Từ 22/5, áp giá mới cho điện mặt trời
Thủ tướng vừa ban hành quyết định về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam để áp dụng từ ngày 22/5.
Quyết định ban hành của Thủ tướng cho biết, dự án hoặc phần dự án điện mặt trời nối lưới đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư trước ngày 23/11/2019 và có ngày vận hành thương mại dự án hoặc một phần dự án trong giai đoạn từ 1/7/2019 đến hết ngày 31/12/2020 thì được áp dụng biểu giá mua điện mới, tương đương 7,09 UScent/kWh đối với các dự án điện mặt trời nối lưới mặt đất và tương đương 7,69 UScent/kWh đối với các dự án điện mặt trời nối lưới nổi. Giá mua điện này được áp dụng 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại.
Các dự án khác không thuộc diện kể trên sẽ được xác định thông qua cơ chế cạnh tranh.
Giá mua điện này được áp dụng 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại.
Thủ tướng giao Bộ Công Thương nghiên cứu hoàn chỉnh cơ chế đấu thầu các dự án điện mặt trời, lộ trình thực hiện và báo cáo Thủ tướng phê duyệt triển khai trên toàn quốc.
Video đang HOT
Quyết định của Thủ tướng cũng nêu rõ, đối với tỉnh Ninh Thuận, giá mua điện từ các dự án điện mặt trời nối lưới đã có trong quy hoạch phát triển điện lực các cấp và có ngày vận hành thương mại trước ngày 1/1/2021 với tổng công suất tích lũy không quá 2.000 MW là 2.086 đồng (tương đương 9,35 UScents/kWh). Giá mua điện này được áp dụng 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại.
Đối với điện mặt trời mái nhà, được phép bán một phần hoặc toàn bộ điện năng sản xuất ra cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoặc tổ chức, các nhân khác trong trường hợp không sử dụng lưới điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Như vậy, phạm vi của người mua và người bán đều đã mở rộng hơn so với Quy định tại Quyết định 11. Người mua có thể là Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoặc không phải là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Người bán có thể là chủ mái hoặc không phải là chủ mái công trình. Quy định này được kỳ vọng sẽ tiếp tục thu hút nhiều hơn nữa hệ thống điện mặt trời mái nhà được lắp đặt trong thời gian tới góp phần tăng nguồn cung cấp điện tại chỗ, giảm tổn thất hệ thống truyền tải và phân phối.
Quy định về hiệu suất tế bào quang điện và tấm quang điện (tối thiểu là 16% và 15%) vẫn được duy trì như quy định tại Quyết định 11. Trên thực tế, các dự án điện mặt trời quy mô lớn ngày càng có hiệu suất cao dần lên so với quy định hiệu suất tối thiểu, hiệu suất cao hơn mang lại lợi nhuận nhiều hơn cho chủ đầu tư.
Sau năm 2020, các dự án điện mặt trời nối lưới sẽ áp dụng cơ chế lựa chọn cạnh tranh nhằm phát triển điện mặt trời với chi phí cạnh tranh, bám sát xu hướng phát triển của thị trường công nghệ và giá thiết bị trên thế giới.
ĐÀO BÍCH
Đề xuất giảm 10% giá điện trong 3 tháng do dịch Covid-19
Do tác động của dịch Covid-19, Bộ Công Thương đề xuất giảm giá điện 10% trong 3 tháng cho người dân.
Ngày 1-4, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3, Bộ Công Thương đã đề xuất phương án giảm giá điện cho khách hàng để tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Theo đó, Bộ Công Thương đề xuất giảm giá điện cho sản xuất và kinh doanh 10% trong các tháng 4, 5, 6 năm 2020. Tổng số tiền hỗ trợ cho nhóm đối tượng này ước tính khoảng 6.100 tỉ đồng.
Bộ Công Thương đề nghị giảm 10% giá các bậc thang điện sinh hoạt
Đối với khách hàng sinh hoạt, Bộ Công Thương đề nghị giảm 10% giá các bậc thang sinh hoạt từ bậc 1 đến bậc thang 4 từ tháng 4 đến tháng 6-2020, số tiền là gần 3.000 tỉ đồng. Đây là các đối tượng chủ yếu là người lao động, công chức, viên chức, công nhân bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19.
Đối với các bậc cao trên 300 kWh, bộ đề xuất giữ nguyên vì khách hàng tiêu thụ ở bậc này là những hộ có thu nhập cao, ít bị ảnh hưởng.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đề xuất giảm giá các cơ sở lưu trú du lịch bằng giá sản xuất từ tháng 4, với số tiền hỗ trợ dự kiến khoảng 1.840 tỉ đồng.
Bộ Công Thương còn đề xuất miễn, giảm tiền điện trực tiếp cho các cơ sở trực tiếp phục vụ chống dịch Covid-19. Số tiền dự kiến khoảng 100 tỉ đồng.
Trước đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng đã đề xuất phương án hỗ trợ tiền điện đối với các bệnh viện điều trị, cơ sở khám chữa bệnh và khu cách ly tập trung phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Theo đó, EVN đề xuất Chính phủ cho phép hỗ trợ 100% tiền điện đối với các cơ sở khám chữa và khu cách ly tập trung phòng chống dịch Covid-19.
Hỗ trợ 50% tiền điện đối với một số cơ sở khám chữa bệnh khác mà trong đó chức năng khám, xét nghiệm, điều trị bệnh nhân nghi nhiễm hoặc nhiễm Covid-19 chỉ là một trong nhiều nhiệm vụ của cơ sở.
Về thời hạn áp dụng chính sách hỗ trợ tiền điện đối với các đối tượng khách hàng như trên, EVN đề xuất thời hạn áp dụng là các kỳ hóa đơn tiền điện của các tháng 4, 5, 6 năm 2020. EVN cho biết thêm sẽ xem xét để giãn thời gian thu tiền điện 1 tháng trong thời gian diễn ra dịch bệnh Covid- 19.
Minh Chiến
Đề xuất miễn 100% tiền điện cho các cơ sở điều trị, cách ly chống dịch Covid-19 Tập đoàn Điện lực Viêt Nam vừa đề xuất Chính phủ cho phép hỗ trợ 100% tiền điện đối với các cơ sở khám chữa và khu cách ly tập trung phòng chống dịch Covid-19. Ngày 31-3, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết đơn vị đã đề xuất chính sách hỗ trợ tiền điện đối với các bệnh viện điều...