Từ “Bất động sản trừ tà” đến “An gia”: đây là 5 tựa phim xoay quanh bất động sản vô cùng thú vị
Không quá tập trung vào những bài học “khó nuốt” về ngành bất động sản hay môi giới một cách truyền thống, phim ảnh thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, giúp cho người xem hiểu thêm về ngành nghề này. Thậm chí, các tựa phim sau còn giúp những người làm trong lĩnh vực này có được sự thấu hiểu, san sẻ và khích lệ.
“ The Big Short” (2015): Bóc trần bộ mặt tham lam của những kẻ cơ hội trong giới bất động sản
“The Big Short” (Đại suy thoái) kể lại một cách hấp dẫn câu chuyện về thảm kịch kinh tế lớn nhất ập lên đầu nước Mỹ từ sau thời kỳ Đại suy thoái (năm 1929) – Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Lúc bấy giờ, giới đầu tư không nhắm đến các công ty công nghệ kiếm tiền khác, họ tìm đến các sản phẩm có giá trị bền vững và tưởng chừng như không bao giờ mất giá – đó là bất động sản. Câu chuyện trong “The Big Short” diễn ra dưới con mắt và trải nghiệm của một nhóm nhỏ những tay môi giới tự do lắm mưu nhiều kế. Họ tìm được cách trở thành những giám đốc ngân quỹ. Qua đó kiếm được hàng tỷ đô nhờ vào việc đặt cược dựa trên bất động sản.
Phim đã đoạt giải Oscar năm 2016 cho kịch bản chuyển thể hay nhất. Tác phẩm cũng hội tụ các ngôi sao Hollywood hàng đầu như Brad Pitt, Chistian Bale, Ryan Gosling, Steve Carrel…
“The Big Short” đã khắc họa rõ nét những đại gia ngân hàng lộn xộn, mất kiểm soát và thiếu sự quản lý chặt chẽ của chính quyền. Những tay giám đốc ngân hàng thì luôn tham vọng kiếm được hàng tỷ đô tiền lãi. Nhu cầu về những khoản cầm cố sinh lời cao và những khoản phát sinh từ những khoản cầm cố đó đã tạo ra một cơ cấu kinh tế như quả bom hẹn giờ chỉ chực chờ phát nổ. Bộ phim là một ví dụ cụ thể về làm tiền kiểu Mỹ, và cách làm tiền này dựa trên chính lòng tham và các kiểu làm tiền khác.
“Hoa du ký” (2017): Lấy cảm hứng từ “Tây du ký” và kết hợp yếu tố bất động sản, làm nên một câu chuyện đủ đầy cảm xúc
“Hoa du ký” (A Korean Odyssey) không phải là một phiên bản remake hay chuyển ngữ của “Tây du ký”, mà được cải biên từ tác phẩm kinh điển của văn học Trung Hoa với bối cảnh hiện đại. Từ cuộc hành trình của 4 thầy trò Đường Tăng đi lấy kinh, cặp chị em biên kịch họ Hong – bộ đôi từng nổi tiếng với “Master’s Sun”, “Bạn gái tôi là hồ ly” đã biến “Tây du ký” trở thành một phiên bản vô cùng lạ lẫm và thú vị. Lee Seung Gi trong vai Son O Gong – hóa thân thành Tề thiên đại thánh khi nghe đến tên ai cũng phải khiếp sợ và Jin Sun Mi (Oh Yeon Seo) – giám đốc bất động sản chuyên mua những mảnh đất bị ma ám và hóa giải những uẩn khúc của các linh hồn. Cả hai rơi vào vòng xoáy của cuộc chiến thiện ác, cùng với mối quan hệ oan gia ngõ hẹp với Woo Ma Wang (Cha Seung Won).
Không kể về hành trình đi Tây Thiên thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng, “Hoa Du Ký” diễn ra trong bối cảnh thời hiện đại, nơi có những yêu quái nghìn năm tuổi sống chung với con người bằng cách che giấu thân phận thật sự của mình.
Bên cảnh những ý kiến trái chiều về “Hoa du ký”, người hâm mộ cũng phải thừa nhận rằng, nhà sản xuất đã mang đến một phim vô cùng sáng tạo so với những tác phẩm lúc bấy giờ. Không chỉ tập trung vào các yếu tố siêu nhiên, bộ phim còn lồng ghép các câu chuyện uẩn khúc thông qua mau bán bất động sản; điều này khiến “Hoa du ký” nhiều sắc màu hơn và vô cùng sinh động.
“ Thế lực cạnh tranh” (2017): Cuộc chiến hấp dẫn xoay quanh tình yêu và thương trường nhà đất
“Thế lực cạnh tranh” (Fighting Time) kể về Tập đoàn mỹ phẩm hàng đầu Trác Áo đang lâm vào tình cảnh khốn khó. Tổng giám đốc công ty Thẩm Trí Trạch (Vương Diệu Khánh) quyết định tuyển dụng quản lý cấp cao Hứa Nặc (Phan Chi Lâm) với mức lương hấp dẫn để giải quyết các vấn đề trong công ty. Là một cô gái luôn có suy nghĩ lạc quan, yêu đời với tác phong làm việc vô cùng quyết đoán, Hứa Nặc đã thực hiện một cuộc cải cách lớn, gián tiếp gây ảnh hưởng đến lợi ích của các nhân viên lâu năm. Phó Chủ tịch Dư Mạn Ny (Ứng Thái Nhi) âm thầm hợp tác với nhóm những nhân viên đó để loại trừ Hứa Nặc.
Thế lực cạnh tranh với nội dung hấp dẫn cùng dàn diễn viên trẻ, tài năng: Vương Diệu Khánh, Ưng Thể Nghi, Ngụy Thiên Tường, Phan Chi Lâm….
Bộ phim của đạo diễn Lý Mục Cáp truyền tải thông điệp về quá trrinhf hoàn thiện và phát triển bản thân trong môi trường làm việc cạnh tranh khắc nghiệt của ngành bất động sản. Với sự thành công của mình, bộ phim đình đám này đã được Việt Nam remake với tên gọi “Tình yêu và tham vọng”. Với sự thể hiện của Nhan Phúc Vinh, Diễm My 9x… tác phẩm cũng được đánh giá là hấp dẫn và phù hợp với văn hóa nước nhà.
“An gia” (2020): Không đơn thuần là câu chuyện môi giới nhà ở
“An gia” (I Will Find You a Better Home) được chuyển thể từ tác phẩm truyền ăn khách “Your Home is My Business” của Nhật Bản với sự tham gia diễn xuất của dàn diễn viên nổi tiếng, thuộc phái thực lực như: Tôn Lệ, La Tấn, Tôn Giai Vũ, Vương Tử Kiện… Phim là bối cảnh công sở hiện đại, nơi những nhân viên quyết tâm theo đuổi sự thành công và danh vọng trong lĩnh vực kinh doanh nhà ở. Câu chuyện bắt đầu khi Phòng Tự Cẩm (Tôn Lệ) được phân về làm quản lý tại phòng giao dịch Tịnh Nghi, xảy ra mâu thuẫn với đội ngũ nhân viên dưới quyền của Từ Văn Xương (La Tấn). Tác phẩm phơi bày nỗi khổ của cả người mua – kẻ bán, và đánh trúng tâm trạng của những người xem về sự vất vả để có một ấm của riêng mình.
Bộ phim đứng đầu các bảng xếp hạng tỷ suất người xem của nhiều kênh, lập kỷ lục hơn bốn tỉ lượt xem trực tuyến, trở thành chương trình truyền hình nổi tiếng nhất ở Trung Quốc trong 3 năm qua.
“An gia” không thuộc thể loại ngôn tình đô thị lãng mạn mà đi sâu vào khai thác bất động sản; tuy nhiên, kịch bản phim đã biết cách sắp xếp, kết hợp với những tình huống hài hước, thực tế và giàu tính nhân văn để khiến câu chuyện nhẹ nhàng, gần gũi hơn. Bộ phim còn được các đại lý bất động sản khen ngợi vì đã khám phá ra những sự tình ẩn sâu bên trong của ngành bất động sản. Thậm chí, trên weibo, người làm trong lĩnh vực này còn cho biết họ cảm thấy được từ phim sự đồng cảm, khích lệ một cách sâu sắc.
“Bất động sản trừ tà” (2021): Hóa giải những uẩn khúc của linh hồn thông qua mua bán bất động sản
“Bất động sản trừ tà” (Sell Your Haunted House) là câu chuyện huyền bí về một công ty bất động sản chuyên trừ tà ma. Phim thuộc thể loại giả tưởng lấy bối cảnh hiện đại, nơi mà những hồn ma vất vưởng vì những lý do riêng mà cố bám trụ trong những khu đất đắc địa. Jang Na Ra vào vai Hong Ji Ah một pháp sư trừ tà nóng tính, cô là chủ của công ty bất động sản trừ tà Daebak. Trong khi đó, Jung Yong Hwa đảm nhiệm vai Oh In Bum, anh chàng lừa đảo không tin vào ma quỷ nhưng giả danh thành pháp sư để trục lợi. Trời xui đất khiến, cả hai bắt tay với nhau để cùng giải đáp bí mật về cái chết 20 năm về trước của mẹ Ji Ah.
Bộ phim hiện đã lên sóng được những tập đầu tiên và nhận được nhiều những bình luận khá tích cực về nội dung cũng như cách xây dựng câu chuyện của “Bất động sản trừ tà”.
Ngay từ thời điểm tung ra những trích đoạn video giới thiệu, bộ phim đã mang đến nhiều sự quan tâm của khán giả Châu Á. Đặc biệt, vai nữ chính do Jang Na Ra đảm nhận là một trong những yếu tố hứa hẹn tạo nên sự thành công cho tác phẩm lần này. Tuy lấy chủ đề hành động, siêu nhiên quen thuộc trên màn ảnh Hàn, “Bất động sản trừ tà” chắc chắn sẽ mang đến nhiều điều mới lạ khi xoay quanh các vấn đề liên quan đến bất động sản.
Ngược đời poster phim VTV, rồi ai chính ai phụ?
Poster của một bộ phim có vai trò rất quan trọng, không chỉ giới thiệu diễn viên mà thông qua poster có thể nắm được vị trí, vai trò của từng diễn viên trong bộ phim.
Thông thường poster rút gọn thì chỉ để ảnh một hoặc hai diễn viên chính, thường là nam, nữ chính trong phim. Poster phiên bản đầy đủ có thể xuất hiện thêm một số diễn viên thứ chính. Vị trí của diễn viên chính luôn ở chính giữa và thường có kích thước hình ảnh lớn hơn những diễn viên còn lại.
Tuy nhiên bên cạnh những poster theo đúng những tiêu chí trên thì VTV có không ít poster gây 'lú' khi nhìn poster khó mà đoán được ai chính, ai phụ, thậm chí còn gây ra tranh cãi về vị trí thật sự của diễn viên trong phim.
Poster không biết ai là diễn viên chính.
Ví dụ có phim Tình yêu và tham vọng đang chiếu, theo quảng bá thì nam chính là Nhan Phúc Vinh, nữ chính là Diễm My 9X, vì thế tất cả những diễn viên còn lại đều là vai phụ hoặc cùng lắm thì được gọi là vai thứ chính. Tuy nhiên trên poster 'nhồi nhét' một tập đoàn các nhân vật, từ chính đến thứ chính và cả những nhân vật phụ. Mạnh Trường 'ung dung' đứng ngang hàng với Nhan Phúc Vinh. Huyền Lizzie chỉ đóng vai phụ nhưng có vị trí gần như ngang hàng với nữ chính. Đáng chú ý nhất là Lã Thanh Huyền, cô đứng ngay vị trí trung tâm, 'đập thẳng' vào mắt người xem.
Thứ tự diễn viên còn gây 'lú' hơn.
Nhìn vào bảng phân vai diễn viên còn gây 'lú' hơn vì dường như vị trí được sắp xếp tùy hứng, không theo thứ tự chính phụ gì cả. Nếu mở một tập bất kỳ ra xem phần giới thiệu thì Nhan Phúc Vinh được giới thiệu đầu tiên, sau đó đến Diễm My, à thì ra nam nữ chính đây rồi! Sau đó mới tới Mạnh Trường và Lã Thanh Huyền. Vậy vị trí trên poster kia có ý gì?
Thậm chí khán giả còn dấy lên nghi vấn Lã Thanh Huyền mới là nữ chính vì đất diễn của cô không hề kém cạnh Diễm My. Có những tập gần như dành phần lớn thời lượng để Lã Thanh Huyền diễn cảnh Tuệ Lâm khóc lóc, Tuệ Lâm thất tình, Tuệ Lâm đau khổ. Trong khi phim sắp hết đến nơi tuyến tình cảm giữa Minh (Nhan Phúc Vinh) với Linh (Diễm My) vẫn chưa đâu vào đâu, Minh vẫn còn đang lằng nhằng cưới hay không cưới Tuệ Lâm.
Poster của Thế lực cạnh tranh.
Thử soi bản gốc Thế lực cạnh tranh thì poster chỉ vỏn vẹn từ 2 đến 4 diễn viên chính, một số poster phụ còn thể hiện rõ mối quan hệ tay ba, 1 nữ 2 nam hoặc 1 nam 2 nữ.
Tiếp đến, bộ phim Nhà trọ Balanha mới được đề cử trong Ấn tượng VTV 2020 gần đây. Bộ phim về đề tài tuổi trẻ lập nghiệp, có 6 nhân vật chính, 3 nam, 3 nữ tạo thành 3 cặp và có vị trí ngang bằng nhau. Trên poster phim cả 6 nhân vật cùng xuất hiện, tuy nhiên Xuân Nghị được ưu ái một vị trí nổi bật hơn hẳn các diễn viên còn lại. Bộ phim được remake từ Welcome to Waikiki mùa 1, ở poster của bản gốc, các nhân vật xếp ngang hàng với nhau, không ai nổi bật hơn ai.
Nhà trọ Balanha, Xuân Nghị chiếm sóng từ poster đến đất diễn.
Bản gốc Welcome to Waikiki.
Hoa hồng trên ngực trái lại thêm một pha gây 'lú' khi xếp Lương Thanh ngang ngửa với hai diễn viên chính, dù cô nàng chỉ đóng vai phụ và mới nửa phim đã hết vai. Xét theo tên phim và nội dung phim, vai Khuê của Hồng Diễm mới là nhân vật quan trọng nhất. Tuy nhiên trên poster, nam chính Ngọc Quỳnh và nữ phụ Lương Thanh còn được xếp vị trí nổi bật hơn cả nữ chính. Nếu cần thể hiện mối quan hệ tay ba thì có lẽ vai Bảo (Hồng Đăng), bạn trai mới của Khuê sau này có tầm quan trọng hơn hẳn vai của Lương Thanh.
Phận làm nữ chính mà chị chìm nghỉm một góc với chiếc áo sẫm màu.
Ở Cô gái nhà người ta, Phương Oanh và Đình Tú là cặp nam nữ chính. Tuy nhiên ở trên poster gần như 'cào bằng' vị trí của các nhân vật. Nhân vật Viễn của Quang Trọng 'bay màu' từ rất sớm nhưng trên poster anh vẫn đàng hoàng đứng ngang hàng với nam chính.
Viễn 'bay màu' sớm nhưng với sánh ngang hàng với nam chính mới chịu.
Chạy trốn thanh xuân còn đem đến một sự khó hiểu hơn gấp bội khi trong cảnh đám bạn rủ nhau 'chạy trốn' thì nữ chính chạy ở tít cuối, trong đó nổi bật hơn cả lại là một cặp nam - nữ phụ mà sau này cũng không thành đôi. Nam chính trong bảng phân vai là Mạnh Trường hoàn toàn mất hút trên poster này. Phim về đề tài thanh xuân nhưng poster rút gọn lại phản ánh mối quan hệ tình tay ba phức tạp của nam nữ chính với nữ phụ.
Đố bạn biết nữ chính ở đâu?
Tiếp đến là Cả một đời ân oán, trên poster xuất hiện rất nhiều gương mặt, như thể phim có bao nhiêu nhân vật bèn 'nhét' hết lên poster, trong đó các nhân vật chính lại 'mất màu' một cách khó hiểu trong khi họ vẫn giữ vai trò quan trọng với nội dung phim phần 2.
Các nhân vật chính đồng loạt mất màu khó hiểu.
Trên đây là một số pha gây 'lú' khó hiểu của poster phim Việt. Thử so sánh với poster của phim Trung Quốc, Hàn Quốc xem họ sắp xếp các diễn viên thế nào.
Ba chị đẹp trong 30 chưa phải là hết.
Lấy danh nghĩa người nhà.
Hạ cánh nơi anh, hai diễn viên chính đứng chính giữa.
Hậu duệ mặt trời chỉ có 2 diễn viên xuất hiện trên poster.
The Last Empress, nữ chính ở vị trí trung tâm.
Nghịch lý của nghề diễn viên Đôi khi, đằng sau những thước phim mùi mẫn, diễm tình trên màn ảnh là mối quan hệ "cơm không lành, canh không ngọt" của các diễn viên. Những ngày gần đây, scandal nam diễn viên Hàn Quốc Kim Jung Hyun tỏ ra xa lánh bạn diễn Seo Hyun, gây ảnh hưởng đến dự án phim Time trong quá khứ bị "khui" lại,...