Tu-22M3 Nga tập hủy diệt chiến hạm Mỹ trên biển Đen
Mỹ vừa điều thêm 2 chiếc MBNB tàng hình B-2 đến châu Âu, Nga lập tức tung 2 chiếc MBNB chiến lược Tu-22M3 tập tấn công tàu Mỹ trên biển Đen.
Theo tin của “Interfax” hôm 9-6, không quân Nga đã tổ chức một đợt huấn luyện thực binh với sự tham gia của các máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 mang tên lửa hành trình chống hạm tầm xa, có khả năng gắn đầu đạn hạt nhân. Nhóm máy bay tấn công gồm hai chiếc Tu-22M3 của Nga đã hợp luyện cùng các lực lượng của Hạm đội Biển Đen để hoàn thiện kỹ năng tấn công tên lửa vào các mục tiêu mô phỏng đang hiện diện ở Biển Đen.
Người phát ngôn của cơ quan quân sự hạm đội biển Đen cho biết: “Hai máy bay ném bom tầm xa Tu-22M3 thực hiện chuyến bay từ sân bay Engels (khu vực tỉnh Saratov) đã hoàn thiện tấn công tên lửa vào đội tàu chiến của đối phương giả định trên không phận Biển Đen”.
Đây được coi là hành động đáp trả việc Mỹ điều chuyển tiếp 2 chiếc máy bay ném bom tàng hình chiến lược B-2 đến căn cứ không quân ở Anh, nâng tổng số máy bay chiến lược, có khả năng mang vũ khí hạt nhân đồn trú ở đây lên con số 5.
Hai chiếc B-2 này thuộc Liên đội ném bom số 509 ở Căn cứ không quân Whiteman – bang Missouri, đã được triển khai tới Căn cứ không quân Fairford ở phía Tây London để bổ sung cho 3 “Pháo đài bay” B-52 đã được triển khai đến đây từ hôm 4-6, cả 5 chiếc máy bay ném bom này đều có thể mang theo vũ khí hạt nhân.
Trước đây, vào tháng 4-2014, Nga cũng đã có động thái đáp trả hành động Mỹ khi điều một chiếc máy bay chiến đấu Su-24 Fencer, khiêu khích tàu khu trục USS Donald Cook của Mỹ trong vùng biển quốc tế ở phía tây biển Đen, chỉ chưa đầy 48 giờ sau khi nó tiến vào vùng biển này.
TU-22M3 “Backfire-C”phóng tên lửa hành trình chống hạm Kh-22 Raduga
Video đang HOT
Trong 90 phút căng thẳng, máy bay Su-25 của Nga đã 12 lần bay qua tàu khu trục Mỹ với khoảng cách 900m và độ cao khoảng 150m, đồng thời nhiều lần thực hiện các động tác bổ nhào hoặc mô phỏng một vụ tấn công, phớt lờ các tín hiệu cảnh báo và liên lạc của chiếc khu trục hạm Mỹ.
Tu-22M3 là một trong bộ 3 máy bay ném bom chiến lược của Nga. Trong khi Tu-95 và Tu-160 nổi tiếng với kích thước khổng lồ và khả năng tấn công hạt nhân khủng khiếp thì Tu-22 lại được coi là một “sát thủ diệt tàu sân bay” hàng đầu trên thế giới hiện nay với vận tốc siêu âm và tên lửa hành trình chống hạm tầm xa.
Máy bay ném bom chiến lược siêu âm 2 động cơ Tu-22M3 (tên định dạng NATO: “Backfire”) là một trong những phiên bản máy bay ném bom tầm xa siêu âm trang bị tên lửa và có cánh cụp cánh xòe. Tổng khối lượng bom (bao gồm cả bom hạt nhân và bom thông thường) máy bay có thể mang theo là 24 tấn.
Phiên bản đầu tiên Tu-22M ra đời từ năm 1969, phiên bản Tu-22M1 được chế tạo từ năm 1971 song không được đưa vào biên chế. Phiên bản Tu-22M2 được sản xuất từ năm 1973, đưa vào biên chế năm 1976. Đến nay, nó vẫn đang hoạt động trong Không quân Nga sau khi được nâng cấp lên chuẩn hiện đại hơn là Tu-22M3 vào năm 1989.
Theo số liệu công khai, đã có tổng cộng 268 chiếc máy bay ném bom chiến lược cánh cụp cánh xòe Tu-22M3 “Backfire-C” được sản xuất và chiếc cuối cùng “ra lò” năm 1993. Hiện nay, còn khoảng trên 60 chiếc Tu-22M3 đang phục vụ trong lực lượng không quân Nga
Loại máy bay ném bom chiến lược siêu âm này có chiều dài 41,60 m; sải cánh 34,28m khi xòe, 23,3m khi cụp; trọng lượng không tải 58 tấn, trọng lượng cất cánh thông thường 112 tấn, trong lượng cất cánh tối đa 124 tấn (hơn 126 tấn nếu có trợ đẩy); tốc độ tối đa 2000 km/h (1,88Mach); tầm hoạt động: 6800 km; trần bay cao 13.300m, phi hành đoàn 4 người.
Cận cảnh tên lửa hành trình chống hạm Kh-22 Raduga
Tu-22M3 có thể tác chiến cả trên đất liền và trên biển, trong mọi điều kiện thời tiết bất kể ngày, đêm với các loại tên lửa chống hạm Kh-22, tên lửa tấn công mặt đất Kh-15 và các loại bom khác nhau. Với khả năng tác chiến đa dạng, tốc độ siêu âm và hỏa lực cực mạnh, Tu-22M3 là nỗi kinh hoàng đối với Mỹ và phương Tây.
Với tải trọng vũ khí khủng, TU-22M3 “Backfire-C”có thể mang 2 quả tên lửa hành trình chống hạm Kh-22 Raduga (NATO gọi là AS-4 “Kitchen”), có tầm bắn 600 km và tốc độ đến 4000 km/h, ở 2 bên cánh. Loại tên lửa chống hạm này còn có thể lắp đầu đạn hạt nhân để sử dụng tấn công mặt đất.
Nó cũng có thể được trang bị tên lửa hành trình tấn công mặt đất Kh-15 với tầm bắn 300 km, cơ số 6 tên lửa dạng ổ quay bên trong thân. Loại tên lửa này có vận tốc khủng khiếp lên tới 6000km/h và cũng có thể mang đầu đạn hạt nhân.
Tên lửa hành trình chống hạm tầm xa siêu âm Kh-22 được sản xuất theo công nghệ của những năm 70, hệ thống dẫn đường theo công nghệ cũ khiến khả năng tấn công của tên lửa không chính xác lắm nhưng khiếm khuyết này được bù đắp bằng đầu đạn hạt nhân, sức công phá lớn của đầu đạn hạt nhân sẽ xóa nhòa ranh giới về độ chính xác.
Hiện nay, tên lửa Kh-32 đang được phát triển cho Tu-22M3, có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 1.000 km với độ chính xác cao. Đến năm 2020, 30 chiếc Tu-22M3 sẽ được nâng cấp thành Tu-22M3 và sẽ được trang bị Kh-32.
Theo tin cho biết, rất có thể, Nga sẽ bố trí tại Crimea (nước Cộng hòa thuộc Crimea mới sáp nhập vào Nga) khoảng 1 trung đoàn máy bay ném bom Tu-22M3.
Theo Tri Thức
Nga đưa máy bay ném bom chiến lược trở lại Crimea
Nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết tại căn cứ không quân Gvardeyskoe ở Crimea vào năm 2016 sẽ triển khai Trung đoàn máy bay trang bị tên lửa của Hải quân. Trong phiên chế trung đoàn này có các máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-22M3. Để thực hiện kế hoạch trên, Nga sẽ hiện đại hóa đáng kể cơ sở hạ tầng các sân bay ở Crimea.
Nguồn tin trên được hãng tin Interfax-AVN dẫn lời nói: "Chúng tôi tính rằng trong 2 năm nữa, căn cứ không quân ở Gvardeyskoe sẽ lại triển khai Trung đoàn mang tên lửa sử dụng Tu-22M3. Tại đây sẽ xuất hiện một số lượng đủ và cần thiết các máy bay trang bị tên lửa của Hải quân. Luôn có nhu cầu về các máy bay này theo hướng Nam, song hiện đã có những điều kiện phù hợp để đưa chúng trở lại bán đảo (Crimea), vốn trước đó được xem như 'tàu sân bay không thể đánh chìm'".
Máy bay ném bom chiến lược của Nga.
Theo lời quan chức trên, trước khi tiếp nhận máy bay, cơ sở hạ tầng các căn cứ không quân ở Gvardeyskoe và Kacha sẽ được nâng cấp đáng kể. Tại đây sẽ chuyển đến các máy bay và trực thăng nâng cấp và cải tiến, trong đó có Su-27, máy bay đối hạm Tu-142 và IL-38 cũng như các trực thăng Ka-27 và Ka-29.
Những năm 70 thế kỷ trước, trong thành phần Hạm đội Biển Đen có Sư đoàn Cận vệ số 2 với 3 trung đoàn máy bay trang bị tên lửa đóng tại các sân bay Vesioloye, Gvardeyskoe và Oktyabskoe. Sau khi chia Hạm đội Biển Đen, Nga nhận 19 máy bay Tu-22M3, còn Ukraine nhận 20 chiếc.
Tu-22M3 là máy bay ném bom siêu âm trang bị tên lửa tầm xa có thể mang 24 tấn bom với khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.
Theo Duy Trinh
Baotintuc.vn