Từ 6 CTCK đầu tiên vốn điều lệ chỉ vài chục tỷ đồng, bức tranh ngành chứng khoán VN đã thay đổi như thế nào sau 20 năm?
Trong 20 năm phát triển, TTCK có thời điểm ghi nhận hơn 100 CTCK, sự tham gia của các CTCK nước ngoài, đặc biệt Hàn Quốc cũng tạo nên sự cạnh tranh về phí, lãi suất margin và thay đổi top thị phần.
Sau hơn 2 năm chuẩn bị, ngày 20/7/2000, TTGDCK TP.HCM, tiền thân Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) đã chính thức khai trương hoạt động và tổ chức phiên giao dịch đầu tiên ngày 28/7/2000, trở thành đơn vị tổ chức giao dịch chứng khoán tập trung đầu tiên của Việt Nam.
Ngày giao dịch đầu tiên đã được tổ chức thành công với 2 cổ phiếu niêm yết là REE của CTCP Cơ điện lạnh và SAM của CTCP Cáp và Vật liệu viễn thông với tổng giá trị cổ phiếu niêm yết 270 tỷ đồng và có sự tham gia của 6 Công ty chứng khoán (CTCK) thành viên là SSI, Chứng khoán Đệ Nhất – FSC nay là Yuanta, BVSC, ACBS, Chứng khoán Thăng Long – TLS nay là MBS và BSC.
Sau 20 năm vận hành và phát triển, tổng giá trị chứng khoán được mua bán trao đổi qua HoSE đã đạt hơn 7,7 triệu tỷ đồng, tương đương hơn 339 tỷ chứng khoán. Tính đến hết tháng 6/2020, HoSE có 380 mã cổ phiếu niêm yết, 3 chứng chỉ quỹ đóng, 4 chứng chỉ quỹ ETF, 43 trái phiếu và 76 mã chứng quyền có bảo đảm đang niêm yết. Tổng giá trị vốn hóa trên HoSE đạt trên 2,87 triệu tỷ đồng, chiếm trên 90% giá trị vốn hóa toàn thị trường, tương đương 57% GDP. Cùng với đó, kéo theo sự thay đổi của các CTCK cả về số lượng, chất lượng…
Tăng mạnh về số lượng, quy mô vốn
Thời điểm năm 2000, các CTCK có vốn điều lệ rất nhỏ, đứng đầu vốn điều lệ thời điểm này là BSC với 55 tỷ đồng, tiếp đó là BVSC, ACBS 43 tỷ đồng, FSC 40 tỷ đồng, TLS 9 tỷ và cuối cùng là SSI với 6 tỷ đồng nhưng cho đến nay quy mô vốn của các CTCK này đã tăng lên nhiều lần, hầu hết ở mức trên 1.000 tỷ đồng.
Trong đó SSI đã trở thành CTCK có quy mô vốn lớn nhất Việt Nam với vốn điều lệ lên tới hơn 6.000 tỷ đồng. TLS – MBS hiện nay cũng đã tăng vốn lên hơn 1.600 tỷ đồng, FSC sau này là Yuanta cũng đã tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng.
Video đang HOT
Không chỉ gia tăng về quy mô, số lượng các CTCK cũng tăng mạnh. Từ 6 CTCK ban đầu, năm 2010 là thời điểm thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận số lượng CTCK đạt mức kỷ lục – 102 CTCK lớn, nhỏ và hiện tại con số này đang dừng lại ở mốc 74 CTCK.
Đóng góp vào sự tăng trưởng về số lượng và chất lượng các CTCK hoạt động tại thị trường Việt Nam không thể không kể đến sự xuất hiện và gia tăng ảnh hưởng của các CTCK ngoại. Năm 2013, Maybank Kim Eng (MBKE) trở thành CTCK ngoại đầu tiên tại Việt Nam có 100% vốn ngoại.
Làn sóng M&A ngành chứng khoán cũng diễn ra, sau lần đầu tiên vào năm 2013, 2 CTCK thực hiện hợp nhất là MB (MBS) được cấp giấy phép thành lập trên cơ sở hợp nhất Chứng khoán MB và Chứng khoán VIT (VITS). Sau hợp nhất, MBS có tổng tài sản 2.532 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 621 tỷ đồng. Đây là sự kiện quan trọng trên TTCK và là điểm nhấn của quá trình tái cấu trúc CTCK. Chứng khoán Đệ Nhất (FSC) một trong 6 CTCK đầu tiên cũng đã được Yuanta (Đài Loan) thâu tóm và nâng vốn lên 1.000 tỷ đồng.
Gần đây, sự đổ bộ của các CTCK Hàn Quốc vào thị trường Việt Nam thông qua việc tăng vốn, M&A như Mirae Asset (MASVN), Chứng khoán KIS, Chứng khoán KB, Pinetree, Shinhan… với lợi thế vốn rẻ cũng đang tạo ra sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường.
Cạnh tranh gay gắt phí, lãi suất margin
Trong số những CTCK ngoại, các CTCK đến từ xứ sở Kim chi với tiềm lực tài chính, lợi thế vốn rẻ đã mau chóng vươn lên trở thành đối thủ cạnh tranh với những “ông lớn” trong nước, đặc biệt ở khả năng cung cấp dư nợ cho vay margin, điều này đặt ra thách thức lớn cho các CTCK nội trong thời gian tới đây.
Số liệu cập nhật quý II/2020 cho thấy, dư nợ cho vay margin của Mirae Asset đã thiết lập mức kỷ lục mới trên TTCK Việt Nam, lên đến 8.575 tỷ đồng, lớn hơn SSI (3.979 tỷ đồng) và HSC (4.247 tỷ đồng) cộng lại. Hai CTCK đồng hương khác của Mirae Asset là KIS và KB cũng có dư nợ margin ở top 10 CTCK có dư nợ margin lớn nhất thị trường, lần lượt là 3.084 tỷ đồng và 2.339 tỷ đồng.
Lãi suất margin của các CTCK nước ngoài có thể chỉ ở mức 8-9%/năm, thấp hơn rất nhiều so với các CTCK nội thường dao động trong khoảng từ 12-14%/năm.
Sự xuất hiện của các CTCK nước ngoài, đặc biệt CTCK Hàn Quốc không chỉ khiến top các CTCK có dư nợ margin lớn thay đổi mà vốn điều lệ đến thị phần cũng đều có sự xáo trộn rất lớn.
Năm 2019, Thông tư 128 thay thế Thông tư 242 quy định giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoáN áp dụng tại các tổ chức kinh doanh chứng khoán, ngân hàng tham gia vào TTCK Việt Nam đã chính thức có hiệu lực.
Theo đó, dịch vụ môi giới mua, bán cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền có bảo đảm (áp dụng cho chứng khoán niêm yết và chứng khoán đăng ký giao dịch) chỉ áp dụng mức tối đa 0,5% giá trị giao dịch trong khi theo thông tư 242/2016/TT-BTC, biểu giá tối thiểu được áp dụng là 0,15% và tối đa 0,5%, khi không còn mức giá sàn các CTCK có thể cạnh tranh lẫn nhau từ việc giảm phí dịch vụ. Một số CTCK đã hạ phí giao dịch, thậm chí miễn phí hoàn toàn phí giao dịch.
Mirae Asset báo lãi quý 2 tăng trưởng 34%, lập kỷ lục dư nợ margin hơn 8.500 tỷ đồng
Dư nợ cho vay margin và tạm ứng tiền bán của Mirae Asset lên tới 8.575 tỷ đồng vào cuối quý 2, tăng khoảng 1.400 tỷ đồng so với quý trước và đây cũng là dư nợ margin lớn nhất trong lịch sử TTCK Việt Nam (theo quý).
CTCK Mirae Asset Việt Nam công bố báo cáo tài chính quý 2/2020 với doanh thu hoạt động 339,95 tỷ đồng, tăng 61% so với cùng kỳ năm trước.
Việc doanh thu Mirae Asset tăng mạnh trong quý 2 chủ yếu do công ty tăng thị phần môi giới so với cùng kỳ năm ngoái cùng việc tăng dư nợ từ các khoản cho vay.
Tính riêng quý 2, giá trị giao dịch nhà đầu tư/khách hàng thực hiện qua Mirae Asset lên tới hơn 94 nghìn tỷ đồng, tăng 88% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giá trị giao dịch phái sinh chiếm 60,7 nghìn tỷ đồng, tăng 90% và giá trị giao dịch cổ phiếu 33.291 tỷ đồng, tăng 86% so với cùng kỳ.
Theo báo cáo thị phần quý 2 được công bố, Mirae Asset đều nằm trong top 10 CTCK có thị phần lớn nhất HoSE, HNX và phái sinh.
Thời gian gần đây, Mirae Asset đã cắt giảm hoạt động tự doanh và tập trung vào lĩnh vực dịch vụ chứng khoán, điều này đã giúp hoạt động kinh doanh của công ty tăng trưởng ổn định. Vốn điều lệ Mirae Asset hiện đạt 5.455 tỷ đồng và là CTCK có vốn điều lệ lớn thứ 2 tại Việt Nam.
Sau khi trừ đi các chi phí phát sinh trong kỳ, Mirae Asset báo lãi 131,7 tỷ đồng trong quý 2/2020, tăng trưởng 34% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 6 tháng đầu năm, Mirae Asset lãi ròng 220 tỷ đồng, tăng trưởng 22%.
33% số công ty chứng khoán thành viên trên HOSE có vốn điều lệ trên 1.000 tỷ đồng Theo BCTC kiểm toán năm 2019 của các CTCK thành viên trên HOSE, tính đến ngày 31/12/2019, có 24 CTCK có mức vốn điều lệ từ 1.000 tỷ đồng trở lên, chiếm 33% tổng số CTCK thành viên. Đặc biệt, có 2 CTCK có vốn điều lệ trên 5.000 tỷ đồng gồm Công ty TNHH Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam) và CTCP...