Từ cậu bé vớt củi tới “vua” tàu thủy Việt Nam
Năm 1916, Giang Hải Luân Thuyền Bạch Thái Bưởi Công ty đã ra đời. Tại các trụ sở của công ty này, ở vị trí cao nhất, người ta bắt đầu thấy phấp phới ngọn cờ hiệu màu vàng, có hình mỏ neo và 3 ngôi sao đỏ.
Đó chính là những năm tháng huy hoàng của doanh nhân Bạch Thái Bưởi. Ông chính là bậc thầy về kinh doanh, nhà tư sản dân tộc hàng đầu xứ ta.
Khởi nghiệp gian nan
Bạch Thái Bưởi có quá trình khởi nghiệp đầy vất vả và gian nan. Ông vốn sinh ra trong một hoàn cảnh không thuận lợi. Bạch Thái Bưởi, tên thật là Đỗ Thái Bửu, là con một gia đình nông dân nghèo ở làng An Phúc ( Yên Phúc), huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay là Yên Phúc, Hà Đông, Hà Nội). Gia đình ông vốn họ Đỗ. Cha ông là Đỗ Văn Cóp mất sớm, ông phải phụ giúp mẹ kiếm sống bằng nghề bán hàng rong. Sau, có một người nhà giàu họ Bạch nhận ông làm con nuôi và cho ăn học, ông mới đổi từ họ Đỗ sang họ Bạch.
Sau thời gian học quốc ngữ và tiếng Pháp, có khả năng sử dụng tiếng Pháp thành thạo, ông bỏ học đi làm ký lục cho một hãng buôn của người Pháp ở phố Tràng Tiền, Hà Nội. Khi đó ông có tên là Ký Năm.
Năm1894, ông chuyển sang làm cho một xưởng thuộc hãng thầu công chính và ở đây, lần đầu tiên ông được tiếp xúc, thu nhận những hiểu biết về máy móc, cách tổ chức, quản lý sản xuất. Năm 1895, ông được Phủ Thống sứ Bắc Kỳ chọn làm người giới thiệu những sản phẩm của Việt Nam tại hội chợ Bordeaux, nơi ông được tiếp xúc trực tiếp với văn minh phương Tây.
Khi về nước, với kiến thức và kinh nghiệm thu được trong thời gian ở Pháp, ông xin làm giám đốc công trình cầu Long Biên. Phát hiện thấy người Pháp đang cần gỗ xây dựng đường sắt, Bạch Thái Bưởi hùn vốn với một người Pháp làm đại lý cung cấp tà-vẹt gỗ cho Sở Hỏa xa Đông Dương.
Sau 3 năm kinh doanh, ông trở nên giàu có và tách riêng để kinh doanh độc lập bằng việc bỏ vốn ra buôn ngô. Lần này ông đã thất bại và lỗ nặng. Mặc dù vậy, ông vẫn tung nốt những đồng vốn còn lại vào một vụ đấu thầu hiệu cầm đồ của người Hoa ở Nam Định và ông đã trúng thầu. Ông lãnh thêm việc thầu thuế chợ ở Vinh (1906-1913), ở Nam Định (1906-1909), ở Thanh Hóa (1907-1909).
Doanh nhân Bạch Thái Bưởi.
Bà Bạch Quế Hương (sinh năm 1961, Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội) – chắt nội của doanh nhân Bạch Thái Bưởi kể lại là cụ khởi nghiệp từ rất sớm và từ một số vốn trời cho. Theo đó, ngày nhỏ, gia đình nghèo, Bạch Thái Bưởi thường theo mẹ đi vớt củi trên sông Nhuệ mang về bán kiếm tiền. Một lần, ông vớt được khúc củi khá lớn, mang về phơi ở sân. Nhưng không hiểu sao càng khô, khúc củi đó càng tỏa ra mùi thơm kỳ lạ.
Câu chuyện lan nhanh, đến tai các thương lái Trung Quốc. Họ tìm gặp ông để mua bằng được khúc củi khô này với giá cao ngất ngưởng. Sau này ông mới biết đó là khúc trầm hương vô cùng quý giá. Với số vốn từ thương vụ “củi khô”, ông bắt đầu lao vào học hỏi kinh doanh trên thương trường với nhiều nghề.
Video đang HOT
Những dòng lược sử về quá trình khởi nghiệp của Bạch Thái Bưởi cho thấy việc khởi nghiệp của Bạch Thái Bưởi dù có cả vốn liếng từ huyền thoại củi trầm hương, song vẫn đầy gian nan và vất vả. Nhìn với con mắt đương thời thì ông bắt đầu từ việc dở dang học hành, ra đời đi làm chân thư ký hãng buôn, rồi qua làm ở xưởng sản xuất, sau đó qua Pháp làm chân đứng chào gian hàng ở hội chợ Bordeaux, làm quản lý công trình xây dựng cầu Long Biên… Nhưng, quá trình này giúp ông lăn lộn, học hỏi các kiến thức kinh doanh như quản lý, bán hàng, quy trình mua bán, quy trình sản xuất, thậm chí cả tiếp thị và truyền thông…
Thương vụ đầu tiên đến với ông rất tự nhiên, từ sự nhạy bén: Bạch Thái Bưởi quyết bỏ nghề làm thuê, cung cấp tà-vẹt xe lửa cho Sở Hỏa xa Đông Dương – phương thức kinh doanh ngày nay gọi là “liên doanh hợp tác đầu tư với nước ngoài”. 3 năm liên doanh này giúp ông giàu to. Giai đoạn này, người Pháp xúc tiến việc mở đường sắt nối liền Bắc – Nam nên nhu cầu tà-vẹt gỗ rất lớn, Bạch Thái Bưởi dốc hết vốn liếng dành dụm bấy lâu cùng đối tác của ông để lãnh thầu cung cấp tà-vẹt cho công trình này suốt 3 năm ròng.
Vụ buôn ngô của Bạch Thái Bưởi có lẽ là thương vụ mở màn cho sự kinh doanh độc lập của ông đã mau chóng thất bại. Vớt vát tình thế, Bạch Thái Bưởi đi thầu kinh doanh tiệm cầm đồ ở Nam Định. Đó có lẽ là lần đầu tiên ông phải chạm mặt và cạnh tranh với các tư sản người Hoa. Thời đó, cầm đồ là lĩnh vực mà người Hoa độc quyền thao túng.
Để cạnh tranh, ông đem tất cả tài tổ chức, kinh nghiệm ra đối phó. Nhân viên toàn người Việt, lại ăn nói, cư xử nhã nhặn, tiền chịu lời phải chăng, cho nên dù bị nhà cầm quyền làm khó dễ đủ điều, thương khách người Hoa chèn ép chờ ông vỡ nợ…, nhưng khách hàng của ông vẫn ngày một đông. Ông thắng!
Tàu Bình Chuẩn trong lễ hạ thủy.
“Chúa” sông Bắc Kỳ, “Vua” tàu thủy Việt Nam
Năm1909, Bạch Thái Bưởi chân ướt chân ráo vào nghề vận chuyển khách đường sông với bao nhiêu kỳ vọng.
Ông bắt đầu bằng việc thuê lại 3 chiếc tàu (Phi Phụng, Phi Long và Khoái Tử Long) của một hãng tàu Pháp chở thư và hành khách đường sông Bắc Kỳ, có tên là A. R. Marty, vừa hết hạn hợp đồng với chính phủ. Ông đã cho tàu chạy 2 tuyến đường: Nam Định – Hà Nội và Nam Định – Bến Thủy (Vinh).
Bỏ cả núi tiền ra thuê tàu đã khó nhưng khó hơn là làm sao có khách. Vì ông sẽ phải đối mặt và cạnh tranh với hai loại đối thủ nặng ký nhất là các chủ tàu người Pháp và người Hoa. Mặc dù ông đã có nhiều kinh nghiệm trong làm ăn với người Pháp và vừa thắng người Hoa trong lĩnh vực cầm đồ tại Nam Định nhưng kinh doanh vận tải đường sông là chuyện khác hẳn. Đối thủ của ông không những có thế lực lớn mà còn nhiều kinh nghiệm hơn ông.
Mệt mỏi và căng thẳng đã đến với ông trong cuộc đụng độ, cạnh tranh không cân sức. Giới thương gia Pháp và Hoa lúc đầu rất ngạc nhiên khi thấy một người Việt dám lao vào vùng “cấm địa” của họ. Lúc đó, đây là lĩnh vực độc quyền khai thác của tư bản người Pháp. Các hãng tàu biển nổi tiếng bấy giờ là Messagerie Maritime và Chargeurs Reuni, hãng Marty tại Hà Nội, hãng Deschwanden ở Hải Phòng và một số hãng của người Hoa có khoảng 20 chiếc tàu đã chiếm trọn thị trường hàng hải Việt Nam. Về sau, họ mới lo sợ, kết hợp với nhau để loại trừ ông.
Cuộc tranh đua rất căng thẳng: ông hạ 1 giá, họ hạ 2 giá; ông đãi khách uống trà, họ thết khách thêm bánh ngọt. Giá tàu từ Nam Định lên Hà Nội: trước là 40 xu, nay còn 5 xu… So với các thương gia người Pháp và người Hoa, tình thế của ông thật nguy ngập: mướn 3 chiếc tàu, mỗi tháng trả 2.000 đồng mà mỗi chuyến chỉ thu được 20 đồng.
Trong tình thế cực kỳ gay go đó, Bạch Thái Bưởi đã nghĩ tới một thứ vũ khí mà người Hoa không thể có, đó là tinh thần dân tộc. Bạch Thái Bưởi tin rằng, sự nghiệp kinh doanh của mình diễn ra trên Tổ quốc mình, xung quanh là đồng bào mình, chắc chắn sẽ thắng lợi.
Ông đổi tên tàu với những cái tên gợi nhớ đến cội nguồn, lịch sử hào hùng của dân tộc như Lạc Long, Hồng Bàng, Trưng Trắc, Đinh Tiên Hoàng, Lê Lợi, Hàm Nghi… Trên tinh thần “ta về ta tắm ao ta”, người Việt giúp nhau để chấn hưng nền kinh tế, ông tổ chức các đoàn diễn thuyết trên các bến tàu, nêu rõ những thiệt thòi của người Việt, cổ vũ tinh thần đồng bang.
Mộ doanh nhân Bạch Thái bưởi bên cạnh mộ người cha Đỗ Văn Cóp.
Ông treo một cái ống trên tàu, để ai thấy việc làm của ông là đáng khuyến khích, bỏ tiền vào, giúp cho chủ tàu giảm lỗ. Kết quả, hành khách dần bỏ tàu Hoa mà đi tàu Việt. Ông đã sử dụng thành công tinh thần dân tộc như một vũ khí để chiến thắng đối thủ cạnh tranh của mình.
Từ sự thành công này, ông đã thâu tóm các đội tàu của các công ty Pháp và Hoa bị phá sản như Marty d’Abbadie, Công ty Desch Wander… Tên những con tàu của các hãng bị ông đánh bại và mua lại đã được gắn đầy trên bức tường trong phòng làm việc của ông.
Năm1915, có một sự kiện đáng lưu ý trong tầm nhìn của Bạch Thái Bưởi, đó là ông đã quyết định mua lại xưởng sửa chữa và đóng tàu của A. R. Marty, một trong những xưởng đóng tàu đầu tiên ở Hải Phòng. Sau 7 năm kinh doanh trên sông nước, Bạch Thái Bưởi đã tạo dựng cơ ngơi khép kín từ chạy tàu đến đóng tàu, sửa chữa tàu và các chi nhánh ở nhiều nơi. Và ở Hải Phòng, lá cờ hiệu màu vàng có hình mỏ neo và 3 ngôi sao đỏ của Giang Hải Luân Thuyền Bạch Thái Bưởi Công ty tung bay phấp phới.
Năm 1917, hãng Deschwanden của Pháp bị phá sản, Bạch Thái Bưởi mua lại 6 chiếc tàu khác của hãng này. Ngày 7-9-1919, công ty của Bạch Thái Bưởi đã hạ thủy tại Cửa Cấm (Hải Phòng) chiếc tàu Bình Chuẩn hoàn toàn do người Việt thiết kế, thi công. Con tàu Bình Chuẩn dài 42m, rộng 7,2m, cao 3,6m, trọng tải 600 tấn, động cơ compound 450 mã lực, chạy bằng hơi nước có dung tích 8 mét khối, vận tốc đạt 8 hải lý/giờ.
Tàu Bình Chuẩn chạy chuyến đầu tiên từ Hải Phòng cập bến Sài Gòn ngày 17-9-1920, trong sự đón chào nồng nhiệt của giới công thương Sài Gòn. Sự việc này được xem là tượng trưng cho “Phong trào chấn hưng thương trường cổ động thực nghiệp” của giới tư sản Việt Nam lúc đó.
Từ đó, ông Bạch Thái Bưởi được mệnh danh là “Chúa sông Bắc Kỳ”. Công ty của Bạch Thái Bưởi bắt đầu mở rộng tầm hoạt động khắp Đông Dương và các nước lân cận như Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Philippines và cả Hong Kong. Đỉnh cao phát triển của công ty là khoảng cuối thập niên 1920 đầu 1930; khi ấy công ty có trên 40 con tàu và sà lan chạy trên tất cả các tuyến đường sông Bắc Kỳ và cả các nước, vùng lãnh thổ lân cận, với số lượng nhân viên lên tới 2.500 người làm việc trên các đội tàu, xưởng đóng tàu, dưới sự điều khiển của quản đốc có tên là Nguyễn Văn Phúc, một người tâm phúc của Bạch Thái Bưởi.
Công ty đã tiến hành bảo dưỡng định kỳ, tân trang những con tàu mua lại đã rách nát và đóng mới hàng loạt tàu pha sông biển. Văn phòng và chi nhánh của công ty có ở các thành phố lớn như Hà Nội, Nam Định, Tuyên Quang, Việt Trì, Bến Thủy, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Sài Gòn.
Theo nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc, không phải là người hàng đầu trong 4 người Việt Nam giàu nhất đầu thế kỷ 20 “nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xương, tứ Bưởi”, nhưng ông Bạch Thái Bưởi luôn nhận được sự kính trọng, ngưỡng mộ nhất. Lý do vô cùng đơn giản là ông luôn giương cao ngọn cờ dân tộc, khát vọng cải tạo xã hội. Ông mất vì bạo bệnh năm 1932. Nếu ông còn sống lâu hơn và nếu nước ta không có nhiều biến động sau đó thì chắc giờ đây ta đã có rất nhiều những tập đoàn hàng đầu cỡ Samsung, LG, Hyundai chưa biết chừng.
Theo Nguyễn Anh Thi (An ninh thế giới)
ĐBQH Dương Trung Quốc: Nên đặt tên đường là "ông bà Trịnh Văn Bô"
"Đã đặt tên đường nên đặt là "ông bà Trịnh Văn Bô", chúng ta đừng quên vai trò của cụ bà, nhất là theo nhận thức truyền thống "của chồng công vợ", Nhà sử học, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc nói khi trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội (sáng 24.11).
Nhà sử học, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc.
Nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết, ông có rất nhiều năm là thành viên hội đồng xét duyệt tên đường phố và biết một số nguyên tắc, chẳng hạn như người đó phải mất bao nhiêu lâu mới được công nhận đặt tên đường.
Vấn đề nữa là phải trên cơ sở danh sách nhân vật để tìm đường thích hợp nhất đặt tên. Ví dụ như là con đường đó phải nằm ở khu vực gần gũi với quê hương, địa bàn hoạt động của người được đặt tên, đồng thời, cũng phải thể hiện ở quy mô, vị trí con đường...
Vẫn theo Nhà sử học Dương Trung Quốc, về thủ tục không nhất thiết phải có sự thỏa thuận với gia đình nhưng khi chính quyền tiến hành nên có sự tham khảo ý kiến của gia đình.
"Gia đình của người được đặt tên đường cũng nên nhìn nhận việc đạt được sự tương xứng giữa con đường với công lao là rất khó. Bởi vì, quỹ đất đai chúng ta không chủ động được. Do đó, nếu có sự thương thảo trước, chia sẻ tất cả những khó khăn, tìm được cách làm tối ưu trong khả năng có thể thì sẽ không có trục trặc, còn khi để xảy ra trục trặc thì để lại những hiệu ứng xã hội rất đáng buồn", ông Quốc nói.
Nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết, với trường hợp của cụ Trịnh Văn Bô là rất tiêu biểu. Chúng ta thường quan tâm đến nhiều đối tượng như anh hùng trong chiến tranh, các nhà hoạt động chính trị, các nhà cách mạng. Còn kiểu người có đóng góp như cụ Trịnh Văn Bô là rất hiếm, do đó nên ưu tiên khi đặt tên đường.
"Đã đặt tên đường nên đặt là "ông bà Trịnh Văn Bô", chúng ta đừng quên vai trò của cụ bà, nhất là theo nhận thức truyền thống "của chồng công vợ". Cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ có đóng góp rất tiêu biểu chứ không phải riêng cụ ông Trịnh Văn Bô. Cả hai người đều có đóng góp tiêu biểu, khi tôn vinh họ cần đặt tên đường là "ông bà Trịnh Văn Bô", tôi nghĩ như vậy là thích hợp, còn không nhất thiết phải đặt tên hai con đường mang tên của cụ ông, cụ bà", Nhà sử học Dương Trung Quốc nói.
Báo chí đặt câu hỏi, đây không phải là lần đầu tiên hoãn đặt tên đường cụ Trịnh Văn Bô, trước đây, Hà Nội cũng đã dự định đặt tên cụ Bô nhưng không thành, ông Quốc cho rằng: "Đây là vấn đề của xã hội nên thành phố cũng cần có chủ kiến riêng và tham khảo ý kiến của gia đình. Tuy nhiên, việc tham khảo không có nghĩa, gia đình có mong muốn gì cũng đáp ứng cả mà phải từ rất thực tế".
Như Dân Việt thông tin, các đơn vị liên quan của Hà Nội đã có buổi làm việc, thẩm tra tờ trình, dự thảo nghị quyết về việc đặt tên và điều chỉnh độ dài một số đường, phố trên địa bàn thành phố năm 2017.Nội dung tờ trình dự thảo Nghị quyết được nêu ra tại cuộc họp cho thấy chỉ còn 19 đường phố mới thay vì con số 20 như đưa ra lấy ý kiến trước đó. Tên đường phố được đưa ra khỏi tờ trình là trường hợp của nhà tư sản Trịnh Văn Bô, người đã hiến tặng hơn 5.000 lượng vàng cho Chính phủ năm 1945.Ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Hà Nội lý giải: "Do chưa đạt được thống nhất với gia đình nên tuyến phố mang dự kiến đặt tên nhà tư sản Trịnh Văn Bô bị hoãn lại, không trình HĐND thông qua vào đầu tháng 12 tới".Ông Trịnh Cần Chính (con trai cụ Trịnh Văn Bô) cho biết, năm 2016, Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Hà Nội đã có ý định đặt tên Trịnh Văn Bô cho một con phố ở quận Cầu Giấy, con phố này kéo dài từ Nguyễn Văn Huyên ra đường Cầu Giấy nhưng sau đó bị thay thế bởi con phố mới tại cổng sau Học viện Quốc phòng.Ông Chính cho rằng phố mới này không xứng đáng với nhà tư sản Trịnh Văn Bô. Gia đình sẽ làm việc với Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Hà Nội để thống nhất lại.Ông Trịnh Văn Bô (1914-1988) là doanh nhân nổi tiếng giàu có tại Hà Nội đầu thế kỷ 20. Mùa thu năm 1945, gia đình ông đã ủng hộ 5.147 lượng vàng, tương đương 2 triệu đồng Đông Dương cho Chính phủ.Ông Trịnh Văn Bô mất năm 1988, thọ 74 tuổi. Vợ ông, bà Hoàng Thị Minh Hồ vừa mất ngày 5.11.2017, thọ 104 tuổi, tang lễ được tổ chức theo nghi thức cấp cao.
Theo Danviet
Hà Nội hoãn đặt tên phố mới theo tên nhà tư sản Trịnh Văn Bô Tên nhà tư sản Trịnh Văn Bô - người hiến tặng nhà nước hơn 5.000 lượng vàng trong năm 1945 chưa được đặt tên cho tuyến phố dài 1,2km trên địa bàn quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội. Trong tờ trình mới nhất của UBND TP.Hà Nội lên HĐND TP về việc đặt và điều chỉnh độ dài các tuyến phố vừa được Ban...