Từ 2021, thay đổi tỷ lệ vốn trong doanh nghiệp Nhà nước
T ừ ngày 1/1/2021, doanh nghiệp Nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết thay vì 100% vốn điều lệ như hiện nay.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng tại họp báo công bố luật
Sáng 10/7, Văn phòng Chủ tịch nước họp báo công bố lệnh của Chủ tịch nước với các luật đã được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 9.
10 dự án luật gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp; Luật Hoà giải, đối thoại tại toà án; Luật Thanh niên; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều; Luật Doanh nghiệp; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội.
Giới thiệu Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng cho biết, mục tiêu của Luật Doanh nghiệp là hoàn thiện khung khổ pháp lý về tổ chức quản trị doanh nghiệp đạt chuẩn mực củ thông lệ tốt và phổ biến ở khu vực và quốc tế; thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, thu hút vốn, nguồn lực vào sản xuất kinh doanh; góp phần nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh theo mục tiêu mà Chính phủ đã đặt ra là thuộc nhóm các nước ASEAN 4.
Cụ thể, các mục tiêu bao gồm: Tạo thuận lợi cho hoạt động thành lập và đăng ký doanh nghiệp; cắt giảm chi phí và thời gian trong khởi sự kinh doanh; góp phần nâng cao xếp hạng chỉ số khởi sự kinh doanh lên ít nhất 25 bậc (theo xếp hạng của Ngân hàng thế giới).
Nâng cao cơ chế bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư, cổ đông, thành viên của doanh nghiệp; thúc đẩy quản trị doanh nghiệp đạt chuẩn mực theo thông lệ tốt và phổ biến trong khu vực và quốc tế; nâng cao xếp hạng chỉ số bảo vệ nhà đầu tư lên ít nhất 20 bậc (theo xếp hạng của Ngân hàng thế giới).
Video đang HOT
Ngoài ra, nâng cao hiệu lực quản trị, công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình đối với doanh nghiệp mà nhà nước có phần góp vốn chi phố; tạo thuận lợi hơn, giảm chi phí trong tổ chức doanh nghiệp: sáp nhập, hợp nhất, chia, tách và chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 gồm 10 chương, 218 điều đã được thông qua tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV ngày 17/6/2020, có hiệu lực từ ngày 1/1/2021. Luật sửa đổi có nhiều quy định mới về hoạt động của doanh nghiệp, trong đó có quy định nhằm nâng cao hiệu lực quản trị và hiệu quả sở hữu nhà nước
Theo đó, Doanh nghiệp Nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết thay vì 100% vốn điều lệ như hiện nay.
Cụ thể, Điều 88 Luật Doanh nghiệp sửa đổi khái niệm doanh nghiệp Nhà nước theo nguyên tắc phân chia các loại doanh nghiệp có sở hữu Nhà nước theo mức độ sở hữu khác nhau:
Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm:
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trở lên, trừ doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Trong đó, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Còn doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết gồm:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ tập đoàn kinh tế, tổng công ty hoặc trong nhóm công ty mẹ – công ty con.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
Luật Doanh nghiệp 2020 cũng bổ sung quy định kiểm soát tập quyền, chống xung đột lợi ích và bảo đảm tính minh bạch hóa, công khai hóa thông tin của doanh nghiệp có sở hữu nhà nước.
Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 có hiệu lực từ ngày 1/1/2020
Công ty mẹ - Vinalines chốt ngày 8/8 Đại hội cổ đông lần đầu
Theo Thông báo 1557/HHVN-TGTT của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam- Công ty mẹ (Vinalines) vừa gửi Ủy ban chứng khoán nhà nước, Vinalines đã chốt ngày Đại hội cổ đông lần đầu vào ngày 8/8/2020.
Công ty mẹ - Vinalines chốt ngày 8/8 Đại hội cổ đông lần đầu. Ảnh minh hoạ: TTXVN
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đang khẩn trương hoàn tất các khâu chuẩn bị để tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần đầu vào tháng 8/2020, qua đó kết thúc lộ trình cổ phần hóa kéo dài đúng 2 năm.
Cụ thể, theo Thông báo 1557/HHVN-TGTT của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam- Công ty mẹ (Vinalines) vừa gửi Ủy ban chứng khoán nhà nước, Vinalines đã chốt ngày Đại hội cổ đông lần đầu vào ngày 8/8/2020.
Trước đó, ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã ký Quyết định số 277/QĐ - UBQLV điều chỉnh quy mô và cơ cấu vốn điều lệ theo kết quả bán cổ phần lần đầu của Công ty mẹ - Vinalines.
Theo đó, vốn điều lệ của Công ty mẹ - Vinalines được điều chỉnh giảm chỉ còn 12.005,88 tỷ đồng so với mức 14.046 tỷ đồng được quy định tại Quyết định số 751/QĐ - TTg ngày 20/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hoá Công ty mẹ - Vinalines.
Do vốn điều lệ của Công ty mẹ giảm, dẫn tới quy mô cổ phần phát hành lần đầu giảm tương ứng, chỉ còn 1.200.588.000 cổ phần, mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần. Trong số đó, cổ phần Nhà nước nắm giữ 1.194.213.300 cổ phần, chiếm 99,469% vốn điều lệ; cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp là 392.500 cổ phần, chiếm 0,038% vốn điều lệ; cổ phần bán ưu đãi cho tổ chức công đoàn là 500.000 cổ phần, chiếm 0,452% vốn điều lệ; cổ phần bán đấu giá công khai là 5.420.900 cổ phần, chiếm 0,452% vốn điều lệ./.
Thận trọng thoái vốn doanh nghiệp cấp nước và môi trường Mục tiêu và kế hoạch thoái vốn đối với các doanh nghiệp ngành nước và dịch vụ đô thị, môi trường vẫn được cân nhắc thận trọng. Cấp nước là ngành đặc thù, cung cấp sản phẩm thiết yếu, liên quan trực tiếp tới sức khỏe người dân. Trong phương án thoái vốn nhà nước đến hết năm 2020 vừa được Thủ tướng...