Từ 20/12, sữa ngoại phải có chứng nhận chất lượng
Từ ngày 20/12, tất cả các mặt hàng sữa nhập khẩu sẽ phải có chứng nhận thực phẩm đạt yêu cầu an toàn của Bộ Công Thương, mới được phép lưu thông tại Việt Nam.
Bộ Công Thương vừa có quy định mới siết chặt việc nhập khẩu các loại sữa ngoại kém chất lượng. Theo Thông tư 28 quy định về kiểm tra Nhà nước về an toàn thực phẩm đối với các thực phẩm thuộc chức năng quản lý của Bộ Công Thương vừa ban hành, các loại sữa chế biến nhập khẩu sẽ thuộc danh sách các loại thực phẩm phải “tiền kiểm” về độ an toàn, chất lượng trước khi thông quan vào Việt Nam. Thời gian áp dụng bắt đầu từ ngày 20/12/2013.
Cụ thể, tùy từng trường hợp mà các nhà nhập khẩu sữa sẽ chịu nhiều cấp độ kiểm tra khác nhau. Trong đó, mức độ kiểm tra cao nhất là “kiểm tra chặt”, sẽ áp dụng đối với tất cả các sữa được nhập khẩu từ khu vực có nguồn ô nhiễm hoặc có mầm bệnh dịch nguy hiểm có thể lây sang người.
Các loại sữa nếu ở lần nhập trước đó không đạt yêu cầu nhập khẩu cũng sẽ phải chịu sự kiểm tra gắt gao này, hoặc các loại sữa có thông báo của Bộ Công thương về mức độ nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người.
Video đang HOT
Từ 20/12, sữa ngoại phải có chứng nhận chất lượng (Ảnh minh họa)
Ngoài các trường hợp này, các lô sữa nhập khẩu có thể chỉ cần trải qua kiểm tra thông thường, lấy mẫu ngẫu nhiên đủ để kiểm tra cảm quan và kiểm nghiệm một số chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng, an toàn thực phẩm. Đơn giản hơn nữa là các lô hàng sữa có thể chỉ cần “kiểm tra giảm’, soát xét trên hồ sơ mà không cần kiểm tra mẫu thực tế.
Tuy nhiên, muốn có được cơ chế thông quan thông thoáng đó, các lô sữa phải có dấu hợp quy, có chất lượng ổn định qua ít nhất 2 lần kiểm tra liên tiếp, hoặc chất lượng ổn định trong 1 năm.
Các chủ hàng chỉ được phép thông quan hàng hóa khi có chứng nhận thực phẩm đạt yêu cầu của bộ Công Thương. Quy trình này cũng giới hạn, trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị của chủ hàng, Bộ Công Thương sẽ xem xét và quyết định cơ quan chuyên môn thực hiện việc kiểm tra, kiểm nghiệm thực tế lô hàng theo quy định và thông báo cho chủ hàng băng văn bản.
Bộ Công Thương cũng cho biết, đối với các trường hợp lô hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu theo quy định, các chủ hàng có thể khiếu nại, đề nghị xem xét lại. Các doanh nghiệp sẽ nộp lệ phí kiểm tra này. Nếu không đạt yêu cầu, các chủ hàng sẽ phải tái chế, sửa nội dung ghi nhãn hoặc tái xuất, tiêu huỷ.
Thời gian qua, chất lượng sữa ngoại là một vấn đề nóng gây bức xúc cho người tiêu dùng. Nhiều thương hiệu sữa nổi tiếng, quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam như sữa Abbott, Dumex, Similac GainPlus EyeQ… đều từng dính nghi án nhiễm khuẩn.
Hiện nay, sữa nội chỉ đáp ứng được khoảng gần 30% nhu cầu trong nước, còn lại, 70% nhu cầu được đáp ứng từ nguồn sữa bột ngoại, đến chủ yếu từ New Zealand, Mỹ và Hà Lan. Trong khi đó, giá sữa ngoại thường đắt gấp 2-5 lần so với sữa nội.
Bên cạnh sữa, các loại thực phẩm khác gồm rượu, bia, nước giải khát, dầu thực vật, sản phẩm chế biên bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo và bao bì chứa đựng các sản phẩm sẽ phải chịu sự kiểm tra của Nhà nước về an toàn thực phẩm trước khi thông quan.
Phạm Huyền (VEF)
Theo NTD
Lo ngại giá sữa tăng
Một số hãng sữa đã có kế hoạch tiếp tục tăng giá bán từ tháng 3-2013 tới đây khiến người tiêu dùng lo lắng. Đây là đợt tăng giá thứ 2 kể từ đầu năm.
Hồi tháng 1-2013, Công ty TNHH Thực phẩm Phú Thái miền Bắc (đơn vị nhập khẩu và phân phối sữa Dumex) đã có thông báo tăng giá các loại sản phẩm Dumex Gold với mức tăng từ 8,5 đến 9%. Sữa Abbott cũng tăng giá 11% cách đây 1 tháng.
Từ đầu tháng 3 tới đây, nhiều thông tin cho thấy sữa Abbott tiếp tục tăng giá thêm 2-9% tùy từng sản phẩm. Sản phẩm Similac Mom 400 g tăng lên 205.000 đồng/hộp, Gain Plus IQ 900 g tăng lên 474.000 đồng/hộp, Pediasure 1,7 kg tăng lên 981.000 đồng/hộp.
Bên cạnh đó, đại diện sữa Nutifood cũng cho biết sẽ tăng giá thêm 10% từ 18-3. Cụ thể, NutiFood Nuti IQ 123 (400 g) lên 81.200 đồng/hộp, Pedia Plus 400g lên 193.000 đồng/hộp. Riêng hàng bình ổn sẽ tăng giá chậm hơn, bắt đầu từ 1-4. Với FrieslandCampina Việt Nam, giá của một số sản phẩm Friso và Dutch Lady dự kiến tăng từ đầu tháng 3, mức tăng từ 8 - 9%...
Mặc dù các nhà phân phối thông báo tăng giá từ đầu tháng 3 nhưng ghi nhận thị trường cho thấy, có hiện tượng đại lý tăng giá trước khi có thông báo chính thức. Theo một chủ đại lý sữa tại phố Hàng Buồm, sau Tết, một số nhà phân phối cung cấp hàng rất nhỏ giọt. Chính việc "khan hàng" này đã đẩy giá sữa ngoài thị trường tăng trước. Nguyên nhân tăng giá vẫn được cho là do chi phí đầu vào, bao gồm: nguyên liệu, nhân công... tăng. Ngoài ra là do thay đổi, cải tiến mẫu mã, chất lượng...
Theo ANTD
Tạm giữ 6.000 hộp sữa Danlait để làm rõ Ngày 21/2, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra đột xuất kho hàng của Công ty TNHH Mạnh Cầm và niêm phong tạm giữ 6.000 hộp sữa để làm rõ. Chi cục Quản lý Thị trường Hà Nội tạm giữ gần 6.000 lon sữa dê Danlait của Công ty TNHH Mạnh Cầm chiều 21/2. Ảnh: Nguyễn Hoài. Theo ông Kiều...