Từ bỏ những thói quen này để phòng tránh hen phế quản, ung thư
Người khi mắc hen phế quản nếu như tiếp xúc với yếu tố gây kích thích sẽ xuất hiện phản ứng ho, khó thở, nặng ngực, khò khè,…
Do đó, để phòng tránh hen phế quản cần hạn chế những thói quen xấu làm ảnh hưởng đến đường hô hấp, đặc biệt là hút thuốc lá còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
1. Thường xuyên dùng đồ ăn lạnh
Theo như các bác sĩ chuyên khoa cho biết việc sử dụng các loại thực phẩm lạnh như kem hay các đồ uống có đá sẽ làm cho tình trạng của hen phế quản và các bệnh về đường hô hấp nặng thêm.
Cho đến hiện nay vẫn chưa có bất kỳ một bằng chứng nào để chứng minh cho việc sử dụng các thực phẩm lạnh hay nước đá làm cho các cơn hen trở nên thường xuyên và trầm trọng hơn. Tuy nhiên các bác sĩ vẫn đưa ra lời khuyên cho bệnh nhân cách phòng tránh hen phế quản là giảm bớt sử dụng các loại đồ ăn lạnh.
Lời giải thích thuyết phục nhất cho lời khuyên này đó là nếu thường xuyên ăn thức ăn lạnh, hay đồ uống có đá sẽ làm cho lớp thành hệ thống các ống hô hấp bị khô. Điều này làm cho hệ hô hấp nhạy cảm và dễ bị kích thích từ các yếu tố bên ngoài. Từ đó dẫn đến các cơn hen thường xuyên bị tái phát.
2. Ăn nhiều vào bữa tối
Nếu vào bữa tối người mắc hen suyễn ăn quá nhiều có thể thể gây nên những cơn ho, đặc biệt là đối với những người mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản. Khả năng của hệ thống kết nối giữa việc giãn nở các cơ vòng và các phản ứng cơ thắt ở những bệnh nhân này thường rất kém. Nên sẽ làm cho lượng dịch vị ở trong dạ dày sau khi ăn bị chảy ngược lại ống thực quản. Điều này làm cho ống thực quản của bệnh nhân bị kích thích sẽ dẫn đến những cơn ho và hen.
Bởi vậy để phòng tránh hen phế quản và những cơn ho không mong muốn bạn nên tạo cho mình thói quen ăn tối sớm. Thời gian ăn tối nên trước lúc đi ngủ ít nhất là 2 giờ đồng hồ.
3. Khi đi ngủ nằm quá thẳng
Tư thế khi nằm ngủ cũng sẽ là nguyên nhân có thể gây nên những cơn ho vào buổi đêm. Vào ban đêm hầu hết phần dịch và nước nhầy được tích tụ trong suốt cả ngày sẽ dần chảy xuống họng.
Điều này sẽ làm cho cổ họng bị kích thích. Mặc khác đối với người bị hen phế quản phần cổ họng dễ bị kích thích sẵn điều đó làm cho các cơn ho và hen thường xuyên xảy ra hơn. Bởi vậy khi đi ngủ nên nằm tư thế nghiêng về 1 bên để tránh những cơn hen vào ban đêm để phòng tránh hen phế quản.
4. Thường xuyên ăn các món ăn chứa nhiều dầu mỡ
Việc thường xuyên ăn các món ăn chiên xào là điều cần hạn chế để phòng tránh hen phế quản. Bởi đây là một trong các nguyên nhân dẫn đến những cơn ho, hen khá phổ biến.
Trong thành phần của các món chiên có chứa một chất tên acrolein. Đây là hợp chất có thể gây dị ứng và làm gia tăng cảm giác muốn ho ở cổ họng. Bởi vậy tránh sử dụng các món ăn chứa nhiều dầu mỡ là điều cần thiết.
5. Thường xuyên hoạt động quá sức
Mắc hen phế quản không đồng nghĩa với việc phải dừng mọi hoạt động. Tuy nhiên bạn cũng không nên thường xuyên làm việc hay hoạt động quá nhiều.
Hoạt động quá sức sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến hệ hô hấp điển hình như khó thở, thở dốc, thở khò khè. Việc này sẽ làm cho cổ họng bị thích ứng gây nên những cơn hen ở những người đang mắc hen phế quản.
6. Hút thuốc lá
Hút thuốc lá là thói quen đặc biệt cần bỏ để phòng tránh hen phế quản. Khói thuốc là nguyên nhân gây nên rất nhiều bệnh về đường hô hấp cho cơ thể trong đó có hen phế quản. Khói thuốc không chỉ làm cho lớp niêm mạc ở cổ họng dễ bị kích ứng mà còn gia tăng khả năng mắc ung thư cho người hút hay những người thường xuyên hít phải.
Phòng tránh hen phế quản là điều cần thiết đối với tất cả mọi người. Bởi vậy nên tập cho mình những thói quen và lối sống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh để giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh và đạt được trạng thái tốt nhất
9 thực phẩm giàu estrogen không phải ai cũng biết
Khi thời kỳ mãn kinh diễn ra, hàm lượng estrogen sẽ giảm xuống đáng kể, kéo theo một số vấn đề không đáng có. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể chọn cách bổ sung thực phẩm giàu estrogen vào chế độ dinh dưỡng thường ngày.
Estrogen là nhóm hormone thiết yếu được tổng hợp trong cơ thể mỗi người. Tuy nhiên, vì một trong những tác dụng của estrogen là tăng cường phát triển những đặc tính sinh dục nữ nên phần lớn trường hợp, hàm lượng nội tiết tố này ở nữ cao hơn nam.
Thông thường, nồng độ estrogen sẽ tăng dần theo thời gian khi phụ nữ bước vào độ tuổi sinh sản, để giúp điều hòa kinh nguyệt. Sau đó, khi phụ nữ đến thời kỳ mãn kinh, hàm lượng hormone này sẽ suy giảm đáng kể, dẫn đến một số triệu chứng như dễ nổi nóng hay đổ mồ hôi đêm.
Video đang HOT
Đôi khi, lượng estrogen được sản sinh từ buồng trứng có thể không đủ để thực hiện tốt các nhiệm vụ của chúng. Lúc này, bạn sẽ cần bổ sung nhóm nội tiết tố nữ này từ bên ngoài. Theo nhiều chuyên gia, biện pháp bổ sung tốt nhất là thông qua thực phẩm tiêu thụ hàng ngày.
Vậy, bạn đã biết thực phẩm giàu estrogen gồm những loại nào chưa? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu qua viết dưới đây nhé.
Phytoestrogen là gì và ảnh hưởng đến sức khỏe ra sao?
Thực tế, khi nói về thực phẩm giàu estrogen, các chuyên gia chủ yếu đề cập đến thực phẩm giàu phytoestrogen. Đây là hợp chất thực vật tự nhiên có cấu trúc hóa học cũng như khả năng hoạt động tương tự estrogen do cơ thể sản xuất. Do đó, tiêu thụ nhiều phytoestrogen có thể giúp cải thiện nồng độ estrogen.
Sau khi được hấp thụ, phytoestrogen có xu hướng gắn vào các thụ thể estrogen và tăng cường hoạt động của hormone. Tuy nhiên, không phải phân tử phytoestrogen nào cũng làm như vậy.
Theo các nhà nghiên cứu, một số hợp chất phytoestrogen có nguy cơ kháng estrogen, nghĩa là ức chế chức năng và giảm nồng độ hormone này. Đây cũng là nguyên nhân phytoestrogen trở thành chủ đề gây tranh cãi về dinh dưỡng và sức khỏe trong nhiều năm gần đây.
Mặc dù một số chuyên gia lo ngại một lượng lớn phytoestrogen có thể gây mất cân bằng nội tiết tố, không ít kết quả nghiên cứu chỉ ra những lợi ích sức khỏe do chúng mang lại, ví dụ như:
- Cải thiện dấu hiệu mãn kinh
- Giảm nguy cơ loãng xương và một số loại ung thư, bao gồm gồm cả ung thư vú
9 thực phẩm giàu estrogen có thể bạn chưa biết
Nếu bạn vẫn chưa biết nên ăn gì để cải thiện hàm lượng nội tiết tố nữ, Hello Bacsi sẽ gợi ý cho bạn 9 loại thực phẩm như sau:
1. Không thể xem thường lượng phytoestrogen trong hạt lanh
Hạt lanh là một trong những nguồn cung cấp lignan dồi dào nhất.
Trong nhiều năm gần đây, hạt lanh đã trở thành một trong những thực phẩm lành mạnh được ưa chuộng nhờ lượng protein và chất xơ dồi dào. Tuy nhiên, ít ai biết rằng hàm lượng phytoestrogen trong loại hạt trên cũng nhiều không kém.
Hạt lanh chứa rất nhiều lignan, một dạng phytoestrogen. Theo ước tính từ các chuyên gia dinh dưỡng, hàm lượng lignan trong hạt lanh có thể cao gấp 800 lần so với những loại thực vật khác.
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu còn chứng minh lượng phytoestrogen trong hạt lanh đóng vai trò thiết yếu trong việc giảm thiểu nguy cơ phát sinh ung thư vú, đặc biệt ở phụ nữ sau mãn kinh.
2. Cẩn thận khi ăn đậu nành và đậu nành Nhật
Đậu nành Nhật nổi tiếng với giá trị dinh dưỡng cao.
Bạn có thể tiêu thụ đậu nành từ nhiều loại thực phẩm phổ biến, ví dụ như đậu hũ hay tempeh (một loại "thịt" chay xuất xứ từ Indonesia). Mặt khác, nếu bạn muốn dùng nguyên trái đậu, hãy thử món đậu nành Nhật luộc.
Cả đậu nành Nhật (đậu edamame) và đậu nành thông thường đều mang giá trị dinh dưỡng cao với nguồn cung cấp protein, vitamin cũng như chất khoáng dồi dào. Mặt khác, hai nhóm thực vật này còn chứa không ít isoflavone, một dạng khác của phytoestrogen.
Mặc dù vài kết quả nghiên cứu cho thấy isoflavone góp phần bảo vệ cơ thể khỏi một số loại ung thư vú nhưng nhiều chuyên gia cho rằng tác dụng của isoflavone trong đậu nành đối với nồng độ estrogen rất phức tạp.
Ngoài ra, một nghiên cứu còn chỉ ra phụ nữ dùng chất bổ sung protein đậu nành trong 12 tuần sẽ bị giảm nồng độ estrogen trong máu đáng kể.
Do đó, các nhà khoa học cho rằng họ sẽ cần nhiều nghiên cứu chuyên sâu hơn về việc tăng nồng độ estrogen bằng đậu nành trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
3. Ăn nhẹ với trái cây khô
Trái cây khô phù hợp cho việc lót dạ bằng bữa ăn xế.
Trái cây khô không chỉ là lựa chọn lý tưởng cho một bữa ăn nhẹ, đơn giản mà còn là một trong những loại thực phẩm giàu estrogen thường thấy.
Theo các chuyên gia, chà là, mận và mơ sấy khô là ba loại thực phẩm chứa nhiều phytoestrogen nhất trong nhóm thực phẩm này. Ngoài ra, thường xuyên dùng trái cây khô còn đem lại vô vàn dưỡng chất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể.
4. Hạt vừng, thực phẩm dân dã nhưng giàu dinh dưỡng
Hạt vừng cũng có thể góp phần cải thiện nồng độ estrogen trong cơ thể.
Vừng hay mè là những hạt nhỏ giàu chất xơ, thường được kết hợp nhiều trong các món Á nhằm tăng hương vị món ăn. Ở Việt Nam, hạt vừng vô cùng phổ biến.
Tuy vậy, ít người biết rằng hạt mè cũng nằm trong số những thực phẩm giàu estrogen. Theo kết quả từ một nghiên cứu, tác dụng của bột mè có thể ảnh hưởng tích cực đến nồng độ estrogen ở phụ nữ mãn kinh.
Cụ thể hơn, sau khi các tình nguyện viên dùng 50g bột mè mỗi ngày trong 35 ngày, khả năng hoạt động của estrogen đã tăng lên đáng kể so với trước đó. Đồng thời, chỉ số cholesterol trong máu của họ cũng có dấu hiệu cải thiện.
5. Tỏi cũng góp phần cải thiện nồng độ estrogen
Tỏi có thể giúp phụ nữ đối phó với một số tình trạng sức khỏe do mãn kinh.
Trong nền ẩm thực Việt Nam, tỏi là gia vị phổ biến với công dụng gia tăng hương vị cay nồng cũng như mùi thơm cho món ăn. Bên cạnh đó, tỏi còn mang giá trị dinh dưỡng không nhỏ.
Mặc dù các nghiên cứu về tác dụng của tỏi đối với sức khỏe tổng thể còn hạn chế, nhưng một số kết quả nghiên cứu trên động vật cho thấy loại gia vị có nguồn gốc từ thực vật này có khả năng ảnh hưởng đến nồng độ estrogen trong máu.
Thêm vào đó, một nghiên cứu ngắn hạn trong một tháng còn cho thấy phụ nữ mãn kinh khi dùng chiết xuất tỏi có thể phòng ngừa tình trạng mất xương liên quan đến thiếu hụt estrogen. Tuy nhiên, kết quả này cần có thêm nghiên cứu chuyên sâu để tăng độ tin cậy.
6. Thực phẩm giàu estrogen: đừng quên quả đào
Đào cũng là một nguồn cung cấp phytoestrogen phong phú.
Tương tự hạt lanh, đào cũng được đánh giá là thực phẩm giàu estrogen với lượng lignan dồi dào. Bên cạnh đó, khi nhắc về giá trị dinh dưỡng của loại hoa quả này, bạn không thể không kể đến hàm lượng vitamin và khoáng chất có trong đó.
Theo phân tích của các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ ăn giàu lignan có khả năng giảm 15% nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ sau mãn kinh. Điều này có thể liên quan đến một tác dụng của lignan ảnh hưởng lên quá trình sản sinh estrogen. Vì vậy, ngoài hạt lanh, bạn cũng nên cân nhắc bổ sung đào vào chế độ ăn uống nhé.
7. Các loại quả mọng cũng là nguồn cung cấp phytoestrogen dồi dào
Thực phẩm bổ sung estrogen không thể thiếu quả mọng.
Từ lâu, quả mọng đã nổi tiếng với nhiều lợi ích sức khỏe ấn tượng. Điều này nhờ vào lượng lớn dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể có trong nhóm trái cây này, bao gồm:
- Vitamin
- Khoáng chất
- Chất xơ
- Phytoestrogen
- Chất chống oxy hóa
Trong đó, một số nghiên cứu chỉ ra rằng dâu tây, nam việt quất và mâm xôi là ba nguồn cung cấp estrogen phong phú nhất.
8. Cám mì, một thực phẩm giàu estrogen khác
Bạn cũng có thể dùng thực phẩm chứa cám mì để bổ sung estrogen.
Ngoài hạt lanh và đào, cám mì cũng là một nguồn cung cấp lignan dồi dào. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc việc bổ sung estrogen bằng cám mì vì lượng lớn chất xơ trong đây có nguy cơ gây giảm nồng độ hormone estrogen của người dùng.
Mặt khác, các chuyên gia cũng cần thêm nhiều bằng chứng khoa học về ảnh hưởng của cám mì đối với hàm lượng estrogen trong cơ thể người.
9. Ăn nhiều loại rau họ cải cũng làm tăng estrogen
Các thực vật họ cải nổi danh với lượng dưỡng chất phong phú, bao gồm cả phytoestrogen.
Ngoài nổi tiếng với hương vị và độ dinh dưỡng nói chung, các loại rau họ cải còn được đánh giá là những thực phẩm giàu phytoestrogen, điển hình như:
- Bông cải trắng
- Súp lơ xanh
- Mầm cải Brussel (bắp cải tí hon)
- Bắp cải
Trong đó, cả hai loại súp lơ xanh và trắng đều chứa nhiều secoisolariciresinol, một hoạt chất thuộc nhóm lignan (phytoestrogen).
Mặt khác, mầm cải Brussel và bắp cải còn rất giàu coumestrol, một loại hợp chất dinh dưỡng thực vật khác đã được chứng minh về khả năng tác động tích cực đến hoạt động của estrogen.
Rủi ro tiềm ẩn của phytoestrogen: thực hư ra sao?
Bên cạnh những lợi ích sức khỏe tuyệt vời do phytoestrogen mang lại, đôi khi hoạt chất này vẫn có thể gây tác dụng phụ, đặc biệt nếu bạn tiêu thụ quá nhiều. Những giả thiết về tác dụng phụ của phytoestrogen đối với sức khỏe tổng thể gồm:
- Gây vô sinh
- Ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của hormone sinh dục nam
- Suy giảm chức năng tuyến giáp
Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu về giả thiết này chỉ mới tiến hành trên động vật. Để đi đến kết luận cuối, các chuyên gia sẽ cần nhiều bằng chứng thuyết phục hơn.
Mặc dù vậy, họ vẫn khuyến nghị mọi người nên dùng thực phẩm giàu estrogen một cách chừng mực, tạo điều kiện để cơ thể tiếp nhận tối đa dinh dưỡng từ chúng.
Nồng độ estrogen ở phụ nữ có xu hướng giảm khi họ tiến vào thời kỳ mãn kinh, dẫn đến một số tình trạng như dễ cáu kỉnh, đổ mồ hôi đêm hay thậm chí là tăng rủi ro phát sinh ung thư vú. Bạn có thể giải quyết tình trạng này bằng cách bổ sung các thực phẩm giàu estrogen vào chế độ dinh dưỡng. Tuy nhiên, bạn đừng quên tiêu chụ chúng với lượng vừa phải nhằm hạn chế nguy cơ gặp tác dụng phụ nhé.
Theo khoe365
Phòng chống ung thư bằng gia vị dân dã, bếp nhà nào cũng có Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tỏi mặc dù có mùi hắc nhưng lại là gia vị chứa tác dụng chống ung thư vô cùng tuyệt vời được nhiều người áp dụng. Bên cạnh đó, tỏi vừa rẻ tiền lại là gia vị phổ biến, luôn có sẵn trong bếp mỗi nhà. Nhiều loại thực phẩm dân dã có khả năng phòng ung...