậy một chính sách chống lạm phát quá mức của Fed có thể dẫn đến người lao động mất việc, trong khi lạm phát và tiền lương không có sự thay đổi đáng kể.
Thay đổi đường lối
Kiểm soát lạm phát vẫn là nhiệm vụ quan trọng để bình ổn nền kinh tế, nhưng cũng không nhất thiết phải sợ lạm phát đến mức tìm cách kìm hãm nó trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Đây cũng là luận điểm đáng lưu ý cho các nhà hoạch định chính sách Việt Nam cân nhắc trong việc triển khai “ mục tiêu kép” của Chính phủ.
Việc “phẳng hóa đường cong Phillips” cùng với những tác động khủng khiếp của đại dịch Covid-19, đã khiến Fed phải suy nghĩ lại. Việc ông Jerome Powell tuyên bố áp dụng mục tiêu lạm phát trung bình thay vì mức trần, cộng với thay đổi cách tiếp cận vấn đề thất nghiệp (chú trọng vào thiếu hụt hơn là thay đổi so với mức việc làm tối đa), cho thấy Fed đang sẵn sàng chấp nhận lạm phát vượt 2% ở mức chấp nhận được tại một số thời điểm, để có thể tạo công ăn việc làm và vực dậy nền kinh tế trong nước đang chịu thiệt hại nặng nề do đại dịch.
Động thái thay đổi chính sách của Fed có thể khiến các ngân hàng trung ương khác làm theo. Trong cuộc họp mới nhất vào ngày 15 và 16-9 tuần rồi, Fed đã phát tín hiệu không thay đổi lộ trình chính sách, ít nhất cho tới năm 2023.
Cho dù kiểm soát lạm phát vẫn là nhiệm vụ quan trọng để bình ổn nền kinh tế, nhưng cũng không nhất thiết phải sợ lạm phát đến mức tìm cách kìm hãm nó trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Thiết nghĩ đây cũng là luận điểm đáng lưu ý cho các nhà hoạch định chính sách Việt Nam cân nhắc trong việc triển khai “mục tiêu kép” của Chính phủ, là đẩy lùi dịch bệnh và phát triển kinh tế.
Với quốc gia có chính sách đề cao quyền lợi người lao động và công bằng trong thu nhập như Việt Nam, các cơ quan chức năng càng phải lưu ý tác động của chính sách “sợ” lạm phát thái quá có thể có tác động không tốt đến thị trường việc làm.
Fed nói gì về định hướng chính sách tiền tệ trong buổi họp quan trọng gần nhất?
Buổi họp chính sách 2 ngày vừa qua là buổi họp chính sách tiền tệ được lên lịch trước cuối cùng trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào ngày 3/11/2020.
Ảnh: AP
Buổi họp bàn về định hướng chính sách tiền tệ của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã kết thúc, quan chức thuộc Fed chính thức duy trì lãi suất cơ bản đồng USD ở mức gần 0%, khẳng định sẽ trì hoãn việc thắt chặt chính sách tiền tệ cho đến khi nước Mỹ đạt được trạng thái việc làm tối đa và duy trì được tỷ lệ lạm phát 2%.
Theo Bloomberg, Ngân hàng Trung ương Mỹ dự kiến sẽ duy trì quan điểm chính sách nới lỏng cho đến khi các mục tiêu chính sách trên được hoàn tất.
Vào tháng trước, Fed công bố khung chính sách dài hạn, theo đó Fed cho phép lạm phát vượt lên trên ngưỡng 2%, đây là đặc điểm nổi bật nhất trong định hình chính sách tương lai của Fed.
Phát biểu tại cuộc họp báo sau cuộc họp, ông Powell nói: "Thông điệp chính sách rất mạnh mẽ này cho thấy niềm tin và quyết tâm của chúng tôi. Chẳng có một khung chính sách nào cố định cả".
Đường cong lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục thay đổi mạnh sau khi thông điệp chính sách của Fed được phát đi trong ngày thứ Tư. Lợi suất trái phiếu thời hạn 10 và 30 năm bất ngờ tăng lên mức cao 0,7% và 1,46%. Chênh lệch giữa trái phiếu thời hạn 2 và 10 năm cũng nới rộng ra hơn một chút. Trong khi đó, đồng USD lấy lại phần nào đà sụt giảm.
Chuyên gia kinh tế trưởng tại Grant Thorton ở Chicago, bà Diane Swonk, khẳng định: "Điểm quan trọng nhất trong thông điệp của Fed chính là Fed sẽ vẫn giữ chính sách điều chỉnh trong khoảng thời gian đủ dài để có thể đưa người lao động trở lại làm việc. Ông Powell như vậy đã mềm mỏng hơn trong các tuyên bố chính sách của mình".
Buổi họp chính sách 2 ngày vừa qua là buổi họp chính sách tiền tệ được lên lịch trước cuối cùng trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào ngày 3/11/2020. Có 10 thành viên cao cấp nhất thuộc Fed đã bỏ phiếu về định hướng chính sách, trong đó tỷ lệ phiếu thuận/phiếu chống là 8-2. Chủ tịch Fed tại Minneapolis, ông Neel Kashkari, đã thể hiện quan điểm không đồng thuận với việc không tăng lãi suất cho đến khi lạm phát lõi đạt mức 2%.
Trong những tuần gần đây, ông Powell và một số quan chức khác thuộc Fed đã nhấn mạnh rằng quá trình phục hồi của kinh tế Mỹ đặc biệt phụ thuộc vào khả năng Mỹ kiểm soát đại dịch Covid-19 đến đâu, và rằng sẽ cần thêm chương trình hỗ trợ tài khóa để đảm bảo việc làm và thu nhập.
Vào ngày thứ Tư, Fed đã cam kết sử dụng toàn bộ các công cụ chính sách cần thiết để hỗ trợ cho quá trình phục hồi của kinh tế Mỹ. Ngân hàng Trung ương Mỹ khẳng định sẽ vẫn tiếp tục mua trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ và chứng khoán đảm bảo bằng tài sản ít nhất ở tốc độ hiện tại nhằm duy trì sự hoạt động ổn định của thị trường.
Một tuyên bố độc lập vào ngày thứ Tư đã cho thấy Fed cam kết mua khoảng 80 tỷ USD trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ và 40 tỷ USD chứng khoán đảm bảo bằng tài sản mỗi tháng.
Giới chức Fed khẳng định lãi suất cơ bản đồng USD Mỹ sẽ vẫn duy trì ở mức siêu thấp ít nhất cho đến năm 2023. Trong cập nhật dự báo chính sách mới đây, quan chức Fed cho rằng kinh tế năm nay sẽ suy giảm chậm hơn, nhưng cũng sẽ phục hồi chậm hơn trong những năm tới.
Không chỉ hạ lãi suất đồng USD vào tháng 3/2020, Ngân hàng Trung ương Mỹ đã bơm hàng nghìn tỷ USD vào hệ thống tài chính thông qua hoạt động mua trái phiếu, đồng thời tung ra nhiều kênh cho vay khẩn cấp nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp.
Giới đầu tư hứng khởi, ồ ạt xuống tiền Phố Wall có phiên giao dịch sôi động vào ngày thứ Hai (11/9) trước những dấu hiệu cho thấy sự tiến bộ trong việc phát triển vắc-xin Covid -19. Đầu tuần, hãng dược AstraZeneca thông báo, thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 của vắc-xin Covid-19 do hãng này sản xuất đã được tiếp tục sau khi bị tạm dừng vào tuần trước...