Từ A-Z: Áo dài Việt Nam “cách tân” đẹp qua các thời kỳ
Áo dài là trang phục truyền thống của người dân Việt Nam trong suốt nhiều thế kỷ. Trong mỗi một thời kỳ lịch sử, áo dài Việt Nam có cách tân các chi tiết nhỏ nhưng không làm mất đi giá trị, vẻ đẹp truyền thống của bộ trang phục.
Theo một số chuyên gia, áo giao lãnh là kiểu dáng sơ khai của áo dài Việt Nam. Áo giao lãnh còn được gọi là áo đối lĩnh với thân áo có bốn vạt được sử dụng rộng rãi từ thế kỷ 17. Áo giao lãnh khoác ngoài yếm lót, mặc cùng váy đen và thắt lưng màu tương tự như áo tứ thân. Điểm khác duy nhất là hai vạt trước buông thả chứ không buộc trước bụng.
Để phụ nữ thoải mái hơn trong sinh hoạt hàng ngày và lao động sản xuất, áo giao lãnh về sau được cách tân với việc 2 tà trước may rời để buộc vào với nhau. Trong khi đó, hai tà sau may liền lại thành vạt áo.
Dưới thời Vua Gia Long, áo dài ngũ thân xuất hiện. Trang phục này gồm 4 vạt được may thành 2 tà như áo dài, ở tà trước có thêm một vạt áo như lớp lót kín đáo được coi là vạt áo thứ 5. Bốn thân áo bên ngoài tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu (tức cha mẹ đẻ và cha mẹ chồng/vợ). Thân áo thứ năm tượng trưng cho địa vị của người mặc trong xã hội. Áo dài ngũ thân có 5 cúc cài tượng trưng cho đạo lý làm người của người Việt Nam là: Nhân – Lễ – Nghĩa – Trí – Tín.
Áo dài lemur được họa sĩ Cát Tường cách tân từ áo dài ngũ thân vào năm 1939. Trang phục có 2 vạt trước và sau, vạt trước dài chấm đất. Áo được may ôm sát cơ thể, tay thẳng và có viền nhỏ. Khuy áo được may ở bên sườn nhằm để tôn vóc dáng của người mặc.
Áo dài cổ cao (những năm 1950) được may ôm sát vào cơ thể người mặc. Thân áo sau rộng hơn thân áo trước, nhất là ở phần hông.
Video đang HOT
Vào đầu những năm 1960, bà Trần Lệ Xuân thiết kế kiểu áo dài cổ thuyền nổi tiếng thế giới và trở thành xu hướng thời trang ở Việt Nam trong suốt nhiều năm. Phần cổ áo được bỏ đi giúp người mặc thể hiện được những đường nét quyến rũ ở cổ và vai.
Từ năm 1970 đến nay, áo dài truyền thống với kiểu dáng ôm sát cơ thể, cổ cao, dài khoảng ngang gối và được xẻ tà ở hông được phụ nữ ở các tầng lớp trong xã hội sử dụng nhiều trong các dịp lễ Tết, cưới hỏi.
Với sự phát triển của xã hội, áo dài truyền thống được các nhà may cách tân một số chi tiết để phù hợp với thị hiếu của người mặc trong các dịp lễ tết, đi chơi…
Dựa trên nền tảng của nét truyền thống xưa cũ cộng hưởng cùng phong cách hiện đại đương thời, nhiều thiết kế áo dài cách tân được lấy cảm hứng vintage.
Một số thiết kế áo dài cách điệu nổi bật với những chi tiết thắt nơ, tay phồng, pha ren, họa tiết hoa… tôn lên dáng vẻ thướt tha, yêu kiều của người con gái Việt.
Tâm Anh (TH)
Theo kienthuc.net.vn
Bê nguyên thiết kế áo dài để làm BST, NTK được báo Trung khen "Phong cách Trung Quốc làm mê mẩn tuần lễ thời trang" ?
Mặc dù bê nguyên xi thiết kế áo dài vào trong bộ sưu tập của mình, cho người mẫu đội cả nón lá và chỉ thêm thắt vài chi tiết phá cách, BST của NTK này vẫn được khen ngợi là "đậm nét Trung Hoa" khiến nhiều người bất bình.
Áo dài là biểu tượng của văn hoá Việt Nam. Nhắc đến áo dài, hầu hết mọi người kể cả các du khách nước ngoài, nhiều người trên thế giới đều nghĩ đến mảnh đất hình chữ S. Mặc dù có nhiều tranh cãi xung quanh xuất xứ của áo dài rằng liệu có giống xường xám hay là theo phong cách đông nam á, tuy nhiên việc Áo Dài là trang phục truyền thống của Việt Nam, khác biệt hẳn với trang phục nước khác là sự thật.
Áo dài truyền thống là đặc trưng riêng của văn hóa Việt.
Tuy nhiên mới đây, cộng đồng mạng đã "đào" lại bài báo được đăng trên một trang báo Trung Quốc với tiêu đề :" Phong cách Trung Quốc làm mê mẩn tuần lễ thời trang". Điều đáng nói hơn, qua ảnh chụp một bộ sưu tập của nhà thiết kế Trung Quốc này, không ít người nhận ra các mẫu thiết kế của bộ sưu tập hoàn toàn giống kiểu dáng của áo dài truyền thống Việt Nam. Việc một nhà thiết kế Trung Quốc sử dụng cảm hứng từ áo dài để làm bộ sưu tập và được gọi là "China Style" đã khiến nhiều người vô cùng phẫn nộ.
Được biết, bộ sưu tập được trình diễn tại China Fashion week tháng 10/2018 nhưng đến nay mới bị cộng đồng mạng Việt phát hiện. Đây là bộ sự tập của Ne - Tiger trong tuần lễ thời trang Trung Quốc Xuân / Hè 2019 tại Bắc Kinh, Trung Quốc.
Hai tà xẻ đến eo, mặc kèm quần và đội nón lá, đây đích thị là "Vietnam Style".
Một chiếc áo khác có phần giống áo dài được cách tân.
Trừ thiết kế cổ, toàn bộ phần quần, thân, tà đều giống hệt áo dài truyền thống.
Một thiết kế rất giống những bộ áo dài các cô giáo hay mặc đi dạy học.
Nhiều người cho biết, Áo dài và những loại trang phục đậm chất Trung Hoa như Xường Xám không hề có chung nguồn gốc. Cách tân từ áo ngũ thân của Việt Nam, áo dài có kiểu dáng ôm với hai tà áo dài che kín từ cổ đến chấn hoặc vạt qua đầu gối.
Dù có chút phá cách và điểm thêm phụ kiện, thế nhưng liếc sơ cũng có thể thấy đây là thiết kế đặc trưng của áo dài Việt Nam.
Đa phần mọi người đều đồng ý rằng áo dài Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc, nhưng những nhà chuyên môn lại khẳng định rằng đến năm 1744 thì áo dài mới bắt đầu đặt dấu ấn của mình lên xã hội Việt Nam. Vào thời gian này, vua Nguyễn Phúc Khoát đã lên ngôi và cai trị vùng đất phía Nam.
Đến thế kỷ 20, áo dài ngũ thân ảnh hưởng các văn hóa phương Tây tạo ra sự cải tiến vượt bậc của áo dài, tạo nên loại áo dài truyền thống vừa kín đáo, vừa gợi cảm tôn dáng được cả thế giới biết đến như ngày nay.
Cát Tường ( Le Mur), người phụ nữ góp công lớn cải tiến áo dài ngũ thân thành áo dài truyền thống.
Phương Dung
Theo yeah1.com
NTK Đức Hùng: 'Không thể có ý tưởng thiết kế trùng hợp đến mức giống hệt áo dài Việt Nam' NTK áo dài nổi tiếng chia sẻ, bài báo Trung Quốc xâm phạm rất nặng nề đến quốc phục Việt Nam. Những ngày qua, người Việt phẫn nộ trước một bài báo Trung Quốc gọi những trang phục có thiết kế giống hệt áo dài Việt Nam là Chinese style - phong cách Trung Quốc. Theo thông tin bài báo này, đây là...