Từ 2 vụ tử vong khi nâng ngực, căng da mặt: Liệu phẫu thuật thẩm mỹ có an toàn hay không, khi nào xảy ra biến chứng?
Theo bác sĩ, việc thực hiện bất cứ một cuộc phẫu thuật nào cũng sẽ có 1 tỉ lệ nhất định xảy ra biến chứng.
Những ngày qua, dư luận vô cùng xôn xao khi liên tiếp hai người phụ nữ tử vong sau khi phẫu thuật thẩm mỹ trong cùng một tuần ở TP. HCM
Mới đây nhất là ngày 17/10, một người phụ nữ khác mới 33 tuổi lại gặp biến chứng chỉ sau 5 giờ đồng hồ phẫu thuật đặt túi ngực. Bệnh nhân ngưng tuần hoàn và mất trong ngày khi mọi nỗ lực cấp cứu bất thành.
Cả hai trường hợp này đều có chung chẩn đoán ban đầu do sốc phản vệ. Khi kết quả giám định nguyên nhân tử vong chính xác từ hội đồng chuyên môn còn chưa công bố, câu hỏi được rất nhiều người đặt ra là: Liệu phẫu thuật thẩm mỹ có an toàn hay không, khi nào xảy ra biến chứng?
Bác sĩ thẩm mỹ Phạm Minh Trường.
Trao đổi xoay quanh vấn đề này, bác sĩ Phạm Minh Trường, người có thâm niên 10 năm hoạt động trong ngành thẩm mỹ nhận định, nhu cầu được làm đẹp, dễ nhìn hơn là 1 nhu cầu chính đáng. Tuy nhiên không chỉ riêng ở lĩnh vực làm đẹp, việc thực hiện bất cứ 1 cuộc phẫu thuật nào cũng sẽ có 1 tỉ lệ nhất định xảy ra biến chứng.
Những biến chứng có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật thẩm mỹ
Theo bác sĩ Trường, thông thường phẫu thuật thẩm mỹ sẽ trải qua quá trình gây mê, gây tê. Một số bệnh nhân có những bệnh nền như tiểu đường, tim mạch, tăng huyết áp sẽ có nguy cơ biến chứng trong quá trình này nhiều hơn so với các bệnh nhân bình thường
Một biến chứng khác cũng dễ xảy đến trong phẫu thuật thẩm mỹ là tình trạng xuất huyết sau phẫu thuật.
“Trong quá trình hậu phẫu trở về nhà, nếu cơ địa bệnh nhân không tốt hoặc thời điểm tiến hành phẫu thuật có những trục trặc thì tình trạng xuất huyết có thể tiếp tục diễn ra mà phẫu thuật viên không biết.
Lời khuyên cho bệnh nhân là nếu thấy có gì đó bất thường trong cơ thể nên quay trở lại ngay cơ sở phẫu thuật để được kiểm tra và xử lý kịp thời” – bác sĩ phân tích.
Đặc biệt, biến chứng rất thường gặp là việc không có được hình hài sản phẩm sau thẩm mỹ như mong muốn. Đó là chưa kể còn có tình trạng sản phẩm lỗi, để lại sẹo do sai lầm từ phẫu thuật viên.
Một trường hợp biến chứng vùng mặt sau thẩm mỹ.
“Để không gặp vấn đề trên, khách hàng hãy trao đổi thật kỹ về mong muốn với bác sĩ của mình.
Kinh nghiệm của tôi là trước khi tiến hành một thủ thuật can thiệp làm đẹp luôn tư vấn thật kỹ cho khách hàng về diễn tiến xảy ra sau đó ở vị trí thực hiện, để hai bên có tiếng nói chung với nhau. Sự chấp nhận là điều cực kỳ quan trọng” – bác sĩ Trường chia sẻ.
Video đang HOT
Nói về tình trạng sốc phản vệ, bác sĩ cho biết đây là một biến chứng không thường gặp nhưng rất nặng nề, tỉ lệ tử vong rất cao. Thông thường do cơ địa của bệnh nhân, rất khó để nhận biết ngay từ đầu.
Một ca phẫu thuật thẩm mỹ tại BV công lập ở TP.HCM.
Quy trình xử lý biến chứng sốc phản vệ luôn luôn có ở những phòng khám, cơ sở y tế được cấp phép hoạt động. Khi có sự cố, phải có 1 hội đồng chuyên môn để hội chẩn, xác định nguyên nhân và đề ra phương pháp, phác đồ xử trí tối ưu.
BS Phạm Minh Trường
Kinh nghiệm của tôi là trước khi tiến hành một thủ thuật can thiệp làm đẹp luôn tư vấn thật kỹ cho khách hàng về diễn tiến xảy ra sau đó ở vị trí thực hiện, để hai bên có tiếng nói chung với nhau. Sự chấp nhận là điều cực kỳ quan trọng
Có thể căng da mặt không cần phẫu thuật
Với riêng thủ thuật liên quan đến mặt (cụ thể là căng da mặt), tai nạn khác có thể xảy ra là tình trạng liệt mặt 1 bên, liệt dây thần kinh số 7.
Căng da mặt khoảng 10 năm trở lại đây rất được ưa chuộng. Nhưng những trường hợp gặp biến chứng gần đây cũng khiến mọi người đắn đo.
Có nhiều phương pháp căng da mặt như căng da mặt bán phần, căng da mặt bằng chỉ.
Gần đây còn có xách căng da mặt bằng công nghệ không cần phẫu thuật, không cần gây tê, gây mê và không xâm lấn.
Tuy nhiên theo bác sĩ Trường, cách này chỉ áp dụng hiệu quả với gương mặt chưa chảy xệ, chùn nhão quá nhiều.
Với các khách hàng lớn tuổi, da lão hóa quá cao thì phải can thiệp phẫu thuật hoặc kết hợp cả 2 cách tùy theo tình trạng cụ thể mà bác sĩ kiểm tra được ở bệnh nhân.
Nói về tình trạng sốc phản vệ, bác sĩ cho biết đây là một biến chứng không thường gặp nhưng rất nặng nề, tỉ lệ tử vong rất cao. Thông thường do cơ địa của bệnh nhân, rất khó để nhận biết ngay từ đầu.
Nâng ngực có thể xảy ra biến chứng gì?
Đặt túi ngực có thể xảy ra biến chứng gần và biến chứng xa.
Biến chứng gần là việc bệnh nhân có thể đau vết mổ nhiều.
Một trường hợp bơm silicon vào ngực bị biến chứng hoại tử nặng.
Bệnh nhân có thể xảy ra biến chứng xuất huyết, với triệu chứng ngực đột ngột to lên bất thường. Trường hợp này bác sĩ sẽ phải mổ lại để cầm máu cho bệnh nhân.
Nhiễm trùng là biến chứng có thể gặp sau khi đặt túi ngực. Để tránh nhiễm trùng tất cả quá trình làm phải được vô trùng tuyệt đối.
Biến chứng xa thường được nhắc tới nhiều nhất là co bao xơ, sẹo vết mổ xấu, lệnh ngực và Hội chứng tiết dịch muộn.
Ngoài ra, tình trạng bơm silicon vào ngực gây biến chứng hoại tử, nhiễm trùng biến dạng ngực cũng thường xuyên được phát hiện, dù silicon là chất bị cấm thực hiện trong thẩm mỹ từ lâu.
Bác sĩ khuyên người dân trước khi thực hiện một phương pháp làm đẹp nào cần phải được tư vấn kỹ về những tỉ lệ biến chứng có thể xảy ra.
Hãy làm một khách hàng thông minh
“Không một phẫu thuật viên, nhân viên y tế nào mong muốn bệnh nhân, khách hàng của mình gặp hậu quả xấu về sức khỏe.
Điều cơ bản nhất là mỗi người dân phải là một khách hàng thông minh. Trước khi thực hiện một phương pháp làm đẹp nào cần phải được bác sĩ tư vấn kỹ về những tỉ lệ biến chứng có thể xảy ra.
Nơi được chọn lựa thực hiện phải là cơ sở y tế có uy tín, đáng tin cậy và được cấp phép đầy đủ” – bác sĩ đưa ra lời khuyên.
Hoàng Lê
Theo baodansinh
Bộ Y tế cần vào cuộc thanh tra toàn bộ hoạt động của cơ sở thẩm mỹ trên toàn quốc
Những ngày vừa qua, liên tiếp các vụ việc các trường hợp tử vong sau khi đi làm đẹp tại một số bệnh viện ở TP.Hồ Chí Minh đã khiến dư luận hết sức hoang mang về hoạt động của những cơ sở này.
Liên tiếp các trường hợp tử vong sau khi làm đẹp
Ngày 11/10, một người phụ nữ quốc tịch Mỹ (59 tuổi) đến Bệnh viện Kangnam TP.Hồ Chí Minh thực hiện phẫu thuật căng da mặt. Tuy nhiên, chỉ sau ca phẫu thuật khoảng 2 tiếng, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng khó thở, tím tái, biểu hiện suy giảm hô hấp.
BV Thẩm mỹ KangNam
Dù kíp bác sĩ trực đã cấp cứu can thiệp nhưng nhận thấy tiên lượng xấu nên đã chuyển đến Bệnh viện Nhân dân 115. Tại đây, sau khi cấp cứu, bệnh nhân được tiếp tục chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy để điều trị nhưng đã bị tử vong vào tối 14/10.
Trường hợp tiếp theo là bệnh nhân nữ tên V.N.A.T (33 tuổi) tử vong tại Bệnh viện Emcas (phường 12, quận 10, TP.HCM) sau khi phẫu thuật nâng ngực. Theo đó, vào ngày 17/10, chị T. đã đến Bệnh viện Emcas để thực hiện phẫu thuật nâng ngực. Chị T. được các bác sĩ tại đây tiến hành gây mê và phẫu thuật đặt túi ngực.
Ca phẫu thuật diễn ra khoảng 40 phút, tuy nhiên khoảng 5 giờ sau khi thực hiện phẫu thuật, bệnh nhân T bắt đầu xuất hiện các triệu chứng bất thường như ngưng tim, ngưng thở. Trước những diễn biến của bệnh nhân T., Bệnh viện Emcas đã thực hiện sơ cứu sau đó chuyển bệnh nhân sang Bệnh viện Nhân dân 115 để cấp cứu. Tuy nhiên bệnh nhân đã tử vong sau đó.
Ghi nhận từ thực tế cho thấy, ngoài hai trường hợp phải gánh chịu hậu quả nặng nề nêu trên thì đã không ít trường hợp "tiền mất, tật mang" khi can thiệp dao kéo để thay đổi ngoại hình của mình. Thậm chí, nhiều chị em phụ nữ vì nôn nóng được làm đẹp đã vội tin tưởng với những cơ sở thẩm mỹ mà không chịu tìm hiểu xem họ có được phép làm những kỹ thuật, thủ thuật này hay không.
Điển hình mới đây nhất đó là vụ việc cô gái H.T.B may mắn thoát chết do bị sốc thuốc tê sau khi hút mỡ, nâng ngực tại Thẩm mỹ viện Thúy Anh (60 Kim Ngưu, Hai Bà Trưng, Hà Nội). Không hiểu, trước khi quyết định đến đây làm đẹp, người phụ nữ này có biết được nơi mà cô đã tin tưởng để làm thay đổi ngoại hình của mình lại không được phép hút mỡ, nâng ngực.
Cụ thể, tại Điểm i Khoản 4 Điều 25 Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BYTnăm 2016 đã quy định, Phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ chỉ được Tạo má lúm đồng tiền, xóa xăm cung lông mày, nâng cung lông mày, tạo hình gò má, tạo hình cằm chẻ, cằm lẹm, sửa da ở vùng mặt, vùng cổ; Tạo hình mí mắt, mũi, môi, tai. Ngoài ra, không được phẫu thuật tạo hình như nâng ngực; nâng vú; thu nhỏ quầng vú, núm vú; thu gọn thành bụng, mông, đùi; căng da mặt, mông, đùi; lấy mỡ cơ thể.
Bộ Y tế cần vào cuộc thanh tra toàn bộ hoạt động của cơ sở thẩm mỹ
Có thể thấy rằng, xã hội ngày càng phát triển, kinh tế ổn định thì việc làm đẹp của nữ giới và nam giới là một nhu cầu rất thiết yếu. Nắm bắt được tâm lý đó, những năm qua, các cơ sở thẩm mỹ, spa mọc lên như "nấm sau mưa" ở các tỉnh, thành phố khắp cả nước.
Chỉ cần lên mạng gõ từ thẩm mỹ viện thì chưa đầy một giây chúng ta đã có thể tìm được hàng loạt tên cũng như các dịch vụ chăm sóc, làm đẹp chủ yếu cho phụ nữ. Thẩm mỹ viện bây giờ cũng có nhiều loại tùy thuộc vào nhu cầu, túi tiền của khách hàng. Thậm chí, vì lợi nhuận, có nhiều nơi còn sẵn sàng làm "chui" các kỹ thuật mà lẽ ra họ không được phép thực hiện.
Chắc chắn rằng, để khách hàng biết mình có triển khai những kỹ thuật đó thì các cơ sở thẩm mỹ phải quảng cáo rầm rộ qua nhiều phương tiện, chủ yếu vẫn qua mạng xã hội. Khi đã thỏa thuận về giá cả, dịch vụ được cung cấp, khách hàng lúc đó xem như đã "ủy quyền" sinh mạng của mình cho các chuyên gia thẩm mỹ mà.
Nếu may mắn gặp những chuyên gia y tế hay một cơ sở thẩm mỹ "có tâm", mọi mong muốn của khách hàng về nhu cầu làm đẹp xem như được đáp ứng. Thế nhưng, nếu gặp phải những chủ cơ sở ngay từ đầu đã cố tình biết sai mà vẫn làm thì mọi rủi ro khó lường nhất có thể xảy đến với khách hàng. Thông thường, khi xảy ra các sự cố thì các cơ sở thẩm mỹ thường tự dàn xếp với khách hàng để đền bù thiệt hại. Chỉ khi nào, sự việc quá trầm trọng, có người tử vong và báo chí hay cơ quan chức năng vào cuộc thì mọi chuyện mới được công bố cho dư luận mới được biết.
Thiết nghĩ, để siết chặt quản lý hoạt động của các cơ sở thẩm mỹ hiện nay không phải điều quá khó đối với cơ quan chức năng đặc biệt là ngành chủ quản Bộ Y tế. Với liên tiếp những sự việc liên quan đến tính mạng con người như vừa qua thì sự vào cuộc của Bộ Y tế, Sở Y tế các địa phương lúc này là điều hết sức cần thiết. Cần thiết phải có sự ngăn chặn đối với những cơ sở y tế vì lợi nhuận mà bất chấp tính mạng của người dân để làm những điều mà đáng lẽ ra mình không được phép làm.
Trả lời trên Báo Sức khỏe & Đời sống, TS.BS Vũ Thái Hà - Trưởng khoa Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ tế bào gốc, BV Da liễu Trung ương cảnh báo, bất cứ kỹ thuật làm đẹp nào cũng có những rủi ro nhất định, nhất là với những người có tiền sử dị ứng, các bệnh mạn tính. Việc căng da mặt bằng chất làm đầy hoặc chỉ cũng vậy, khách hàng có thể bị dị ứng với thuốc tê hay chính sản phẩm làm đẹp, thậm chí là chỉ để căng da. Một trong những nguy cơ đáng lo ngại nhất là phản ứng dị ứng, trong đó đặc biệt đáng sợ là sốc phản vệ, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Tại một số cơ sở thẩm mỹ, người bệnh thường được sử dụng các sản phẩm không được đảm bảo để làm đẹp. "Khi người thực hiện không có kỹ thuật lại sử dụng sản phẩm giá rẻ để thu lợi nhuận cao, nguy cơ mà khách hàng gặp phải là tắc mạch, tiêm quá liều, tiêm sai lớp, sai vị trí gây biến dạng khuôn mặt, quy trình không đảm bảo gây nhiễm trùng, chỉ đi không đúng đường sẽ gây hiện tượng phản ứng ở mô trong cơ thể" - TS.BS Vũ Thái Hà nói.
Bảo Trân
Theo toquoc
Chị em căng da mặt để làm đẹp: Đơn giản sao lại có tai biến chết người? Là một thủ thuật phẫu thuật, vì thế bệnh nhân căng da mặt có thể có những biến chứng liên quan đến phẫu thuật (gây tê, gây mê) hoặc những biến chứng về thẩm mỹ. Phẫu thuật căng da mặt được nhiều người, thậm chí cả nam giới lựa chọn để cải thiện nhan sắc, làm mờ dấu hiệu tốc độ lão hoá...