Từ A đến Z về tình trạng mỏi mắt mà bạn nên biết
Mỏi mắt là tình trạng ngày càng phổ biến, nhất là trong thời đại kỹ thuật số hiện nay. Điều may mắn là mỏi mắt có thể điều trị bằng các phương pháp đơn giản.
NỘI DUNG:::
Mỏi mắt xảy ra càng phổ biến hơn khi mạng xã hội phát triển. Thực tế, mỏi mắt có thể được điều trị bằng phương pháp đơn giản. Tuy nhiên, cần chú ý không nên chủ quan để tình trạng mỏi mắt kéo dài, sẽ khiến thị lực suy giảm.
1. Triệu chứng của mỏi mắt là gì?
Mắt của bạn có thể sẽ cảm thấy mệt mỏi sau khi tập trung cao độ vào các hoạt động như đọc sách, lái xe, xem tivi,… Một số triệu chứng mỏi mắt bao gồm:
- Đau nhức mắt, mắt ngứa hoặc nóng rát.
- Mắt khó tập trung nhìn vào một điểm.
- Khô mắt.
- Chảy nước mắt sống.
- Mắt tăng nhạy cảm với ánh sáng.
- Khó mở mắt.
- Tập trung vào một việc trong khoảng thời gian dài. Ví dụ như lái xe, đọc sách, chơi game, xem ti vi hoặc điện thoại,…
- Sinh hoạt ở trong môi trường không có ánh sáng thích hợp, quá tối hoặc quá sáng.
- Mắt đang gặp các vấn đề khác như khô mắt, bị bệnh về mắt.
- Cơ thể đang căng thẳng và mệt mỏi cũng sẽ khiến mắt dễ bị mỏi hơn.
Video đang HOT
Nguyên nhân gây mỏi mắt phổ biến nhất chính là sử dụng các thiết bị kỹ thuật số trong thời gian dài. (Ảnh Internnet)
Một trong những nguyên nhân lớn nhất gây mỏi mắt là việc sử dụng màn hình kỹ thuật số hàng ngày trong vài giờ đồng hồ. Chứng mỏi mắt do sử dụng các thiết bị kỹ thuật số như ti vi, máy tính, điện thoại thông minh và máy tính bảng còn được gọi là hội chứng thị giác máy tính hoặc mỏi mắt kỹ thuật số. Một số nguyên nhân cụ thể gây ra chứng mỏi mắt kỹ thuật số là:
- Duy trì tư thế xấu khi xem thiết bị kỹ thuật số.
- Nội dung trên các thiết bị kỹ thuật số khá thú vị và thay đổi nhanh. Điều này khiến chúng ta tập trung xem hơn. Do đó chúng ta có xu hướng không chớp mắt thường xuyên như bình thường. Điều này gây khô và nhanh mỏi mắt.
- Cầm thiết bị kỹ thuật số quá xa hoặc quá gần mắt.
- Tiếp xúc với lượng ánh sáng xanh dương kéo dài. Đây là ánh sáng có hại cho mắt, thường phát ra từ các thiết bị kỹ thuật số.
- Ánh sáng từ màn hình không được điều chỉnh phù hợp.
3. Điều trị chứng mỏi mắt
Điều quan trọng nhất là bạn cần thay đổi thói quen xấu hàng ngày để khắc phục chứng mỏi mắt. Trong trường hợp nhẹ, bạn chỉ cần cho mắt nghỉ ngơi đủ, mắt sẽ nhanh chóng trở về trạng thái ban đầu. Bạn có thể chườm ấm, tập thể dục nhẹ cho mắt để mắt nhanh phục hồi hơn.
Trong trường hợp mỏi mắt nghiêm trọng, bạn có thể cần đến các liệu pháp điều trị phần dưới mắt. Hãy đến bệnh viện để được thăm khám và tư vấn điều trị hiệu quả.
4. Làm sao để phòng tránh mỏi mắt
- Nhìn ra xa thường xuyên:
Mỏi mắt thường xảy ra khi bạn tập trung vào 1 việc trong thời gian dài. Do đó, để phòng tránh mỏi mắt, bạn nên chuyển sự tập trung của mình sang một vật khác ít nhất 20 giây, cứ sau 20 phút làm việc. Vật đó nên cách xa bạn ít nhất 6m.
- Cân bằng hoạt động:
Mắt cần hạn chế hoạt động cường độ cao trong nhiều giờ. Nếu như bạn phải lái xe đường dài, hoặc làm việc cả ngày trước máy tính. Hãy dành thời gian nhắm mắt nghỉ ngơi hoặc đi dạo ngoài ánh sáng tự nhiên trong giờ nghỉ trưa hoặc giờ giải lao.
- Hạn chế sử dụng thiết bị kỹ thuật số:
Thay vì giải trí bằng cách chơi game trên điện thoại, xem phim, trò chuyện trực tuyến với bạn bè,… Bạn hãy ra ngoài chơi thể thao, dạo phố gặp gỡ bạn bè.
- Sử dụng thiết bị kỹ thuật số đúng cách:
Đảm bảo màn hình của bạn được đặt ở vị trí thích hợp. Hoàn hảo nhất là cách mắt khoảng 1 sải tay. Màn hình cần ngang tầm mắt hoặc thấp hơn chúng một chút. Ngoài ra, bạn cũng có thể phóng to văn bản trên màn hình để mắt nhìn thoải mái hơn.
Duy trì tư thế đúng khi sử dụng máy tính sẽ giúp phòng tránh mỏi mắt. (Ảnh Internet)
Giảm độ sáng của đèn có thể giúp giảm mỏi mắt khi xem tivi. Hãy che cửa sổ hoặc sử dụng bộ lọc để giảm độ chói trên thiết bị kỹ thuật số của bạn.
- Sinh hoạt ở nơi có ánh sáng thích hợp:
Ánh sáng quá mờ hoặc quá sáng đều gây mỏi mắt. Nguồn sáng nên đặt từ phía sau của bạn nếu bạn đang cần tập trung làm việc, học tập.
- Giữ độ ẩm cho mắt:
Hãy giữ không khí trong lành và đủ ẩm bằng cách sử dụng máy làm ẩm. Tắt quạt và điều hòa nếu không cần thiết.
Bạn cũng có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc nước mắt nhân tạo để làm ẩm mắt, ngăn ngừa tình trạng mỏi mắt xảy ra.
- Đeo kính phù hợp:
Sử dụng kính đúng độ để mắt không phải điều tiết quá nhiều, giảm mỏi mắt. Cắt giảm thời gian đeo kính áp tròng để giúp mắt được nghỉ ngơi. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về một số loại kính đặc biệt để giảm mỏi mắt như kính lọc ánh sáng xanh.
Người bị cận thị nhẹ có nên đeo kính cận không?
Bị cận thị có cần đeo kính không? Có nên đeo kính thường xuyên khi bị cận không? Bị cận thị nhẹ thì có nên đeo kính hay không? Đây là những câu hỏi thường gặp của rất nhiều người bị cận thị.
1. Không đeo kính cận khi bị cận có sao không?
Có người bị cận thấp chỉ 0,25 - 0,5 độ nhưng đeo kính rất thường xuyên. Có những người bị cận vừa hoặc nặng nhưng vẫn không đeo kính vì sợ phụ thuộc vào kính, sợ tăng độ, sợ mắt bị dại hay sợ xấu và nhiều vấn đề ảnh hưởng tới mắt khác. Đây thực chất đều là những sai lầm trong khi sử dụng kính cận.
Người bị cận thị phải đeo kính thì mới có thể quan sát như người bình thường, nhất là đối với những vật ở xa, vì kính cận chính là một thấu kính hội tụ giúp điều chỉnh khúc xạ mắt.
Kính cận thu giữ hình ảnh rồi kết lại thành ảnh tại võng mạc. Nếu khi chúng ta đã bị cận rồi mà vẫn cố tình không đeo kính, khi muốn nhìn rõ hơn, mắt sẽ phải nhíu lại và điều tiết cực độ gây ra việc mỏi mắt, khô mắt, đau nhức mắt, lâu ngày sẽ dẫn đến việc bị tăng độ cận. Thị lực sẽ càng bị tổn hại nghiêm trọng khi độ cận ngày một tăng dần lên.
Bị cận rồi mà vẫn cố tình không đeo kính, khi muốn nhìn rõ hơn, mắt sẽ phải nhíu lại và điều tiết cực độ gây ra việc mỏi mắt, khô mắt, đau nhức mắt - Ảnh Internet
2. Người bị cận nhẹ có nên đeo kính không? Cận bao nhiêu độ thì cần đeo kính?
Các chuyên gia nhãn khoa phân loại cận thị dựa trên số đo diop. Người bị cận thị nhẹ là người có số đo mắt từ -0,25 đến -3,00 Diop. Cận thị nhẹ thường không tăng nguy cơ đối với các vấn đề sức khỏe của mắt.
Vậy thì ở mức cận bao nhiêu độ, chúng ta cần đeo kính?
Tuy rằng trên thực tế, có rất nhiều yếu tố quyết định việc đeo kính cận như thế nào, nhưng chỉ có hai yếu tố mà chúng ta cần quan tâm cơ bản là độ cận và tuổi tác.
2.1. Đeo kính cận dựa theo tiêu chí độ cận
Nếu bạn chỉ cận dưới 0,5 độ thì không cần đeo kính cận, vì độ cận này bạn vẫn nhìn tốt, không ảnh hưởng quá nhiều tới sinh hoạt và làm việc hàng ngày.
Nếu từ 0,75 độ: Nên bắt đầu đeo kính để tránh ảnh hưởng tới công việc hàng ngày, nhưng không cần phải dùng thường xuyên.
Nếu bạn chỉ bị cận ở mức độ nhẹ thì không nên đeo kính cận thường xuyên - Ảnh Internet
Nếu ở ngưỡng từ 1 đến 3 độ, để hạn chế sự điều tiết của mắt, người cận thị phải đeo khi cần nhìn vật ở xa, đọc sách báo, sử dụng các thiết bị điện tử như: tivi, máy vi tính, điện thoại... trong thời gian dài, hay khi làm các công việc cần quan sát như lái xe, thêu thùa, may vá...
Tuy nhiên, những trường hợp này vẫn có khả năng quan sát tốt ở tầm nhìn gần. Khi không cần nhìn tập trung hay khi ở nhà, không cần nhìn xa thì không nên đeo kính cả ngày, vì như vậy rất dễ bị phụ thuộc vào kính. Thỉnh thoảng, chúng ta nên tháo kính cho mắt được thư giãn.
Khi bị cận vừa hay nặng từ 3 độ trở lên thì nên đeo kính để tránh mắc tật khúc xạ.
2.2. Đeo kính cận dựa vào tuổi tác
Trường hợp người bị cận dưới 18 tuổi mà cận dưới 1 độ thì mắt vẫn tự điều tiết được, chưa cần phải đeo kính. Nếu độ cận lớn hơn 1, phải đeo kính thường xuyên để độ cận ổn định.
Người dưới 18 tuổi, không cận nặng chỉ cần đeo kính khi nhìn xa - Ảnh Internet
Trường hợp người bị cận trên 18 tuổi mà cận dưới 1 độ thì chỉ cần đeo kính khi nhìn xa, còn khi mắt đã ở mức trên 1 độ, bạn nên đeo kính thường xuyên để tránh việc tăng độ cận và những biến chứng khác ở mắt.
Tìm ra loại kính cận phù hợp với độ cận của mắt là điều quan trọng, tuy nhiên việc đeo kính cận đúng cách và phù hợp với độ cận, độ tuổi là điều quan trọng để đảm bảo độ cận được ổn định, tránh những gây ra biến chứng, đảm bảo thị lực của bạn đạt ở mức độ tốt nhất và có thể kiểm soát được.
5 cách để cải thiện thị lực của bạn một cách tự nhiên Nếu bạn cũng là người mà ngày bắt đầu và đêm kết thúc bằng cách nhìn vào màn hình điện thoại hoặc máy tính xách tay, thì bạn có thể sớm mắc các bệnh về mắt và mỏi mắt. Ảnh: Shutterstock Bạn sẽ bị sốc khi biết rằng ánh sáng xanh có hại phát ra từ điện thoại thông minh có thể làm...