Tự cắt dây rốn bằng dao thái đồ ăn, trẻ sơ sinh bị uốn ván nặng
Tự dùng dao thái đồ ăn để cắt dây rốn, một trẻ sơ sinh 7 ngày tuổi ở huyện Mường Lát ( Thanh Hóa) bị nhiễm trùng uốn ván nặng đã được các bác sĩ Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cứu sống.
Ngày 29/4, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cho biết vừa cứu sống bệnh nhi Giàng Thị D. 7 ngày tuổi ở xã Mường Lý, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) bị uốn ván rốn.
Bé Giàng Thị D. được chăm sóc tại Bệnh viện.
Video đang HOT
Trước đó, bệnh nhi Giàng Thị D. nhập khoa Hồi sức tích cực sơ sinh Bệnh viện Nhi Thanh Hóa ngày 4/4 trong tình trạng co cứng toàn thân, miệng cắn chặt, cứng hàm. Cơn giật liên tiếp và tăng lên khi có tiếng động mạnh, kích thích hoặc đụng vào người bệnh.
Thông tin từ người nhà bệnh nhân cung cấp, Giàng Thị D. được sinh tại nhà. Bố của cháu D. đã sử dụng dao thái đồ ăn của gia đình cắt rốn cho bé.
Ngay sau khi nhập viện, Giàng Thị D. được các bác sĩ xác định bệnh nhân bị uốn ván rốn. Bệnh nhân được cách ly điều trị riêng với phòng kín, tránh ánh sáng tiếng động tối đa, an thần sâu, thở máy và nuôi dưỡng tĩnh mạch.
Bác sĩ Lê Xuân Trung, Trưởng khoa Hồi sức tích cực sơ sinh, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cho biết: “Sau 24 ngày điều trị tích cực, trẻ hết giật và cai được máy thở, hiện đã bú mẹ được. Dự kiến vài ngày tới, bệnh nhân sẽ được xuất viện về nhà”.
Bác sĩ Trung cũng khuyến cáo, để phòng trừ uốn ván sơ sinh ngoài những biện pháp vô khuẩn trong điều trị, chăm sóc trẻ trong và sau sinh thì tiêm vắc xin uốn ván là biện pháp quan trọng, hữu hiệu để phòng bệnh uốn ván sơ sinh. Vắc xin uốn ván rất an toàn cho cả mẹ và con. Vì thế, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, phụ nữ đang mang thai cần được tiêm vắc xin phòng uốn ván hoặc vắc xin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván.
Đẻ rớt có nguy cơ tái diễn không?
Bạn đọc T.A (quận Bình Thạnh, TP HCM) hỏi: 3 năm trước, em đã đẻ rớt trước ngày dự sinh 1 tuần, đau xong không lâu là con ra luôn, không kịp đến bệnh viện. Nay em lại có bầu, rất lo chuyện đẻ rớt dễ tái diễn.
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thông, Phòng khám Sức khỏe sinh sản Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC), trả lời: Vấn đề em gặp phải lần trước là "chuyển dạ nhanh", vì cổ tử cung mở quá nhanh, thai nhi do vậy mà bị tống xuất ra nhanh. Đẻ rớt thường gặp trong những cuộc chuyển dạ sinh con rạ nhiều hơn là con so.
Người đã có tiền sử đẻ rớt thì phải cảnh giác, cần đi khám thai ở các bệnh viện chuyên khoa để bác sĩ tư vấn cách phòng tránh nguy cơ đẻ rớt (Ảnh minh họa từ Internet)
Có nhiều nguyên nhân: đa sản (đẻ nhiều lần); chuyển dạ sinh con non tháng, nhẹ cân mà cơn gò cường tính; cổ tử cung, eo tử cung hở, mềm bẩm sinh... Cũng có khi không biết rõ nguyên nhân và được cho là cơ địa của sản phụ.
Trẻ sơ sinh đẻ rớt phải được kịp thời chăm sóc, theo dõi đề phòng biến chứng do sang chấn và nhiễm trùng, nhất là nguy cơ bệnh uốn ván sơ sinh nếu mẹ không được tiêm ngừa (VAT) đúng cách trong thai kỳ.
Trường hợp của em là người đã có tiền sử đẻ rớt thì cần cảnh giác, khám thai ở các bệnh viện chuyên khoa để các bác sĩ chẩn đoán, tiên lượng và có những biện pháp dự phòng nguy cơ đẻ rớt.
Trẻ nhiễm trùng huyết, hoại tử phần mềm vùng lưng do gia đình lấy kim khâu chích mụn Ngày 27/4, BV Nhi TW cho biết các bác sĩ của BV vừa xử trí thành công trường hợp trẻ sơ sinh 15 ngày tuổi bị nhiễm trùng huyết, hoại tử phần mềm vùng lưng do gia đình tự làm thầy thuốc: Lấy kim khâu quần áo để chích mụn nhọt. Trước đó, ngày 2/4, các bác sĩ Trung tâm Sơ sinh, BV...