Từ câu chuyện em bé tử vong thương tâm nghi do dẫm phải vật nhọn: Chuyên gia cảnh báo điều ai cũng cần làm khi bị vật lạ đâm vào người
Thực tế, những vết thương tưởng chừng nhỏ bé này lại có thể gây hại cho sức khỏe, gây nhiễm khuẩn nặng, thậm chí là tử vong.
Đau lòng trường hợp em bé tử vong, nguyên nhân là do nhiễm khuẩn
Mới đây, trên mạng xã hội facebook đang rầm rộ chia sẻ câu chuyện của một người mẹ trẻ do chủ quan khi con có dấu hiệu ốm sốt mà dẫn đến nhiễm khuẩn nặng và tử vong. Chia sẻ của người mẹ này như sau:
“Hôm con dẫm phải một cái gì đó ở chân mẹ xin lỗi mẹ chủ quan không rửa sạch sẽ, cho con đi tiêm chủng là lỗi tại mẹ, đêm con sốt con đau họng. Hôm thứ 2 cho con đi khám tư, người ta bảo con viêm amidan mẹ có nói về tình trạng chân con dẫm phải như cái gai thì bác sĩ lại bảo không liên quan gì. Mẹ yên tâm về cho con vào bà ngoại và uống thuốc bình thường, con vẫn đỡ sốt nhưng bắt đầu ho, nhưng cứ uống thuốc là con hạ sốt chơi bình thường nhưng chân kêu đau, mà mẹ vẫn đi làm bình thường, đến hôm thứ 4 kể từ ngày con sốt mẹ đang làm mà nghe ông ngoại gọi mày về ngay cho ỉn nhập viện, tim mẹ như chết lúc này vì có điềm chẳng lành (từ bé con đẻ ra đến hôm con nhập viện hôm đó là lần đầu tiên con phải vào viện)…
… đến lúc này bác sĩ cho con thở ôxy bình thường vào gọi mẹ ra giải thích bệnh và làm giấy tờ hỏi tình trạng ở nhà thế nào (mẹ kể hết từ ngày con dẫm vào 1 vật mẹ không biết là cái gì lên gọi là gai và kể con ở nhà sốt ho thế nào bác sĩ bảo tình trạng của con rất nặng những chỉ số nhiễm khuẩn quá cao so với mức quy định và ảnh hưởng đến tính mạng bất kì lúc nào) người mẹ lúc này như chết lặng…
… bác sĩ gọi mẹ ông bà vào giải thích bệnh 1 lần nữa là bệnh nhiễm khuẩn rất nặng ai cũng buồn lắm, các bác sĩ bảo giờ phải lọc máu, tiêm truyền thuốc tất cả đều loại cao nhất…
… chiều hôm đó lọc xong các bác sĩ lại bảo phải chuyển viện gấp vì sợ nó đi lên cả tim cả não mà bên này không đủ máy móc làm ông ngoại biết hết bác sĩ nói với ông vì ông cả buổi ở cạnh con chiều ra ông bảo bác sĩ bảo chuyển viện đợi xe cấp cứu đến mà mẹ chỉ biết khóc…
Video đang HOT
… bác sĩ nói 1 câu làm mẹ như muốn chết đi kích tim 15,20 phút rồi nhưng không được, mẹ không tin mẹ không muốn tin đây là sự thật. Ông ngoại bảo mọi người cố giúp cháu lại lần nữa, mẹ khóc nhiều, khóc to quá lên bác sĩ bảo ra ngoài… MẸ XIN LỖI KHÔNG BẢO VỆ ĐƯỢC CON. Mẹ suy sụp thật rồi con à, cả cuộc đời của mẹ (25/6/19) ngày tồi tệ nhất cuộc đời mẹ, phải xa con xa rất xa.
Lời khuyên cho các mẹ có con nhỏ đừng chủ quan thấy những gì tưởng chừng nó nhỏ mà tưởng không hại tốt nhất dù nhẹ hay thế nào cũng lên cho ra viện to luôn nhé”.
Cụ thể, người mẹ trẻ này đưa con vào đến khoa cấp cứu của bệnh viện, kiểm tra họng rồi bảo viêm họng, xem qua hồ sơ con khám bên viện kia và tiêm kháng sinh lấy ven. Tối hôm ấy, bé vẫn cười nói bình thường dù đang truyền nước, đến 4 giờ sáng hôm sau thấy con ho nhiều, người nóng nhưng đến sáng, bác sĩ sờ nắn chân vẫn nói không sao, bệnh nhi chỉ bị viêm họng, sốt.
Cho con uống kháng sinh hạ sốt nhưng không ăn thua. Chiều hôm ấy, mặt con tái nhợt, người mệt lả không muốn làm gì nên yêu cầu bác sĩ khám, xét nghiệm lại hết và được truyền thêm nước. Khám lại xong bác sĩ mới bảo viêm phổi nặng phải chuyển viện, gia đình cho bé vào bệnh viện Xanh Pôn, khi đưa vào phòng cấp cứu thì cũng đã muộn. Sau khi chữa ở đây được 1 ngày, bé được chuyển lên Bệnh viện Nhi trung ương. Mặc dù đã được kích tim 15-20 phút rồi nhưng không thể giúp bé hồi sinh một lần nữa.
Bài đăng sau gần 1 ngày thu hút 10.000 người bày tỏ cảm xúc cùng 12.000 bình luận và 14.000 lượt chia sẻ.
Dẫm phải vật nhọn, dù là người lớn hay trẻ nhỏ cũng không được chủ quan, cần đi bệnh viện sớm
Dù bài chia sẻ trên của mẹ em bé xấu số không nói cụ thể nguyên nhân em bé qua đời có phải do vết thương bởi dẫm phải dị vật gây ra hay không nhưng qua câu chuyện, có một vấn đề mà các mẹ cũng cần hết sức lưu ý, đó là: Cần hết sức lưu ý khi con không may dẫm phải vật lạ gây tổn thương.
Theo BS Nguyễn Trung Cấp (Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương), trong cuộc sống sẽ có những lúc bạn hay con bạn bị những dị vật nhỏ như gai nhọn, mảnh thủy tinh, dằm… đâm vào tay, chân. Thông thường, chúng ta vẫn nghĩ đây là những vết thương nhỏ, không có gì nghiêm trọng, qua vài ngày là sẽ khỏi.
Tuy nhiên, thực tế, những vết thương tưởng chừng nhỏ bé này lại có thể gây hại cho sức khỏe, gây nhiễm khuẩn nặng, thậm chí là tử vong nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời.
Ở trẻ nhỏ, sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch có thể chưa hoàn thiện mà bị dẫm phải những vật dù là bé nhỏ này cũng có nguy cơ gặp họa khôn lường.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai) khuyến cáo thêm, ở trẻ nhỏ, sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch có thể chưa hoàn thiện mà bị dẫm phải những vật dù là bé nhỏ này cũng có nguy cơ gặp họa khôn lường. Do đó, đặc biệt khuyến cáo những người làm cha mẹ không được chủ quan với những vết thương trên cơ thể con, dù chỉ là một vết xước nhỏ.
Giới chuyên gia nhận định, ngay khi trẻ bị vật nhọn hay vật thể lạ đâm vào da thịt cần nhanh chóng xử lý vết thương bằng cách khử trùng và dùng bông gạc sạch băng bó lại, không tự ý rút dị vật ra. Sau đó ngay lập tức cần chuyển bé đến cơ sở y tế để tiêm uốn ván vì nguy cơ vi trùng gây uốn ván có trong vật thể đâm vào da thịt là rất cao. Đồng thời, các bác sĩ sẽ tiến hành lấy vật nhọn ra ngoài đúng cách.
Ngoài ra, bệnh nhân bị vật nhọn đâm phải nếu có biểu hiện viêm họng, lên cơn sốt… cần nhanh chóng đưa vào những bệnh viện, cơ sở chăm sóc uy tín của nhà nước để tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời, tránh làm mất thời gian vàng cứu chữa cũng như những biến chứng khôn lường.
Theo Helino
Rượu, thuốc lá - mối đe dọa sức khỏe nguy hiểm nhất hiện nay
Một đánh giá mới công bố trên tạp chí Addiction cho biết, rượu và thuốc lá vẫn là những mối đe dọa sức khỏe nguy hiểm nhất trên thế giới hiện nay.
Đánh giá này đã phân tích dữ liệu từ năm 2015 về vấn đề sử dụng thuốc lá và rượu trên toàn cầu nói chung và 21 quốc gia trên thế giới nói riêng. Các dữ liệu được tổng hợp từ báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, Văn phòng Ma túy và Tội phạm Liên Hợp Quốc, Viện Đo lường Sức khỏe và Đánh giá và một số nguồn khác.
Sau phân tích, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, trên toàn thế giới, ước tính có khoảng 18% dân số nghiện rượu nặng; 15% hút thuốc lá hàng ngày; 3,8% sử dụng cần sa trong năm qua; 0,77% sử dụng amphetamine, 0,37% sử dụng opioid và 0,35% sử dụng cocaine trong năm qua.
Rượu và thuốc lá vẫn là những mối đe dọa sức khỏe nguy hiểm nhất trên thế giới hiện nay.
Mức tiêu thụ rượu cao nhất ở Trung Đông và Tây Âu, với mức tiêu thụ bình quân trên đầu người là 11-12 lít rượu tinh khiết mỗi năm, trong khi đó, bình quân trên toàn thế giới, một người uống khoảng 6 lít một năm. Những khu vực này cũng có số lượng người hút thuốc lá mỗi ngày cao nhất, với khoảng 21 đến 24% dân số hút thuốc hàng ngày.
Mặc dù các loại thuốc bất hợp pháp ở Mỹ nhiều hơn so với một số nước khác đặc biệt là cần sa, opioid và cocaine, các chuyên gia cho rằng rượu là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 cho người Mỹ, thuốc lá là nguyên nhân đứng đầu.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh cảnh báo rằng thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ gấp từ 2 đến 4 lần và tăng nguy cơ mắc ung thư phổi hơn 25 lần. Các sản phẩm này cũng khiến người dùng có nguy cơ mắc các dạng ung thư khác cao hơn. Lạm dụng rượu cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, bệnh gan, cao huyết áp và ung thư.
Huy Hoàng
Theo livescience
Hạt hướng dương tốt cho sức khỏe Hạt hướng dương chứa vitamin, khoáng chất và tinh dầu, giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, thần kinh... Theo Time, hạt hướng dương chứa hai chất dinh dưỡng tăng cường sức khỏe tim mạch là vitamin E và folate. 1/4 cốc hạt hướng dương chứa hơn 60% lượng vitamin E cần thiết cho cơ thể mỗi ngày, giúp chống oxy hóa. Ngoài...