“Tù chân” vì dịch? Cùng ghé New York để ngắm 2 triển lãm thời trang mà cả thiên hạ đang đổ về xem
Hai triển lãm thời trang này cũng cho bạn thấy sự khác nhau “một trời, một vực” giữa tinh thần duy mỹ của Pháp và Mỹ.
Tuy là nét văn hóa khá mới, triển lãm thời trang lại tạo sức hút chẳng kém cạnh các Tuần lễ diễn ra tại chuỗi kinh đô toàn cầu. Mùa thu này, song song với hàng loạt show diễn lớn nhỏ diễn ra luân phiên, thì tại New York đang mở cửa tới tận 2 triển lãm thời trang cho dân tình thỏa sức ngắm nhìn. Không chỉ là đòn bẩy thúc đẩy kinh tế, những sự kiện này đều là món ăn tinh thần cho người xem sau những ngày chán chường vì bị “giam chân” bởi đại dịch Covid-19.
Bên cạnh đó thì giới chuyên môn còn cho rằng hai triển lãm thời trang của viện Met và bảo tàng Brooklyn diễn ra cùng lúc tựa như một lời thách thức vậy. Bạn sẽ bị mê hoặc bởi vẻ đẹp mộng mơ kiêu kỳ của Pháp hay thời trang thực dụng của Mỹ, những hình ảnh dưới đây sẽ là lời giải đáp:
Christian Dior: Nhà thiết kế của những giấc mơ
Triển lãm thời trang của nhà mốt Dior tại bảo tàng Brooklyn được Vogue ví như phép màu lặp lại sau 75 năm, kể từ khi BST đầu tay của Christian Dior ra mắt vào 1946.
” Nhà mốt được khai sinh từ ý tưởng vẽ nên một giấc mơ. Ngài Christian mong muốn phụ nữ cảm nhận được vẻ đẹp quay trở lại “, Pietro Beccari- Chủ tịch kiêm CEO của nhà mốt Dior chia sẻ với Vogue, ” Triển lãm cũng là thông điệp về sự tái sinh của New York và thời trang toàn cầu. Chúng tôi vô cùng tự hào về điều này. ”
Toàn cảnh triển lãm thời trang của Dior.
Tám thập kỷ của Dior được tái hiện thông qua kỷ nguyên của những “Ông hoàng” như Christian Dior, Yves Saint Laurent, Marc Bohan, Gianfranco Ferré, John Galliano, Raf Simons… cho đến hiện tại là nữ Giám đốc sáng tạo Maria Grazia Chiuri. Bên cạnh đó, những bộ cánh thảm đỏ đi vào lịch sử của Jennifer Lawrence, Elle Fanning, Công nương Grace Kelly, huyền thoại Liz Taylor… cũng được phô trương ở các vị trí trang trọng nhất. Ước tính có đến 500 thiết kế và mẫu vật được trưng bày, trong đó có khoảng 200 mẫu Haute Couture.
Công chúng dễ dàng nhận ra chiếc đầm tạo nên “cú ngã lịch sử” của Jennifer Lawrence tại Oscar 2013.
Những chiếc đầm hoa rực rỡ được NTK Gianfranco Ferré ra mắt vào năm 1994.
Còn đây là bộ cánh nhà mốt Dior dành riêng cho nữ diễn viên Yara Shahidi tại Critics Choice Awards 2021.
Sáng tạo này được NTK John Galliano ra mắt trong BST Thu/Đông 2005, lấy cảm hứng từ tác phẩm “Portrait of a Lady” (1912) của Giovanni Baldini.
Dấu ấn “New Look” của Christian Dior vào năm 1948.
Video đang HOT
Tất nhiên không thể thiếu khu vực trưng bày các thiết kế bay bổng, mềm mại và nữ tính của Maria Grazia Chiuri. Bà thường lấy cảm hứng từ hoa và bài Tarot để tạo nên nét riêng cho Dior.
Một số khung hình nổi bật khác tại buổi triển lãm ấn tượng này.
Triển lãm thời trang Mỹ tại viện MET
Sau một đêm bùng nổ với Met Gala 2021, dân tình lại đổ đồn sự chú ý vào triển lãm thời trang mang tên ” In America: A Lexicon of Fashion ” (tạm dịch: ” Thuật ngữ thời trang trong từ điển Mỹ “). Thú vị thay, tương tự như triển lãm của Dior, sự kiện này cũng nhằm tôn vinh 75 năm thành lập viện MET.
Tuy nhiên, nếu triển lãm của Dior trông hết sức mộng mơ cảnh vẻ thì bề dày của thời trang Mỹ tại MET lại được sắp đặt để đề cao tinh thần thực dụng và tính lịch sử. Ngay tại lễ ra mắt buổi triển lãm, người xem đã chú ý đến lời đề tựa như sau: ” Nước Mỹ giống như chiếc chăn bông được cấu thành từ nhiều mảng, nhiều mảnh, nhiều màu và đa dạng kích cỡ. Tất thảy được dệt với nhau chỉ bằng một sợi chỉ “.
Những khung hình ấn tượng được ghi nhận tại triển lãm.
Có điều nếu bạn lò dò tới đây để mong muốn “đào sâu bới kỹ” về lịch sử thời trang nước Mỹ ắt sẽ có đôi chút thất vọng. Ngoại trừ tên của các thiết kế thì người xem không mò đâu phần ghi chú cụ thể về cảm hứng hay thời kỳ sáng tạo. Cảm giác ban đầu là như đang lần giở từng trang tạp chí hơn là dự triển lãm. May sao những cái tên như Ralph Lauren, Bode, The Row, Gabriela Hearst, Gypsy Sport… đã khiến người xem khó rời mắt.
Triển lãm chia thành từng khu vực theo các chủ đề cảm xúc như “Hoài niệm”, “Khoái cảm”, “Ngỡ ngàng”…
Văn hóa Mỹ được thể hiện cụ thể qua chất liệu denim.
Những chiếc đầm lộng lẫy từ Christopher John Rogers và Claire McCardell.
Từ trái qua phải: thiết kế của Norman Norell vào năm 1972, sáng tạo mới nhất từ BST Thu/Đông 2021 của Michael Kors và đầm Xuân/Hè 2020 của Marc Jacobs.
Bên cạnh những di sản thì triển lãm còn gây bất ngờ khi trưng bày 2 mẫu váy của NTK mới 24 tuổi – Olivia Cheng.
Mẫu Hoodie “song sinh” của Bstroy.
Một số hình ảnh khác về triển lãm thời trang đang diễn ra tại viện MET.
Váy cưới của cựu thiên thần nội y nhắc tới Grace Kelly
Jasmine Tookes diện váy Zuhair Murad dài 4 m trong tiệc cưới ngập hoa tươi như khu vườn cổ tích, để khách mời hóa trang theo 3 chủ đề trong tiệc.
Hôm 4/9, Jasmine Tookes - "thiên thần" Victorias Secret đã kết hôn với Juan David Borrero, con trai phó tổng thống Alfredo Borrero tại Ecuador. Người đẹp cho biết, ngay từ đầu cô đã muốn mặc váy Zuhair Murad trong ngày cưới vì ấn tượng với các thiết kế trên sàn diễn của họ.
Bản phác thảo các biến tấu của váy cưới với tà rời và lúp thiết kế riêng cho Jasmine Tookes. "Tôi đã gửi cho Zuhair Murad nguồn cảm hứng của mình, và anh ấy đã vẽ ra chiếc váy vượt thời gian, đẹp nhất mà tôi từng thấy", cô dâu nói.
Vẻ ngoài của cô dâu khi diện váy. Phần trên có chi tiết ren tinh tế, ở dưới là vải có độ bóng, tối giản, được truyền cảm hứng từ đầm cưới kinh điển của cố Công nương Grace Kelly.
Cô dâu đăng ảnh cố Công nương Grace Kelly vào ngày cưới - nguồn cảm hứng cho lễ phục của cô.
Đầm của Jasmine được làm từ vải lụa công nương, vải tuyn Italy và ren Pháp.
Phía sau của váy cưới được cách điệu với các nếp gấp vải, tạo điểm nhấn.
Vì chiếc váy đã đủ ấn tượng nên Jasmine chọn trang sức đơn giản, chỉ đeo hoa tai kim cương của Ritani và nhẫn đính hôn. Cô chọn giày cao gót satin trắng do Sarah Flint làm riêng.
Ở khâu làm đẹp, cô gửi gắm niềm tin ở Leah Pike và Russian Nureev, những người làm tóc và trang điểm cho hầu hết mọi sự kiện mà cô tham dự.
Lễ cưới được diễn ra tại một nhà thờ Công giáo ở trung tâm Quito, Ecuador. Jasmine nói: "Nhà thờ mà chúng tôi chọn để làm lễ được dát vàng - khiến bạn có cảm giác như đang tham dự một đám cưới hoàng gia".
Váy cưới có tà 4 m dài.
Còn chú rể Juan mặc một bộ lễ phục của Armani. "Cả hai chúng tôi đều muốn vẻ ngoài trở nên cổ điển và truyền thống nhất có thể với trang phục của mình," cô dâu nói.
Sau buổi lễ, các vị khách tập trung tại một địa điểm tổ chức tiệc chiêu đãi.
10 năm trong làng mốt của NTK Thủy Nguyễn Tròn một thập kỷ theo đuổi đam mê thời trang, người đàn bà gấm - NTK Thuỷ Nguyễn - đã gặt hái nhiều thành công, để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng giới mộ điệu. Thủy Nguyễn sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Cô tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Việt Nam và lấy bằng cao học tại Học viện...