Từ 50 lao động trở lên phải thành lập công đoàn
Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII Công đoàn tỉnh Trà Vinh (nhiệm kỳ 2008-2012) đã đề ra chỉ tiêu “Phấn đấu trong nhiệm kỳ phát triển mới 10.000 đoàn viên, thành lập mới 100 CĐCS và nghiệp đoàn”.
Thành lập CĐCS chi nhánh Cty CP may Mỹ Tho – Khu công nghiệp Long Đức (Trà Vinh).
Giữa nhiệm kỳ, BCH LĐLĐ tỉnh (khóa VIII) điều chỉnh chỉ tiêu này “Phấn đấu thành lập mới 100% CĐCS trong các doanh nghiệp có 50 lao động trở lên vào năm 2013″.
Từ việc các doanh nghiệp “3 không”…
Theo dự thảo báo cáo của BCH LĐLĐ tỉnh Trà Vinh khóa VIII trình Đại hội CĐ tỉnh Trà Vinh lần thứ IX, trong giai đoạn 2008-2012, các cấp CĐ trong tỉnh đã phát triển mới gần 20.000 đoàn viên (đạt 200% chỉ tiêu), thành lập mới 26 CĐCS khu vực ngoài quốc doanh.
Video đang HOT
Kết quả trên là thành quả cố gắng của cả hệ thống trong khoảng thời gian dài kiên trì tuyên truyền, thuyết phục. Ông Lê Văn Lẹ – Trưởng ban Công tác cơ sở LĐLĐ tỉnh – cho biết: Việc thành lập CĐCS hiện gặp rất nhiều khó khăn.
Trở ngại lớn, nhất là từ phía DN, bởi họ luôn tìm mọi cách tránh né với nhiều lý do như số lao động chưa ổn định, chủ yếu là người thân trong gia đình v.v… Thậm chí, nhiều nơi chủ DN từ chối làm việc với cán bộ CĐ. Một nguyên nhân khách quan khác là do tình hình khó khăn của suy giảm kinh tế nên nhiều DN ngừng hoạt động, thu hẹp sản xuất, giải thể, giảm số lượng lao động…
Theo số liệu của cơ quan chức năng, hiện trong tỉnh có 40 DN có từ 50 lao động trở lên. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát riêng của LĐLĐ tỉnh thì trong số đó đã có 7 DN ngừng hoạt động, 19 DN thu hẹp sản xuất, giảm số lượng lao động. Ông Trần Sơn Lâm – Chủ tịch LĐLĐ huyện Cầu Ngang – cho biết: Trong số 17 DN được thống kê thì có đến 9 DN “3 không” (không địa chỉ, không công nhân, không hoạt động).
Bên cạnh đó, không ít CĐCS trong các DN chất lượng hoạt động thấp, các CĐCS mới thành lập khó khăn, lúng túng trong hoạt động. Trong khi đó, cán bộ CĐ cấp trên cơ sở thiếu quan tâm giúp đỡ, có nơi hoạt động dàn trải nhiều nội dung, không thiết thực, có nơi chỉ hoạt động cầm chừng, không thể hiện được tiếng nói đại diện cho NLĐ nên họ không tha thiết gia nhập CĐ.
…đến DN 50 lao động phải thành lập CĐ
Đây không phải là một mệnh lệnh, mà là đòi hỏi từ thực tiễn phong trào CNVCLĐ và hoạt động CĐ trong thời gian qua. Bởi, có thành lập được tổ chức CĐ thì mới thực hiện tốt chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động.
Trước những khó khăn trong việc vận động thành lập CĐCS, LĐLĐ tỉnh đã chủ động đưa ra những giải pháp hiệu quả nhằm tăng cường công tác phát triển đoàn viên, thành lập gắn với nâng cao chất lượng hoạt động CĐCS.
Hằng năm, LĐLĐ tỉnh đều có chương trình, kế hoạch cụ thể: Chỉ đạo LĐLĐ huyện, TP tham mưu với huyện ủy, thành ủy thành lập các ban vận động phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS, thống kê nắm chắc số lượng các DN đang hoạt động, phân loại DN có đủ điều kiện; phối hợp với các phòng, ban, ngành liên quan tổ chức hội nghị gặp mặt chủ DN trên địa bàn; có lộ trình và bước đi phù hợp, tiến hành kiểm tra, khảo sát thực trạng CNLĐ tại các DN; sau khi có kết quả khảo sát giao chỉ tiêu cho từng đơn vị. Đặc biệt, coi trọng việc vận động người sử dụng lao động hiểu về CĐ để họ đồng tình, tạo điều kiện hỗ trợ. Ngoài ra, tăng cường vận động từ NLĐ để trên cơ sở quyền lợi của mình, tập thể NLĐ có tiếng nói tác động đến người sử dụng lao động.
Song song với việc thành lập CĐCS là từng bước củng cố tổ chức, đổi mới nội dung phương pháp hoạt động CĐCS, nâng cao chất lượng hoạt động CĐCS để thu hút NLĐ gia nhập CĐ, phát huy vai trò của tổ chức CĐ trong việc phối hợp với lãnh đạo DN vận động NLĐ chấp hành pháp luật của Nhà nước, cùng với DN phát triển sản xuất kinh doanh, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.
Thành lập CĐCS và phát triển đoàn viên trong DN là nhân tố quan trọng để triển khai các biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho NLĐ. Để thực hiện được điều này, kinh nghiệm của LĐLĐ tỉnh Trà Vinh là trước hết cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho NLĐ, tích cực vận động chủ DN tạo thuận lợi để thành lập cũng như tạo điều kiện cho CĐCS hoạt động.
Theo LD
Triển khai chương trình hành động về cơ sở
Ngày 28.11, tại Khu Công nghiệp - Khu chế xuất (KCN - KCX) Bắc Thăng Long (Hà Nội), CĐ các KCN - KCX Hà Nội đã tổ chức hội nghị giao ban với 70 Chủ tịch CĐCS trực thuộc.
Ông Nguyễn Văn Lộc - Chủ tịch CĐ Cty Tlip Thăng Long - phát biểu tại hội nghị giao ban.
Đây là lần đầu tiên CĐ các KCN - KCX Hà Nội tổ chức giao ban với CĐCS tại các KCN - KCX của thành phố để đưa chương trình hành động về cơ sở.
Không để tình trạng "đầu voi, đuôi chuột"
Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Đinh Quốc Toản - Chủ tịch CĐ các KCN - KCX Hà Nội - cho biết: "CĐ các KCN - KCX Hà Nội hiện đang quản lý 192 CĐCS trực thuộc với 96.000 LĐ và gần 90.000 đoàn viên. Các KCN - KCX của Hà Nội lại chủ yếu nằm ở các huyện ngoại thành, địa bàn rất rộng, bởi vậy chúng tôi có ý tưởng sẽ tổ chức cuộc họp giao ban với cán bộ CĐCS tại các KCN - KCX Hà Nội để chuyển tải những nội dung, những công việc cần phải thực hiện trong tháng, trong quý cũng như nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng, những thắc mắc thường gặp của đoàn viên, CNVCLĐ, những đề xuất, những ý kiến cần phải giải đáp để từ đó đưa vào chương trình hành động nhằm giúp CĐCS thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.
Những vấn đề phức tạp thì phối hợp với các cơ quan chức năng để thực hiện chức năng đại diện, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ. Đây là lần đầu tiên CĐ các KCN - KCX Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban các cán bộ CĐCS. Chúng tôi dự kiến giao ban hàng quý, trường hợp đặc biệt khi có yêu cầu của CĐCS hoặc có công việc đột xuất thì sẽ giao ban đột xuất hàng tháng".
Bàn về vấn đề giao ban giữa CĐ các KCN - KCX Hà Nội và các CĐCS trực thuộc tại các KCN - KCX Hà Nội, các ông Nguyễn Quang Độ - Chủ tịch CĐ Cty TNHH FuJikin Việt Nam; ông Nguyễn Văn Lộc - Chủ tịch CĐ Cty Tlip Thăng Long và ông Lê Minh Tuấn - Chủ tịch CĐ Cty TNHH Denso Việt Nam... đều cho rằng việc giao ban là rất hay, rất cần thiết và chúng ta nên có chương trình hoạt động, có nghị quyết và văn bản sau mỗi cuộc giao ban, phải làm một cách bài bản, không để xảy ra tình trạng "đầu voi, đuôi chuột".
Kinh nghiệm của CĐ về đàm phán, thương lượng
Không khí buổi giao ban đầu tiên giữa CĐ các KCN - KCX Hà Nội với các CĐCS trực thuộc tại KCN - KCX Thăng Long "nóng" lên bởi những nội dung như vai trò CĐCS trong DN FDI, kỹ năng đàm phán, thương lượng với chủ DN để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ...
Kinh nghiệm của ông Nguyễn Quang Độ - Chủ tịch CĐ Cty TNHH FuJiKin Việt Nam - khi đàm phán, thương lượng với chủ DN là phải khôn khéo, mạnh mẽ, phải đặt mình ngang hàng với chủ DN, BCHCĐ phải đoàn kết, nắm chắc các vấn đề cần thương lượng. Ông Lê Minh Tuấn - Chủ tịch CĐ Cty TNHH Denso Việt Nam - cho biết, mức lương ở Cty TNHH Denso Việt Nam về cơ bản cũng giống mức lương ở các DN khác trong KCN - KCX Thăng Long, tuy nhiên CĐ Cty biết tập trung vào việc làm sao tăng thêm được các khoản phúc lợi cho NLĐ.
Thực ra, đã đàm phán về lương thì phúc lợi cũng phải đàm phán. Cần phải làm cho chủ DN thấy, nếu DN bỏ ra cho NLĐ một đồng thì NLĐ sẽ nỗ lực đem lại lợi ích cho DN lớn hơn, hoặc chí ít cũng bằng cái DN cho họ, và đó chính là sự hài hòa trong quan hệ lao động.
"Ở Cty chúng tôi, hiện nay BCHCĐ và ban lãnh đạo Cty đã nâng tần suất họp 3 tháng/lần lên 2 tháng/lần. Trước khi họp với ban lãnh đạo Cty, BCHCĐ họp với các tổ CĐ, các bộ phận sản xuất để thu thập thông tin, lấy ý kiến xem mọi người trong thời điểm này có vấn đề gì nổi cộm về đời sống, chế độ phúc lợi...
Sau khi tổng hợp xong, BCHCĐ sẽ đánh giá và chọn ra một số vấn đề để đàm phán, thương thảo với chủ DN và khẳng định với chủ DN đó là những đề nghị đã được CĐ cân nhắc, chứ không phải tất cả đề nghị của NLĐ.
Ở đây cần sự tâm huyết của cán bộ CĐ, BCHCĐ phải đoàn kết, làm việc có kỹ năng mới tạo được sức mạnh để có thể ngồi ngang hàng với chủ DN khi đàm phán, thương lượng để đảm bảo quyền lợi cho NLĐ" - ông Tuấn nói.
Theo laodong
Cộng đồng trách nhiệm với doanh nghiệp và người lao động Chủ tịch CĐ các KCN-KKT tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Thị Biên phân tích: "Kinh tế suy thoái, sản xuất kinh doanh khó khăn, DN rất cần sự hỗ trợ của tổ chức công đoàn trong việc tuyên truyền, vận động công nhân cảm thông, chia sẻ...; mặt khác, người lao động cũng mong tìm được chỗ dựa ở công đoàn để có thể...