Từ Bệnh viện Việt Đức chuyển sang, bệnh nhân yên tâm điều trị tại Bệnh viện Thanh Nhàn
Với các bệnh nhân và người nhà từ Bệnh viện Việt Đức chuyển sang, Bệnh viện Thanh Nhàn tiếp tục duy trì điều trị tốt nhất cho bệnh nhân; cùng với đảm bảo phòng chống dịch COVID-19.
Khu vực tiếp nhận người bệnh, người nhà từ Bệnh viện Việt Đức chuyển sang tại Bệnh viện Thanh Nhàn.
Sáng 5/10, ít tiếng đồng hồ sau khi được chuyển từ Bệnh viện Việt Đức sang bệnh viện Thanh Nhàn ngay trong đêm để đảm bảo giãn cách phòng dịch; các bệnh nhân đã ổn định tại các buồng bệnh, đảm bảo công tác điều trị, theo dõi theo phác đồ và đảm bảo an toàn phòng dịch.
Đi cùng chăm sóc vợ, anh Bùi Đức Anh (quê ở Hoà Bình) cho biết: “Vào hơn 22 giờ đêm ngày 4/10, chúng tôi được chuyển từ Bệnh viện Việt Đức sang Bệnh viện Thanh Nhàn. Vợ tôi bị u tuỷ đã nằm viện phẫu thuật từ ngày 22/9. Khi biết tin Bệnh viện Việt Đức ghi nhận ca mắc COVID-19 liên quan đến khu nhà D, chúng tôi đã rất lo lắng, hoang mang vì vợ tôi đang lúc sức khoẻ yếu lại sống trong khu vực có dịch. Chúng tôi chỉ biết nghe theo sự hướng dẫn của Bệnh viện, cố gắng tốt nhất để tránh lây lan dịch. Vì vậy, khi Bệnh viện có thông báo sẽ chuyển bớt người bệnh sang Bệnh viện Thanh Nhàn, chúng tôi cũng tuân thủ, miễn sao có thể an toàn. Rất may vợ tôi đã trải qua giai đoạn khó khăn nhất, đang hồi phục dần nên cũng có thể dễ dàng di chuyển, các y bác sĩ cũng hỗ trợ cho người bệnh”.
Theo anh Đức Anh, trước khi sang Bệnh viện Thanh Nhàn, anh và bệnh nhân đã được tiêm vaccine phòng COVID-19, được lấy mẫu xét nghiệm 2 lần, đều âm tính.
“Khi đến Bệnh viện Thanh Nhàn, các bác sĩ bên này đã sắp xếp khu vực điều trị riêng, giường bệnh, chỗ nghỉ và nhập viện ngay trong đêm. Sáng dậy bệnh nhân và người nhà đều được lo ăn sáng đầy đủ, các bác sĩ đi từng phòng hỏi thăm bệnh nhân, khám bệnh chu đáo; lúc này chúng tôi chỉ biết trông cậy vào các y bác sĩ”, anh Bùi Đức Anh chia sẻ.
Cũng đang chăm sóc người nhà tại khu vực dành riêng cho người bệnh và người nhà từ Bệnh viện Việt Đức chuyển sang, ông Lương Đức Bồng (ở Vũ Thư, Thái Bình) cho biết: “Chúng tôi đã rất lo khi có ca bệnh COVID-19 trong bệnh viện vì người bệnh rất yếu, sức khoẻ mong manh, nhất là người già như bố tôi. Được tiếp nhận sang bên này để tránh lây chéo, chúng tôi cũng yên tâm. Quá trình chuyển từ Bệnh viện Việt Đức sang đây tuy khá vất vả với người bệnh nhưng được tổ chức rất nhanh gọn, các y bác sĩ hỗ trợ rất nhiều từ đỡ người bệnh đi lại đến chuẩn bị đồ bảo hộ, đảm bảo khoảng cách di chuyển”.
Các bệnh nhân được bố trí buồng bệnh đảm bảo điều trị và phòng dịch,
Về công tác tiếp nhận điều trị người bệnh chuyển từ Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức sang, BS. Nguyễn Thị Lan Hương, Phó Giám đốc Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết: “Trong đêm 4/10, chúng tôi đã tiếp nhận 194 bệnh nhân từ Bệnh viện Việt Đức chuyển sang. Theo kế hoạch trong ngày 5/10, chúng tôi tiếp nhận thêm khoảng 200 bệnh nhân nữa. Với tinh thần hỗ trợ, tương trợ giữa các bệnh viện với nhau; chúng tôi sẽ hỗ trợ tối đa cho Bệnh viện Việt Đức; kết hợp vừa đảm bảo chuyên môn và đảm bảo công tác phòng chống dịch”.
Theo BS. Nguyễn Thị Lan Hương, đại đa số bệnh nhân được chuyển sang Bệnh viện Thanh Nhàn vào buổi tối, nên việc phát thuốc trong ngày tại Bệnh viện Việt Đức đã hoàn thiện. Một số bệnh nhân đang trong giai đoạn cấp cứu, Bệnh viện Thanh Nhàn vẫn tiếp tục duy trì điều trị cấp cứu, thuốc, dịch truyền, cung cấp oxy và các chế phẩm máu để duy trì điều trị cho bệnh nhân, đảm bảo các chỉ số sinh tồn.
Các bệnh nhân được tiếp tục duy trì điều trị tốt nhất.
Các bệnh nhân và người nhà từ Bệnh viện Việt Đức chuyển sang đều đã có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính, nhưng Bệnh viện Thanh Nhàn vẫn tiếp tục sàng lọc theo tiêu chuẩn đây là những người thuộc diện nguy cơ cao. Bệnh viện đã có kế hoạch sẽ liên tục xét nghiệm trong 1- 2 ngày và xét nghiệm theo định kỳ để phát hiện sớm nhất nếu có F0, bóc tách sớm nhất các F0, đảm bảo an toàn cho khu điều trị.
“Chúng tôi vẫn phải nhắc nhở, kiểm soát với các bệnh nhân, người nhà bệnh nhân để họ tránh đi lại nhiều trong khu vực các buồng bệnh; đảm bảo không bị lây chéo giữa các buồng bệnh. Bên cạnh đó, Bệnh viện cũng đảm bảo công tác chống nhiễm khuẩn, đảm bảo ăn uống, sinh hoạt cho người bệnh được tốt nhất. Tất cả các vấn đề về mặt chuyên môn, chăm sóc hậu phẫu, chúng tôi cũng cố gắng hết sức mình để người bệnh được yên tâm trong cả chuyên môn và công tác phòng chống dịch”, BS. Nguyễn Thị Lan Hương cho biết.
Ngay trong sáng 5/10, các bác sĩ đã đi từng buồng, khám và thăm hỏi từng bệnh nhân. Với những ca bệnh nặng, hoặc vẫn cần theo dõi chặt chẽ, Bệnh viện Thanh Nhàn có kết nối với Bệnh viện Việt Đức trong từng chuyên khoa qua hệ thống hội chẩn trực tuyến TeleHelth để đảm điều trị cho người bệnh.
Công tác phòng dịch trong khu vực này được đảm bảo nghiêm ngặt.
Để đảm an toàn trong phòng chống dịch COVID-19, trong khi Bệnh viện vẫn tiếp nhận, điều trị cả các bệnh nhân thông thường, Bệnh viện Thanh Nhàn đã phân luồng rất chặt chẽ những người đến Bệnh viện ngay từ ngoài cổng.
Theo BS. Nguyễn Thị Lan Hương, Bệnh viện bố trí khu tiếp nhận các trường hợp từ Bệnh viện Việt Đức sang cách ly, kể cả khu điều trị người bệnh COVID-19 là khu riêng biệt, có cầu thang riêng biệt, lối đi riêng biệt, cách ly hoàn toàn với các khu thông thường. Ngay từ ngoài cổng, qua khâu sàng lọc, khi nào có trường hợp có yếu tố nguy cơ, Bệnh viện sẽ bố trí cho lên khu cách ly riêng. Còn các bệnh nhân thông thường đến, Bệnh viện vẫn duy trì khám và điều trị bình thường.
“Nhờ sàng lọc kỹ, cố gắng đảm bảo phòng dịch nên từ khi dịch xuất hiện, tại Bệnh viện Thanh Nhàn chưa có một trường hợp nào bị lây nhiễm chéo tại Bệnh viện và trong khu cách ly”, BS. Nguyễn Thị Lan Hương cho biết.
Ảnh: Hàng trăm lượt xe xuyên đêm đưa hơn 1.000 người rời Bệnh viện Việt Đức để giải toả và "làm sạch" BV
Từ 19h tối 4/10, đến rạng sáng 5/10, hàng trăm lượt xe vẫn khẩn trương, vận chuyển hơn 1.000 bệnh nhân và người nhà bệnh nhân rời Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đến 3 bệnh viện khác trên địa bàn Hà Nội.
Video đang HOT
Từ 19h tối 4/10, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức phối hợp với các cơ quan ban ngành đưa hơn 1.000 bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đến 3 bệnh viện gồm Thanh Nhàn, Đại học Y Hà Nội và Đức Giang. Công tác này nhằm giãn cách và dần làm sạch Bệnh viện Việt Đức sau khi cơ sở y tế ghi nhận hàng loạt ca nhiễm Covid-19 trong những ngày qua.
Tại phố Phủ Doãn - Tràng Thi, khoảng 50 xe các loại bao gồm xe cấp cứu, xe buýt, xe khách với hàng trăm lượt di chuyển, khẩn trương vận chuyển bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Tất cả người dân được trang bị đầy đủ bảo hộ, thiết bị phòng chống dịch cần thiết theo đúng quy định của ngành y tế.
Được biết, một lượt xe buýt và xe khách chở trung bình từ 15-20 người, chủ yếu là người nhà bệnh nhân và bệnh nhân bệnh nhẹ. Đối với những bệnh nhân nặng phải cấp cứu được vận chuyển bằng xe cứu thương, trên xe có từ 1-2 người.
Tại ngã tư Tràng Thi - Phủ Doãn tối 4/10, cơ quan chức năng bố trí lực lượng điều tiết vận chuyển đưa người dân rời Bệnh viện Việt Đức
Khoảng 50 xe thuộc các loại cấp cứu, xe buýt, xe khách được điều động
Từng lượt xe cấp cứu rời khỏi bệnh viện, trên xe có 1-2 người dân
3 bệnh viện Thanh Nhàn, Đại học Y Hà Nội, Đức Giang cũng điều xe tới hỗ trợ Bệnh viện Việt Đức
Ngay từ tối 4/10, lực lượng chức năng gồm công an, thanh tra giao thông được tăng cường để phân luồng giao thông, hỗ trợ các xe di chuyển ra/ vào bệnh viện. Đến rạng sáng ngày 5/10, các xe vẫn tiếp tục vận chuyển người đến các cơ sở y tế.
Tại cổng chính của Bệnh viện Việt Đức (số 40 Tràng Thi), các xe xếp hàng lần lượt chờ vào bên trong đón bệnh nhân. Người dân lỉnh kỉnh đồ đạc được lực lượng chức năng hỗ trợ, trong đó có nhiều người ngồi xe lăn, nằm cáng.
Trao đổi với chúng tôi, một lãnh đạo UBND quận Hoàn Kiếm cho biết, trong tối nay, quận cùng các đơn vị liên quan hỗ trợ Bệnh viện Việt Đức di chuyển bệnh nhân, người nhà bệnh nhân sang các bệnh viện khác. Trong đó, thành phố hỗ trợ 5 xe, mỗi bệnh viện tiếp nhận hỗ trợ 5 xe, số còn lại của các đơn vị chức năng khác và của địa phương.
Đại diện xe buýt nhanh Hà Nội cho biết, nhiều ngày qua, đơn vị đã phối hợp cùng các cơ quan chức năng vận chuyển những bệnh nhân từ Bệnh viện Việt Đức sang các bệnh viện khác để điều trị.
"Có những hôm, chúng tôi phải làm việc đến 2-3h sáng với nhiều lượt vận chuyển để kịp đưa hết F0, F1 và người nhà bệnh nhân đi cách ly tập trung", vị đại diện nói.
Lực lượng chức năng phân luồng giao thông
Bệnh nhân bệnh nặng được người nhà và nhân viên y tế dìu lên xe buýt
Trong khi đó tại Bệnh viện Thanh Nhàn, hàng chục nhân viên y tế điều tiết, tiếp nhận bệnh nhân
Các xe dừng trước toà nhà C - khu cách ly và điều trị
Người dân được chuyển từ Bệnh viện Việt Đức sang Bệnh viện Thanh Nhàn để giảm tải, làm sạch bệnh viện
Hơn 100 bệnh nhân và người nhà được hướng dẫn vào khu vực điều trị
Nhân viên y tế chuẩn bị cáng và xe lăn để hỗ trợ bệnh nhân bệnh nặng
Đêm cùng ngày tại Bệnh viện Thanh Nhàn (42 Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng), đơn vị này đã bố trí hàng chục nhân viên y tế để phân luồng, hướng dẫn và làm thủ tục tiếp nhận các bệnh nhân và người nhà bệnh nhân từ Bệnh viện Việt Đức.
Bệnh viện Thanh Nhàn tiếp nhận khoảng 182 người dân, trong đó có 16 bệnh nhi. Tất cả được chuyển điều trị tại khu cách ly nhà C của bệnh viện.
Từ 20h tối, Bệnh viện Thanh Nhàn tiếp nhận những bệnh nhân đầu tiên. Trước khi xuống xe, các nhân viên y tế hỗ trợ người dân vận chuyển đồ đạc mang theo và kiểm tra đủ danh sách người.
Trước đó, tại buổi làm việc với Bộ Y tế sáng 4/10, lãnh đạo Bệnh viện Việt Đức cho biết hiện còn 1.054 bệnh nhân, 1.018 người nhà, hơn 1.000 nhân viên y tế đang có mặt trong khuôn viên bệnh viện. Đến nay tất cả những trường hợp này đã lấy mẫu xét nghiệm 2 lần.
Để giải toả và làm sạch bệnh viện, Bệnh viện Việt Đức đã liên hệ với Bệnh viện Đại học Y Hà Nội để chuyển bệnh nhân đến điều trị tiếp tục, dự kiến khoảng 200 người gồm cả bệnh nhân và người nhà; chuyển Bệnh viện Thanh Nhàn dự kiến 450 người; chuyển Bệnh viện Đức Giang 350 người.
"Chúng tôi đề nghị Bộ Y tế và Sở Y tế Hà Nội, các đơn vị chức năng liên quan khác hỗ trợ Bệnh viện Việt Đức trong việc di chuyển người bệnh, người nhà nhằm giãn cách để dần làm sạch bệnh viện", lãnh đạo Bệnh viện Việt Đức nói.
Bệnh viện cũng đề nghị quận Hoàn Kiếm chỉ đạo các đơn vị liên quan hỗ trợ về thủ tục đối với những trường hợp là người đã ghép tạng đến khám lại lấy thuốc để loại trừ thải ghép. Những người này đến khám trong ngày, vào đúng thời điểm bệnh viện tạm phong toả chống dịch hiện đang kẹt tại bệnh viện, họ mong được giải toả.
Từng bệnh nhân và người nhà lỉnh kỉnh đồ đạc
Một bệnh nhân nặng được hỗ trợ xe lăn, nhiều nhân viên y tế hướng dẫn
Dự kiến, hơn 1.000 bệnh nhân và người nhà từ Bệnh viện Việt Đức, sẽ được vận chuyển đến 3 bệnh viện khác trên địa bàn
Tính đến tối 4/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, chuỗi lây nhiễm liên quan Bệnh viện Việt Đức đã có 41 ca Covid-19. Trong đó, 33 người tại Hà Nội và 8 người tại 4 tỉnh, thành khác gồm Nam Định (4 ca), Hưng Yên (1 ca), Hà Tĩnh (2 ca) và Hải Dương (1 ca).
Họ gồm 18 người nhà, 17 bệnh nhân, 5 nhân viên làm việc tại bệnh viện và 1 người chuyên giao cơm trước cổng bệnh viện. Thêm một khoa của bệnh viện xuất hiện F0, như vậy, các bệnh nhân phân bố tại: Trung tâm phẫu thuật Đại trực tràng tầng sinh môn (tầng 7 nhà D), Khoa phẫu thuật Tiêu hóa (tầng 7 nhà D), Khoa Ung bướu (tầng 8 nhà D), Khoa Hồi sức tích cực 2, nhà ăn bệnh viện và phố Phủ Doãn bên ngoài bệnh viện.
Theo CDC Hà Nội, ca mắc đầu tiên được ghi nhận tại Bệnh viện Việt Đức là người đàn ông 49 tuổi, quê huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, đến chăm sóc người thân tại khoa Ung bướu, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ ngày 19/9. Trước khi vào viện, ông này test kháng nguyên âm tính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh. Ngày 29/9, Bệnh viện Việt Đức xét nghiệm PCR cho ông trước khi ra viện, kết quả nghi ngờ, sau đó CDC Hà Nội khẳng định dương tính.
Cơ quan y tế đã lấy 16.850 mẫu xét nghiệm gồm nhân viên y tế, người bệnh, người chăm sóc bệnh nhân hiện ở trong bệnh viện; người dân khu vực xung quanh BV và những người về từ BV nửa tháng qua.
Ông Trương Quang Việt, Phó Giám đốc CDC Hà Nội nhận định cơ bản đã khoanh vùng được chuỗi lây nhiễm bên trong bệnh viện. Kể cả những bệnh nhân đã xuất viện từ ngày 15/9 đến nay, các địa phương đều đã nắm danh sách và kiểm soát. CDC sẽ tham mưu phương án phòng, chống dịch tiếp theo cho bệnh viện và quận Hoàn Kiếm.
Theo Phó Giám đốc CDC Hà Nội, việc đưa người nhà bệnh nhân đi cách ly tập trung là điều đã được tính đến từ trước, nhằm giãn cách, hạn chế lây nhiễm chéo. "Khoảng 1.100 người nhà bệnh nhân là áp lực rất lớn cho bệnh viện trong việc giãn cách và phòng chống dịch", ông Việt nói.
Hà Nội rà soát những người đã từng đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ ngày 15/9 Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội vừa có công văn gửi Trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã về việc xử trí với người liên quan đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 cho bệnh nhân, người nhà tại Bệnh viện Việt Đức. Ảnh: TTXVN Theo đó, để chủ động phòng, chống...