Từ câu chuyện của Clever Group (ADG), doanh nghiệp công nghệ tự phong theo trend?
Clever Group (mã ADG) trong các sự kiện gần đây được nhắc đến như một cổ phiếu công nghệ với tương lai tươi sáng. Tuy nhiên, đánh giá của chuyên gia trong ngành lại khác.
Ông Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch NextTech Group bày tỏ quan điểm: “Tôi không nhìn nhận Clever Group là công ty công nghệ, mà bản chất là công ty thương mại. Hoạt động lõi của họ là đi bán quảng cáo, đại lý bán quảng cáo cho Google, Facebook. Họ đi bán sản phẩm công nghệ thì đúng hơn, hay nói cách khác chỉ là công ty thương mại hóa sản phẩm công nghệ”.
Theo ông Bình, công ty công nghệ phải sở hữu một nền tảng, một phần mềm nào đó được nhiều người dùng và phát sinh ra nhiều doanh thu, đồng thời nền tảng ấy, phần mềm ấy phải do chính doanh nghiệp phát triển.
“Giờ nhiều doanh nghiệp theo trend, gán cái mác công nghệ lên đầu để mong cổ phiếu tăng giá, trong khi bản chất lại chưa phải là công ty công nghệ”, ông Bình nói.
Giờ nhiều doanh nghiệp theo trend, gán cái mác công nghệ lên đầu để mong cổ phiếu tăng giá, trong khi bản chất lại chưa phải là công ty công nghệ.
Ông Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch NextTech Group
Trên thế giới, P/E của cổ phiếu các công ty công nghệ ở mức rất cao. Định giá của các công ty này thường theo cách phi truyền thống và các nhà đầu tư chấp nhận điều đó.
Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, cổ phiếu YEG của Yeah1 cũng từng được gán mác công nghệ.
Video đang HOT
Một nguồn tin của Báo Đầu tư Chứng khoán cho biết, trước khi cổ phiếu này được đưa lên sàn, đã có ý kiến định giá cổ phiếu này ở mức “đầu 7″, nhưng rồi các bên trong cuộc lại đẩy lên tới 30x.
Sự kiện giá chào sàn của YEG thời điểm đó đã gây ồn ào thị trường chứng khoán một thời gian. Sau rất nhiều lùm xùm, giá YEG hiện chỉ còn 49.400 đồng/cổ phần.
Trở lại với trường hợp Clever Group, liệu đây có phải là công ty công nghệ không? Nhận định của ông Nguyễn Hòa Bình, vốn được coi là dân công nghệ thứ thiệt cũng là một căn cứ để nhà đầu tư cần xem xét.
Còn về triển vọng kinh doanh của Clever Group, khi doanh nghiệp không nắm trong tay sản phẩm hoặc công nghệ lõi, liệu có thể tự tin trong mọi tình huống?
Theo báo cáo phân tích cổ phiếu ADG của Công ty Chứng khoán SSI mới đây, dựa trên giá đóng cửa vào ngày 30/11/2020, ADG đang giao dịch tại mức P/E dự phóng 2021 là 21,6 lần. Mức P/E này cao hơn so với mức định giá bình quân 20,3 lần của các công ty nằm trong danh sách so sánh có hoạt động kinh doanh tương tự trong khu vực.
Ba quý đầu năm nay, lợi nhuận sau thuế của Clever Group tăng trưởng mạnh nhờ sự ổn định của chi phí dịch vụ mua ngoài trong giá vốn.
Trước tác động của dịch Covid-19, doanh thu của Công ty tăng trưởng 7,8% so với cùng kỳ năm trước, chậm hơn so với mức tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) 19% trong giai đoạn 2016 – 2019.
Mặc dù vậy, phí thanh toán cho các nền tảng công nghệ ổn định so với cùng kỳ 2019 là động lực chính khiến lợi nhuận sau thuế tăng trưởng mạnh 35% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, SSI cho rằng, khoản phí này ghi nhận tăng thêm trong quý IV/2020 khiến lợi nhuận sau thuế quý cuối năm của doanh nghiệp dự kiến thấp hơn cùng kỳ năm ngoái.
Clever Group được SSI đánh giá là một đại lý trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến, đang nỗ lực trở thành một công ty công nghệ số trong những năm tới.
Những động thái của Clever Group gần đây cho thấy tham vọng rằng công ty thành viên sẽ giúp Công ty đa dạng hóa nguồn thu (quảng cáo, giải pháp công nghệ, dịch vụ thương mại điện tử…).
Nhưng không thể không nhắc đến rủi ro cạnh tranh trong ngành quảng cáo trực tuyến. Đây là rủi ro hiện diện đối với Clever Group, Công ty đang phải cạnh tranh với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, chào giá thấp.
Bên cạnh đó là rủi ro chính sách từ chính các công ty công nghệ. Mặc dù chưa nhận thấy những rủi ro tiềm tàng nào về quan hệ đối tác giữa Clever Group và các nền tảng như Google hay Facebook, tuy nhiên việc Google tinh giản các điều kiện trong việc tuyển chọn đối tác cấp cao trong những năm gần đây phần nào khiến áp lực cạnh tranh gia tăng đối với Công ty.
Vinatex tính chuyện mua thêm doanh nghiệp
Trong giai đoạn phát triển 5 năm tới, Vinatex dự kiến mua thêm vốn, mua thêm doanh nghiệp, đầu tư vào những khâu còn thiếu.
Trong giai đoạn 2020 - 2025, Vinatex quyết định thay đổi mô hình quản lý, kinh doanh, công nghệ và sản phẩm theo hướng sáng tạo hơn. Anh: Đức Thanh
Hạ chỉ tiêu
Chiều 29/6, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex, mã VGT) sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 tại Hà Nội. Theo tài liệu dự kiến công bố tại sự kiện, đại dịch Covid-19 đã tác động trực tiếp đến sản xuất - kinh doanh của ngành xuất khẩu hơn 40 tỷ USD này. Do đó, đưa ra kế hoạch kinh doanh thận trọng trong bối cảnh khó khăn về đầu ra, đơn hàng giảm là điều tất yếu doanh nghiệp dệt may phải làm.
Cụ thể, năm 2020, một loạt chỉ tiêu kinh doanh, từ doanh thu đến lợi nhuận được Vinatex xây dựng đều hụt rất xa so với thực hiện năm 2019. Cụ thể, Tập đoàn đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 14.641 tỷ đồng, giảm 27%; lợi nhuận trước thuế hợp nhất giảm gần 50% so với thực hiện năm 2019, xuống còn 382 tỷ đồng. Đây cũng là mức lãi thấp nhất 4 năm trở lại đây của Tập đoàn.
Được biết, doanh thu hợp nhất năm 2019 của Vinatex đạt 20.139 tỷ đồng, bằng 90,8% kế hoạch; lợi nhuận hợp nhất tăng 0,5% so với năm 2018, đạt 765 tỷ đồng, nhưng chỉ đạt 91,2% kế hoạch. Năm 2019 là năm khó khăn với ngành dệt may, nhất là ngành sợi do ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung làm thị trường bị thu hẹp, giá bông biến động bất thường, có thời điểm giá thành cao hơn giá bán.
Ông Trần Quang Nghị, Chủ tịch HĐQT Vinatex cho biết, doanh thu và lợi nhuận năm 2020 của Tập đoàn đều sụt giảm mạnh do doanh thu từ cổ tức của các doanh nghiệp thành viên giảm 42% so với năm trước. Ngoài ra, hoạt động thoái vốn hoặc chuyển liên kết trong năm 2019 dẫn đến năm nay sẽ không còn hợp nhất kết quả kinh doanh của các đơn vị này.
Đáng lưu ý, mục tiêu năm 2020 của công ty mẹ cũng hạ sốc, khi doanh thu là 1.327 tỷ đồng, bằng 95% so với năm 2019 (đạt 1.397 tỷ đồng), lợi nhuận trước thuế 130,4 tỷ đồng, chỉ bằng 44,4% so với năm 2019.
Theo nhận định của Ban lãnh đạo Vinatex, giai đoạn 2020-2025, thế giới trở nên bất định hơn với xu thế toàn cầu hóa đan xen với bảo hộ trong nước. Tuy nhiên, với ngành dệt may Việt Nam, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực sẽ là động lực trong dài hạn (trong 5-7 năm, thuế quan sẽ giảm hết về 0%) cho sự tăng trưởng căn cơ, trong đó có yếu tố đầu tư sản xuất nguyên liệu. Với riêng Vinatex, các dự án đầu tư mới trong giai đoạn tới tiếp tục nhắm vào khâu thượng nguồn, nhằm tiến tới chủ động nguyên phụ liệu ở mức cao nhất, tận dụng cơ hội giảm thuế từ các hiệp định thương mại.
Lên kế hoạch mua thêm doanh nghiệp
Trong lộ trình hành động giai đoạn 2020 - 2025, Vinatex sẽ mua bán, tái cấu trúc doanh nghiệp. Nhận định rằng, với đặc điểm của tình hình mới, mô hình sản xuất - kinh doanh hiện tại sẽ khó có cơ hội tiếp tục phát huy, Vinatex quyết định thay đổi mô hình quản lý, kinh doanh, công nghệ và sản phẩm theo hướng sáng tạo hơn.
Về công tác tái cấu trúc hệ thống, Tập đoàn không chỉ thoái vốn, mà còn mua thêm vốn, mua thêm doanh nghiệp, đầu tư vào những khâu còn thiếu trong chiến lược phát triển. "Danh mục tái cấu trúc sẽ phải được xác định từ tiêu chuẩn chiến lược các đơn vị cần thoái vốn, các lĩnh vực cần mua vốn, mua thêm doanh nghiệp hoặc đầu tư hình thành doanh nghiệp mới", ông Trần Quang Nghị thông tin.
Trong giai đoạn thị trường có sự thay đổi, Vinatex cũng phải ứng biến, chuyển đổi theo xu hướng này. Thực tế, từ năm 2019, đã có những dự án mới được đầu tư, nhưng đã phải tạm dừng để bảo toàn vốn, do Tập đoàn nhận thấy thị trường biến động. Đơn cử, Dự án Đầu tư mới nhà máy sợi II tại Chi nhánh sợi Nam Định đang phải tạm dừng do thị trường tiêu thụ giảm sút từ tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.
Quan điểm của Vinatex là đầu tư trong giai đoạn tới phải bao hàm cả hoạt động nghiên cứu - phát triển. Đây sẽ là đột phá nhằm tạo sự khác biệt và là sự điều chỉnh chiến lược, từ lấy ngành may làm trung tâm sang lấy công nghệ làm trung tâm, chuyển từ sở hữu vốn thông thường sang tập đoàn sở hữu công nghệ sản xuất, công nghệ quản lý, thị trường.
CenLand (CRE): Chuyển mình ngoạn mục, sẵn sàng bứt tốc "Cho tới thời điểm này, chúng tôi có thể khẳng định CenLand đã vượt qua giai đoạn dịch bệnh một cách mạnh mẽ và sẵn sàng tăng tốc trong thời gian tới", lãnh đạo CenLand khẳng định. Đa dạng nguồn hàng Khi dịch bệnh đã qua, bất động sản được đánh giá là một trong những lĩnh vực có đà phục hồi nhanh...