Tự cạo lông vùng kín và hậu quả khó lường với trẻ nữ dậy thì
Bác sĩ chuyên khoa sản và phụ khoa cho biết, có những trường hợp phụ huynh đưa con gái tuổi 15, 16 tới khám vì bị chấn thương vùng kín, viêm nhiễm đỏ rát do các cháu tự vệ sinh cạo lông vùng kín.
Xây xát, viêm nhiễm, ngứa do tự cạo lông vùng kín
Theo BS. Nguyễn Ánh Thu – Chuyên khoa sản và phụ khoa tại một phòng khám ở Hà Nội cho hay, nhiều trẻ nữ tuổi mới lớn cảm thấy khó chịu khi lông mu phát triển nên đã tự dùng dao lam hoặc dao cạo râu để cạo cho đỡ phiền toái nhất là những khi có kỳ kinh nguyệt. Không ít trường hợp, phụ huynh dẫn con gái tuổi mới lớn 15, 16 tuổi tới phòng khám bởi con cho biết bị ngứa, rát bộ phận sinh dục. Việc viêm nhiễm vùng kín do cao lông là nguyên nhân khiến nhiều vị phụ huynh ít nghĩ tới đối với trẻ nữ.
BS. Ánh Thu cho biết, trường hợp một bé gái tên NTH học lớp 10 (16 tuổi) mới đây được mẹ cho tới khám. Trước đó, bé NTH thấy ngứa ở âm đạo. Lo lắng, em nói hiện tượng này với mẹ. Sau khi thăm khám, bác sĩ cho biết, bé gái bị viêm phụ khoa, phần da ở mu có những vết xước. Bé gái cho biết, mỗi lần tới kỳ kinh nguyệt, phần lông mu dày, rậm khiến em cảm thấy vướng víu và khó giữ vệ sinh, vì vậy em đã dùng dao lam để cạo để vệ sinh trong kỳ kinh dễ dàng hơn.
Trên thực tế nhiều phụ nữ sau mỗi lần cạo lông mu xong thường cảm thấy da ở bộ phận mu đỏ rát
Cạo lông mu có thể dẫn tới viêm nhiễm, kích ứng bộ phận sinh dục
Nói về việc trẻ nữ tuổi mới lớn có nên cạo lông mu hay không, BS. Ánh Thu phân tích: Lông mu có những chức năng đặc thù của nó.
Lông mu là một phần lông mọc ở xung quanh bộ phận sinh dục nữ giới. Lông mu thường cong, không thẳng như tóc. Cấu tạo lông mu gồm 3 phần: Phần nằm trong chân bì, phần mọc xuyên qua lớp thượng bì và phần nằm ở trên da. Nang lông sẽ bao bọc xung quanh rễ lông và nang lông có cấu tạo gồm 3 phần là: Bao nang lông, cổ nang lông và miệng nang lông.
không khuyến khích trẻ nữ tự cạo lông mu vì có thể dẫn đến những biến chứng khôn lường.
Lông mu ở nữ giới sẽ bắt đầu mọc khi bước vào tuổi dậy thì, trung bình từ 10 -14 tuổi. Tùy thuộc vào nồng độ hormon nữ giới mỗi người mà độ rậm rạp sẽ khác nhau. Nếu trẻ nữ có nồng độ hormon estrogen, progesteron cao thì sẽ có lông mu rậm rạp hơn. Màu sắc, độ dày, độ rậm rạp lông mu ở mỗi trẻ nữ sẽ khác nhau.
Video đang HOT
Lông mu cũng là một thành phần của cơ thể và có tác dụng đối với cơ thể. Lông mu giúp giảm bớt sự ma sát ở vùng kín khi cơ thể hoạt động (chạy bộ, đạp xe hoặc sự ma sát khi mặc quần bó sát…), giảm bớt được sự khó chịu của chúng ta.
Bên cạnh đó, lông mu còn giúp duy trì được nhiệt độ tại vùng kín. Mùa đông có thể giữ ấm cho “cô bé”, mùa hè lông mu làm mát cô bé bởi tuyến da dưới lớp lông. Lông mu có tác dụng giúp che chở, hạn chế sự tấn công của vi khuẩn và mầm bệnh đối với cơ quan sinh dục.
Theo Bs. Ánh Thu, nếu trẻ nữ tự cao lông mu có thể dẫn tới có nguy cơ bị viêm nhiễm, ngứa tại vùng kín bởi khi lớp lông mu bị loại bỏ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho một số loại vi khuẩn xâm nhập dễ dàng hơn vào cơ quan sinh dục.
Mặt khác việc tự cạo lông mu có thể làm xước vùng da sinh dục, kích ứng. Trên thực tế nhiều phụ nữ sau mỗi lần cạo lông mu xong thường cảm thấy da ở bộ phận mu đỏ rát. Đây chính là dấu hiệu báo “cô bé” của bạn đang bị viêm sưng.
Không chỉ vậy, việc cạo lông mu còn khiến lông sau đó mọc lên nhanh hơn, rậm và cứng hơn. Sau khi cạo lông mu, lông sẽ mọc nhanh hơn và quá trình lông mọc gây ngứa ở bộ phận mu. Có tới 80,3% phụ nữ cảm thấy âm đạo bị ngứa ngáy sau khi loại bỏ phần lông mu. Do đó, nên dừng việc cạo lông vùng kín nếu như không muốn bị đỏ rát và ngứa ngáy âm đạo. Những biện pháp khác như wax lông cũng gây ra tình trạng đau đớn và kích ứng tương tự.
Tuy nhiên, đối với một số trường hợp nên cạo lông mu như: lông quá rậm rạp, phụ nữ đang trong quá trình sinh nở hoặc để diện các bộ trang phục bikini sexy, quyến rũ khi đi biển…
Theo BS. Nguyễn Ánh Thu, không khuyến khích trẻ nữ tự cạo lông mu vì có thể dẫn đến hậu quả xấu. Nếu muốn thực hiện cắt tỉa lông mu thì cần trao đổi với mẹ và nếu thực hiện thì cần cẩn thận, tránh gây chấn thương cho vùng kín.
Khám phụ khoa khi chưa quan hệ tình dục có làm rách màng trinh?
Khám phụ khoa là một trong những điều cần thiết ở phụ nữ để tầm soát sớm bệnh tật. Những phụ nữ chưa từng quan hệ tình dục có nên thăm khám phụ khoa?
1. Vì sao chị em chưa quan hệ tình dục ngại đi khám phụ khoa?
Bình thường, kinh nguyệt của V.T.H rất đều, nhưng mấy tháng nay, chu kỳ bỗng bất thường, lúc dài ra, khi ngắn lại. Đã có bạn trai nhưng chưa từng đi quá giới hạn nên H. không sợ có bầu, nhưng cũng rất lo lắng. H. chia sẻ, cô cũng rất muốn đi khám nhưng khi kể với cô bạn thân thì được "phổ biến" là không nên vì trong lúc khám hay đặt thuốc, bác sĩ có thể vô tình làm rách màng trinh.
Vì thế, H. đã tự đi mua thuốc về uống để điều hòa kinh nguyệt, nhưng mãi không đỡ. Gần đây, H. lại bị rong kinh kéo dài khiến người xanh xao, mệt mỏi, nhưng vẫn không dám đi khám mà đợi cho bệnh tự hết.
Cũng vì ngại ngần mà T. (19 tuổi, Bắc Ninh) đã tự mua thuốc chữa bệnh phụ khoa chứ nhất định không đến khám tại bệnh viện. Tới khi không thể chịu được những cơn ngứa và bệnh tái phát mỗi ngày nặng thêm, T. mới đi khám. Bác sĩ cho biết, nếu cứ để tình trạng này kéo dài không chữa, có thể gây vô sinh do những biến chứng của viêm nhiễm. T. cho biết, cô không quan hệ với ai, lại luôn vệ sinh vùng kín rất sạch sẽ, vậy mà không hiểu sao lại bị như thế.
Thực tế, đa số phụ nữ chưa lập gia đình thường có tâm lý e ngại, xấu hổ khi nghĩ đến việc đi khám phụ khoa. Chỉ đến khi thấy có những dấu hiệu bất thường như: ngứa vùng kín, ra khí hư và có mùi hôi... mới tìm đến các cơ sở y tế để thăm khám. Điều này khiến cho không ít chị em bị mắc các bệnh phụ khoa nguy hiểm, là nguyên nhân dẫn tới vô sinh, hiếm muộn sau này.
Cần định kỳ thăm khám sức khỏe để phòng ngừa những biến chứng.
2. Khi nào nên khám phụ khoa?
Theo BS. Bùi Thị Phương (Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội), khám phụ khoa là một phần trong quá trình chăm sóc sức khỏe định kỳ. Phụ nữ nên khám phụ khoa lần đầu tiên ở tuổi 21. Sau đó, họ được lên lịch thường xuyên tùy thuộc vào độ tuổi và nguy cơ sức khỏe của mỗi người.
Ngoài ra, bác sĩ chuyên khoa cũng có thể yêu cầu khám phụ khoa vì những lý do như:
Tiền sử gia đình bị ung thư buồng trứng hoặc ung thư cổ tử cung.Đau vùng chậu hoặc đau khi quan hệ tình dục.Tiết dịch âm đạo bất thường hoặc chảy máu.Lo ngại về các bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc nhiễm trùng (STIs).Đang mang thai.
Phụ nữ từ 21 đến 65 tuổi, những người đã chuyển giới nhưng chưa hoàn thành phẫu thuật chuyển giới (nữ sang nam) cần được thăm khám phụ khoa định kỳ để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường.
3. Khám phụ khoa được thực hiện như thế nào?
Khám bên ngoài: Bác sĩ sẽ kiểm tra trực quan âm đạo và âm hộ của bạn.
Kiểm tra bằng tay: Bác sĩ sẽ đặt một hoặc hai ngón tay vào bên trong âm đạo và dùng tay kia ấn nhẹ xuống khu vực mà họ có thể cảm nhận được từ bên ngoài. Họ sẽ cảm nhận được kích thước và hình dạng của các cơ quan hoặc nếu bất kỳ khu vực nào bị mềm hoặc to ra.
Khám mỏ vịt: Một dụng cụ hình mỏ vịt được gọi là mỏ vịt sẽ được đưa vào âm đạo. Sau đó, mỏ vịt được mở để làm rộng và lan rộng thành âm đạo để có thể dễ dàng nhìn thấy âm đạo và cổ tử cung hơn.
Xét nghiệm cổ tử cung: Bác sĩ lấy mẫu tế bào từ cổ tử cung. Một mẫu chất lỏng cũng có thể được lấy từ âm đạo để kiểm tra nhiễm trùng. Xét nghiệm này tìm kiếm các tế bào tiền ung thư trên cổ tử cung. Xét nghiệm Pap không phải lúc nào cũng được thực hiện trong khi khám phụ khoa.
Khám trực tràng: Giúp phát hiện bất kỳ khối u hoặc bất thường nào khác.
Ung thư tử cung là một trong 2 căn bệnh ung thư phổ biến hàng đầu ở nữ giới
3. Phụ nữ chưa từng quan hệ tình dục sẽ được khám như thế nào?
Khi có các dấu hiệu bất thường nữ giới nên tìm hiểu và lựa chọn các bệnh viện hoặc phòng khám chuyên về sản phụ khoa uy tín để được tư vấn và thăm khám kịp thời.
Khám lâm sàng: Khi khám phụ khoa, bác sĩ sẽ hỏi tình trạng hôn nhân gia đình, tiền sử bệnh lý, dấu hiệu bệnh lý khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và phải đi khám.
Đối với nữ giới chưa từng quan hệ tình dục, bác sĩ chỉ thực hiện thăm khám phụ khoa ở bên ngoài vùng kín như khám ổ bụng, khung xương chậu.
Đối với bộ phận sinh dục ngoài: Kiểm tra vùng mu, phía ngoài âm đạo như môi lớn, môi bé, âm vật, tuyến bartholin... bằng mắt thường để nhận định. Nếu như ở những người đã có quan hệ tình dục thì khi thăm khám lâm sàng bác sĩ có thể can thiệp bằng mỏ vịt để có thể quan sát bên trong âm đạo và cổ tử cung. Tuy nhiên khi bệnh nhân là nữ giới chưa bao giờ quan hệ tình dục, bác sĩ tuyệt đối không có những thao tác can thiệp sâu bên trong vùng kín nên màng trinh sẽ không bị ảnh hưởng.
Khi thăm khám và qua các kết quả xét nghiệm, nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường mà cần phải kiểm tra bằng các can thiệp sâu vào bên trong âm đạo mới có thể kết luận chính xác như nội soi cổ tử cung, sinh thiết cổ tử cung, siêu âm đầu dò... thì bác sĩ cũng sẽ trao đổi trước với bệnh nhân về cách thức tiến hành cũng như mục đích của thăm khám đó. Nếu bệnh nhân đồng ý để can thiệp sâu và chấp nhận việc có thể gây rách màng trinh thì bác sĩ mới tiến hành thăm khám để xác định bệnh.
Để chăm sóc tốt sức khỏe, nữ giới chưa từng quan hệ cũng có nguy cơ phát sinh các bệnh phụ khoa ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Tốt nhất nên thăm khám phụ khoa định kỳ 6 tháng-1 năm/lần, tránh để xảy ra biến chứng nguy hiểm.
Nấm âm đạo tái đi tái lại: Chị em cần làm gấp 5 việc, đến bác sĩ phụ khoa chưa chắc đã tiết lộ với bạn Thông thường, khi bạn đi khám, bác sĩ cho thuốc rồi về đặt. Sau đó không lâu bạn lại bị tái nhiễm nấm âm đạo... Vậy phải làm sao? Bạn đi khám phụ khoa, được chẩn đoán nhiễm nấm âm đạo. Câu chuyện nhiễm nấm vùng kín rồi tái đi tái lại bao nhiêu lần khiến bạn quá đỗi ngán ngẩm. Rồi bác...