Từ Bắc Giang xuyên rừng lên đỉnh Yên Tử
Chùa Đồng là ngôi chùa bằng đồng độc đáo nằm trên đỉnh Yên Tử (cao 1.068m) quanh năm mây mù thuộc địa phận Quảng Ninh. Vậy nhưng, chúng tôi vẫn được chạm tay vào mái chùa nổi tiếng này sau hành trình theo đường mòn xuyên rừng từ đất Bắc Giang.
Hoa đào nở muộn làm nao lòng những vị khách phương xa
Nghe anh bạn người Sơn Động (Bắc Giang) giới thiệu con đường này từ lâu, vậy mà cũng phải đến dịp đầu xuân, chúng tôi mới có thể bắt đầu chuyến đi đầy háo hức này.
Cái tên Yên Tử vốn chẳng còn lạ lẫm, trong chúng tôi ai cũng đã từng đi theo hàng ngàn bậc thang trải dài đến 6.000m từ chân núi thuộc xã Thượng Yên Công, TP Uông Bí, Quảng Ninh để lên tới đỉnh. Dù với mục đích nào, tham quan ngắm cảnh hay chiêm bái vãn cảnh chùa, thì hành trình đi qua những ngôi chùa Giải Oan, Hoa Yên, Một Mái, Vân Tiêu,.. với những cảnh sắc đẹp như tranh vẽ, đường tùng, thông cổ thụ, rừng trúc, thác Vàng, thác Bạc,… để tới đỉnh cũng luôn mang đến cho tôi nhiều cảm xúc mới.
Nhiều lần đứng trên đỉnh phù vân, nhìn sang phía sườn Tây thấy vách núi dựng đứng, có lẽ chẳng ai trong chúng tôi dám nghĩ sẽ có lúc chinh phục con đường này.
Từ quốc lộ 279, con đường vào xã Tuấn Mậu, nơi có Khu bảo tồn thiên Tây Yên Tử chỉ độc một màu đất đỏ dài vô tận và gập ghềnh sỏi đá. Cả thung lũng dường tách biệt với bên ngoài, tươi tắn hẳn lên trong cái nắng hiếm hoi giữa những ngày nồm ẩm ướt.
Trước hiên cửa mỗi nhà, hoa đào nở muộn vẫn đang khoe sắc, lũ trẻ váy áo xúng xính đùa nghịch với nắng. Tiếng thơm từ xưa để lại, con gái bản Mậu nổi tiếng đẹp thùy mị, nết na. Người dân ở đây chủ yếu là người Dao, họ có bí quyết lấy những sản vật rừng và nghề bốc thuốc nam độc đáo.
Hành trình của chúng tôi men theo những con đường mòn mà người dân nơi đây đã mở từ lâu để khai thác rừng. Không chỉ người bản địa, dân Bắc Giang từ các huyện lân cận cũng tìm đến đây vào mùa lễ hội để lên Yên Tử vãn cảnh, thăm chùa chiền. “Sau Tết nguyên đán, người ta đến đây nườm nượp”, người đàn ông trông giữ xe bảo. Cái lán của anh chỉ dựng lên mùa lễ hội, ngay dưới chân núi là Khu du lịch sinh thái Đồng Thông.
Cũng ngay dưới chân núi này ngẩng lên là đã thấy đỉnh Yên Tử vẽ thành một đường rõ nét trên nền trời. Sắp tới ở đây sẽ có chùa Hạ nguy nga, mở đầu cho cụm chùa được xây dựng trong cụm Di tích tâm linh Tây Yên Tử, nối liền với những di sản nổi tiếng ở Quảng Ninh. Có thể tiếng vang của 108 quả chuông đồng được đặt ở đây sẽ ngân tới đỉnh chùa Đồng chăng?
Từ nền chùa Hạ sẽ được xây dựng trong tương lai gần nhìn lên phía đỉnh Yên Tử xa xa
Video đang HOT
Con đường mòn xuyên qua những tán trúc dày đặc và xanh mát mắt
Bắt gặp một dòng suối mát và trong vắt trên đường đi
Trời nắng ấm là vậy, nhưng vừa bước chân vào rừng, bóng cây rợn ngợp đã khiến không khí nhanh chóng trở nên lạnh lẽo. Người thanh niên bản địa dẫn đường đi nhanh thoăn thoắt, vừa mở lối vừa trò chuyện không ngừng. Anh bảo, con đường này ngày càng được biết đến nhiều hơn, những năm gần đây, không chỉ dân du lịch bụi mà khách nước ngoài ưa mạo hiểm cũng chọn tới đây để lên Yên Tử theo một cách khác lạ.
Hết những con dốc cao ngất, đường mòn lại dẫn vào một rừng trúc dày đặc. Không hổ danh là loài cây đã tạo nên nét huyền thoại cho danh sơn và thiền phái Trúc Lâm. Dù ở sườn đông hay sườn tây, trúc Yên Tử cũng xanh ngắt một màu, chen nhau san sát, mang vẻ đẹp vừa thanh nhã, vừa u tịch. Tiếng suối chảy róc rách bên tai, chúng tôi vượt qua một dòng suối chảy nhỏ từ đỉnh xuống, lòng suối đầy những hòn đá tảng nhẵn nhụi làm nơi nghỉ chân lý tưởng. Vục đầy tay nước suối trong vắt, ăn nắm cơm muối vừng mang theo, ai ai cũng cảm thấy sảng khoái kỳ lạ.
Cô bạn lần đầu leo núi cứ luôn miệng hỏi những thứ lạ lùng trên đường, nào là rễ cây cổ thụ, những tảng đá hình rùa chắn lối đi, những loại cây rừng nở hoa rực rỡ, loài chim gì đang hót… Sự thích thú của cô khiến tôi cũng vui lây. Leo núi chẳng phải lần đầu, nhưng cảm giác tìm về đất Phật trong một hành trình thực sự thiên nhiên thanh tĩnh như thế này vẫn khiến tôi háo hức.
Rừng núi nơi này không quá kỳ vĩ như nhiều nơi khác, nhưng chính cảm giác dường như được bước lại bước chân của người xưa, mở rừng lên núi học đạo đã khiến chuyến đi trở nên đặc biệt. “Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền”, Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông đã viết như vậy.
Làm bạn với chúng tôi còn có vài người phụ nữ Dao, có già, có trẻ, lại có cả mấy cô bé bẽn lẽn khi thấy người lạ. Họ mang trên lưng những túi gai chứa đầy măng rừng, mộc nhĩ, ba kích và các loại thuốc quý sang bán cho khách du lịch bên Uông Bí, tiếng nói râm ran khiến cho bước chân trở nên nhẹ nhàng hơn.
Càng lên cao, mây mù càng phủ kín đặc không gian. Tới một khoảnh rừng bằng phẳng, chúng tôi như đứng trong biển sương, mây trắng xoá biến cảnh vật trở thành bức tranh chỉ hai màu đen trắng. Những đường nét khẳng khiu của cây rừng, hình dáng của những người bạn đồng hành thấp thoáng, khi ẩn khi hiện.
“Tháp 9 tầng kia rồi”, người dẫn đường hô to. Ngôi tháp đỏ sừng sững là nhà ga cáp treo, cũng là nơi con đường mòn hoang vu từ phía Tây và những bậc thang đá phía Đông gặp nhau. Từ đây, chúng tôi nối bước theo dòng người dày đặc qua tượng An Kỳ Sinh, qua tượng Phật hoàng hiền từ, qua hết con đường đá cheo leo để tới đỉnh chùa Đồng.
Khung cảnh kỳ ảo của thiên nhiên Yên Tử nơi tháp 9 tầng nối liền con đường mòn phía Tây và đường lớn phía Đông
Từ đây, chỉ vài trăm mét qua những bậc đá cheo leo là đỉnh thiêng Yên Tử đã ở ngay phía trước
Chùa Đồng luôn chìm trong mây mù Yên Tử
Đứng trước ngôi chùa nhỏ bé, chạm tay vào mái chùa cong vút và nhìn khói hương nghi ngút đang hòa vào cùng mây trắng trên đỉnh phù vân, chẳng ai trong chúng tôi nói gì. Tôi biết, trong lòng mọi người đều có những cảm xúc giống nhau. Cùng một đích đến, nhưng chúng tôi đã có thể đi bằng nhiều con đường khác nhau. Chọn con đường dễ dàng nhưng đông đúc, hay chọn con đường khó khăn mà tận hưởng cảm giác vượt lên chính bản thân mình. Tất cả đều chỉ là sự lựa chọn của mỗi người.
Theo iHay
Con đường lá đỏ đẹp như Tây ở gần Sài Gòn
Ở miền Đông Nam Bộ, cứ khoảng cuối tháng 12 đến tháng 3 hằng năm là mùa rừng cao su đồng loạt thay lá, chuyển màu đỏ đẹp mơ màng.
Nơi lý tưởng để ghi lại những bức ảnh cưới đẹp lung linh. Ảnh: caocat.
Những năm gần đây, cao su được trồng khá nhiều, từ miền Đông Nam Bộ cho tới Tây Nguyên, các vùng ven TP HCM như Củ Chi, Bình Chánh. Nhưng để có thể tham quan và chụp ảnh, nhất là chụp ảnh cưới, thì vẫn là ở miền Đông Nam Bộ.
Vào tầm cuối đông đầu xuân, trên mặt đất ở các rừng cao su là những lớp lá vàng rụng, còn trên cây thì lá vàng lá đỏ chen lẫn lá chút lá xanh còn sót lại. Mỗi khi có gió thổi, lá trên cây lại rụng lả tả xuống, còn lá dướt đất cũng bị những cơn gió cuốn bay đi tạo thành khung cảnh đẹp như tranh vẽ.
Các tay máy săn ảnh thường cuối tuần phóng xe máy cùng bạn bè xuống khu vực có rừng cao su đẹp và lớn ở huyện Dầu Tiếng, Tân Uyên, Bến Cát (Bình Dương). Hay xa hơn là ở các huyện Xuân Lộc, Long Khánh, Trảng Bom, Thống Nhất của Đồng Nai; rừng cao su Bù Đăng, Phú Riềng (Bình Phước).
Theo kinh nghiệm của những người từng đi thì đến Bình Phước thuận tiện nhất nếu không thì Bình Dương hay Đồng Nai. Còn muốn gần hơn nữa, qua phà Cát Lái đến Nhơn Trạch, Long Thành, nơi cũng có nhiều rừng cao su đẹp, đi và về chỉ hơn 70 km.
Vào mùa cao su thay lá, những công nhân nông trường, cũng như các nhân công của các vườn cao su sẽ ngưng thu hoạch mủ. Đây cũng là mùa vệ sinh và dưỡng cây để chuẩn bị cho mùa thu nhựa năm sau.
Rừng cao su một bên lá xanh, một bên lá đỏ chẳng khác nào tranh vẽ. Ảnh: caocat.
Mùa này, nếu đi sớm và may mắn, bạn sẽ gặp những cảnh người công nhân dùng máy thổi, thổi những lớp lá dày sát gốc cây ra những khoảng trống an toàn để đốt. Khói từ lá xuyên qua nắng cùng các hàng cây sẽ tạo ra các vệt nắng lung linh.
Thông thường, đa số các vườn cao su đều không có rào, các chủ vườn, công nhân đều vui vẻ cho du khách vào tham quan, nghỉ chân, chụp ảnh với điều kiện bạn đừng phá cây, nghịch chén lấy mủ cũng như đốt lá lung tung dễ gây hỏa hoạn.
Còn nếu như muốn đi xa hơn, để có những bức ảnh lạ và đẹp hơn. Hãy tìm đến những cánh rừng cao su ở khu vực Tây Nguyên. Nơi có bầu trời xanh cao xen lẫn với với màu nâu đỏ đất, của cây, màu đỏ vàng của lá, và cả làn hơi giá lạnh se se.
Vào những hôm bầu trời trong xanh, cảnh sắc còn nổi bật và sắc nét hơn nữa, tha hồ chụp ảnh đẹp. Ảnh: caocat.
Một số kinh nghiệm
- Những rừng cao su quá ẩm thấp, lá mục dầy, nước đọng... sẽ là nơi ẩn nấp của một số côn trùng gây hại, trong đó có kiến, muỗi cỏ và cả muỗi vằn Anophen (thủ phạm gây ra bệnh sốt xuất huyết). Vì thế, trước khi vào vườn, nên cẩn trọng mang theo bình xịt côn trùng loại nhỏ, và thuốc thoa chống muỗi.
- Tốt nhất không nên cắm trại trong rừng cao su.
- Để bảo đảm an ninh, tất cả những cung đường đi qua rừng cao su, dù đi đông hay theo nhóm cũng không nên đi sau 19h tối.
Theo ngôi sao
Hành trình khám phá đồi cỏ và rừng Tà Năng Quên đi lo âu, tận hưởng khoảnh khắc tự do giữa đất trời ngút ngàn, mây trời bảng lảng trên những hàng thông xanh rì, là cảm xúc chiêm ngưỡng cảnh quan bao la của Tà Năng sau hành trình trekking đáng nhớ. Khu rừng Tà Năng thuộc huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, cách TP HCM hơn 300 km. Nếu dành cuối...