Tư cách tranh cử lãnh đạo ở các nước
Tổng thống Mỹ Barack Obama có thể tranh cử tổng thống tại Kenya song không thể ra ứng cử tại Indonesia, nơi ông trải qua thời niên thiếu.
Tổng thống Mỹ Barack Obama – Ảnh: AFP
Gốc gác của Tổng thống Mỹ Barack Obama từng là chủ đề gây tranh cãi trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên, buộc ông phải trưng cả giấy khai sinh chứng nhận ông sinh ra tại Hawaii để chứng tỏ mình đủ tư cách làm tổng thống Mỹ.
Tư cách tranh cử lãnh đạo ở các nước lại trở thành vấn đề được bàn tán sau khi cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton tiết lộ ông có thể tranh cử tổng thống Pháp hoặc Ireland, mặc dù điều này còn bị khá nhiều người nghi ngờ.
Điều II của Hiến pháp Mỹ vốn quy định “không ai ngoại trừ công dân tự nhiên (người có tư cách công dân Mỹ từ khi ra đời)” có đủ tư cách tranh cử tổng thống. Đây là lý do khiến tư cách tranh cử của ông Obama bị soi bởi một số người cho rằng ông không được sinh ra trên đất Mỹ.
Song không phải mọi nước đều có quy định như Mỹ. Tại Kenya, quê cha của ông Obama, hiến pháp quy định tổng thống phải là một “công dân Kenya”, ở tuổi 35 trở lên, và đã đăng ký bầu cử với tư cách cử tri tại các cuộc bầu cử quốc hội.
Rõ ràng, ông Obama chỉ mới đáp ứng một điều kiện trên 35 tuổi song bởi có cha là người Kenya, ông Obama được quyền xin nhập tịch và định cư tại Kenya, nên về lý thuyết ông có thể ra tranh cử tổng thống tại nước này, theo tờ Foreign Policy.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ông Barack Obama sẽ không có cơ may trở thành tổng thống tại đất nước nơi ông trải qua thời niên thiếu. Theo Hiến pháp Indonesia, tổng thống phải là một công dân Indonesia theo con đường tự nhiên.
Tại nhiều nước, đặc biệt những nước có cộng đồng người nhập cư lớn, việc lãnh đạo sinh ra tại nước ngoài không phải là điều hiếm thấy.
Tổng thống nổi tiếng nhất của Ireland trong thế kỷ 20, Eamon de Valera, ra đời tại New York (Mỹ). Tại Israel, Tổng thống Simon Peres sinh ra ở Ba Lan, và Phó thủ tướng Avigdor Lieberman, người sẽ tiếp quản công việc của Thủ tướng Benjamin Netanyahu trong trường hợp ông này mất năng lực, là người sinh ra tại Moldova.
Cựu Thủ tướng Li Băng Saad Hariri không chỉ sinh ra tại thủ đô Riyadh của Ả Rập Xê Út mà còn giữ lại quốc tịch nước này.
Tại các nước thuộc khối Thịnh vượng chung, nguyên thủ trên danh nghĩa là nữ hoàng Anh, mà theo pháp lý lại là công dân một nước khác. Cựu Thủ hiến Canada Michaelle Jean, đại diện cho nữ hoàng Anh, không chỉ là người nhập cư từ Haiti mà còn là công dân Pháp cho đến khi nhậm chức.
Tại Đức, mọi công dân trên 40 tuổi đều có tư cách tranh cử tổng thống. Hiến pháp Pháp không quy định rõ tổng thống phải được sinh ra trong nước. Tại Ý, mọi công dân trên 50 tuổi có thể trở thành tổng thống.
Nhiều nước châu Mỹ Latin quy định tổng thống phải là công dân tự nhiên. Ví dụ, tổng thống Mexico phải là công dân từ khi ra đời, có cha hoặc mẹ là người Mexico và định cư 12 năm tại nước này. Tổng thống Brazil cũng phải sinh ra trong nước.
Tranh cãi về nơi sinh từng nổ ra tại Peru khi giới truyền thông cho rằng cựu Tổng thống Alberto Fujimori sinh ra tại Nhật. Ông Fujimori đã trưng giấy khai sinh Peru để giám định vào năm 1997 song nhiều người vẫn còn nghi ngờ.
Tổng thống Iran không chỉ cần phải có dòng dõi Iran mà còn phải “đáng tin cậy và mộ đạo”.
Về lý thuyết, một người không sinh ra tại nước Anh, hoặc thậm chí không phải công dân Anh vẫn có khả năng trở thành thủ tướng. Thủ tướng là thành viên quốc hội được các đảng viên trong đảng của người này bầu ra. Theo luật Anh, một nghị sĩ “từ 18 tuổi trở lên, là công dân Anh hoặc công dân một nước thuộc khối Thịnh vượng chung hoặc Cộng hòa Ireland”.
Rõ ràng, sẽ vô cùng khó khăn để một người Ireland hoặc một người Bahamas (thuộc khối Thịnh vượng chung) trở thành thủ tướng Anh. Song, về mặt pháp lý, không có gì ngăn cản họ.
Cho đến nay, chỉ có một thủ tướng Anh không sinh ra tại quần đảo Anh – ông Bonar Law, người sinh ra tại tỉnh New Brunswick của Canada.
Theo TNO
Cầu thủ nhập tịch V-League bị đặt tên kỳ quái
Tiền đạo Samson (Hà Nội T&T) sẽ có tên tiếng Việt là Hà Nội Sơn sau khi được nhập tịch.
Samson sẽ có tên tiếng Việt là Hà Nội Sơn. Ảnh: ĐH.
Bầu Hiển tiết lộ: "Quá trình nhập tịch cho Samson đang diễn ra thuận lợi và khoảng một tháng nữa, Samson sẽ trở thành nội binh. Tên tiếng Việt của tiền đạo này sẽ là Hà Nội Sơn".
Chiến thắng 3-1 và cuộc lội ngược dòng của Hà Nội T&T trong trận derby Hà Nội mang dấu ấn đậm nét của Samson. Tiền đạo người Nigeria này trực tiếp ghi bàn gỡ hoà 1-1 cuối hiệp một và chuyền hai đường thành bàn, giúp Văn Quyết và Gonzalo mang thắng lợi về cho đội nhà.
Đây cũng là màn trình diễn thành công nhất của Samson kể từ khi anh chuyển tới khoác áo Hà Nội T&T sau bản hợp đồng triệu đô hồi đầu mùa. Trong niềm hạnh phúc ngây ngất sau chiến thắng trước CLB Hà Nội mà Samson trở thành tâm điểm, bầu Hiển tiết lộ anh sắp trở thành người Việt Nam.
Cả đội Hà Nội T&T vui mừng với thông tin này bởi khi tiền đạo người Nigeria được nhập tịch Việt Nam, HLV Phan Thanh Hùng sẽ có thêm sự lựa chọn về ngoại binh cho vị trí tiền vệ - nơi ông đang lên kế hoạch bổ sung.
Tuy nhiên, trong gần nửa năm qua, câu chuyện liên quan đến tên tiếng Việt của Samson trở thành đề tài hấp dẫn mà các cầu thủ Hà Nội T&T say sưa dự đoán. Người thì bảo Samson sẽ được đặt tên theo bầu Hiển và nhiều khả năng sẽ mang tên Đỗ Quang Sơn. Người thì nói, Samson nên được đặt tên theo Chủ tịch Nguyễn Quốc Hội để trở thành Nguyễn Quốc Sơn. Thậm chí, có lời đề nghị Samson nên là hậu duệ của HLV Phan Thanh Hùng để là Phan Thanh Sơn và thậm chí, anh có thể được đặt tên trùng với trợ lý Văn Sỹ Sơn. Nhưng cuối cùng, bầu Hiển đã đặt tên cho Samson là Hà Nội Sơn.
Theo Bưu Điện Việt Nam
CLB của bầu Kiên nhập tịch cho Johnny Nguyễn Cầu thủ người Pháp vừa chuyển quốc tịch để thi đấu cho CLB Hà Nội từ giai đoạn lượt về V-League. Johnny Nguyễn sẽ thi đấu ở V-League với tư cách nội binh của CLB Hà Nội. Ảnh: TTVH. Ngày 13/4, sau khi giải quyết xong các thủ tục giấy tờ, cầu thủ Việt kiều người Pháp Johnny Nguyễn đã có quốc tịch...