‘Từ 1/7 phạt xe không chính chủ là ép dân’
“Thời điểm 1/7 bắt đầu phạt xe không chính chủ là phi thực tế, ép dân vì các quy định hiện nay về sang tên, đổi chủ, trước bạ chưa được chỉnh sửa”, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ôtô Việt Nam chia sẻ.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng. Ảnh: ĐL
- Bộ Giao thông Vận tải đang lấy ý kiến về Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông, trong đó có quy định mức phạt đối với người đi xe không sang tên đổi chủ và không nộp phí bảo trì đường bộ. Ông nghĩ sao về nội dung này?
- Với quan điểm của Hiệp hội Vận tải Ôtô Việt Nam, tôi nghĩ việc xử phạt người đi xe không chính chủ và không nộp phí bảo trì đường bộ là rất cần thiết, song không nên đưa vào Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Hai hành vi này không liên quan đến an toàn giao thông, nên theo tôi cần đưa vào các quy định của pháp luật về hành vi liên quan tới phí và lệ phí.
- Dù dư luận phản đối nhưng Bộ Giao thông Vận tải vẫn dự kiến ngày 1/7 sẽ áp dụng Nghị định sửa đổi này. Là đại diện của Hiệp hội Vận tải ôtô, ông đánh giá thế nào về việc thời điểm này?
- Áp dụng Nghị định từ 1/7 là phi thực tế vì Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công an sửa đổi Thông tư 36 để tạo điều kiện cho người dân đi sang tên đổi chủ, song hiện cơ quan này vẫn chưa ban hành. Chính phủ cũng chỉ đạo Bộ Tài chính nghiên cứu giảm phí trước bạ cho ôtô khi sang tên đổi chủ, song Bộ Tài chính chưa chỉnh sửa.
Video đang HOT
Về phí bảo trì đường bộ, HĐND các tỉnh, thành phố chưa quyết định mức phí phải nộp với xe máy. Do vậy, tôi nghĩ đến thời điểm 1/7, hàng triệu ôtô, xe máy trên cả nước chưa thể hoàn tất việc sang tên đổi chủ và nộp phí bảo trì đường bộ. Nếu xử phạt từ thời điểm này sẽ là ép dân, sẽ gây phản ứng trong nhân dân.
Việc sang tên đổi chủ hàng triệu phương tiện trong cả nước hoàn thành nhanh cũng phải mất vài năm, có rất nhiều trường hợp như chủ cũ chết, ra nước ngoài… rất phức tạp để chuyển tên. Theo tôi, cần có thời gian dài đủ để người dân hoàn tất việc chuyển tên thì mới nên bắt đầu việc phạt.
- Ông nghĩ sao về mức phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng với chủ xe máy và từ 2 triệu đến 4 triệu đồng đối với cá nhân chủ xe ôtô không sang tên hoặc không nộp phí bảo trì?
Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia: “Chưa có tài liệu nào chính thức thống kê được số xe không chính chủ, song theo điều tra xã hội học của Ủy ban, con số này không nhỏ, thậm chí lên tới 40%. Có những phương tiện đã qua hàng chục đời chủ mà không biết người chủ đầu tiên là ai, thậm chí chủ trước đã chết. Đây là lỗ hổng trong công tác quản lý”.
- Tôi cho rằng hợp lý vì mức phạt này thấp hơn so với mức cũ ở Nghị định 71. Song, quan trọng hơn là phải bổ sung mức phạt như quy định người chủ xe phải đi sang tên đổi chủ hoặc truy thu lại mức phí bảo trì mà chủ xe chưa nộp.
Nhiều ý kiến cho rằng, mức phạt vi phạm hành chính quá thấp nên người dân không chấp hành. Song, tôi cho rằng, mức phạt phụ thuộc vào thu nhập của người dân, nếu phạt cao quá thì người vi phạm sẽ tiêu cực với cảnh sát hoặc có cách tiêu cực nào đó để bù lại số tiền đã bỏ ra. Quan trọng là cảnh sát giao thông phải xử phạt nghiêm minh, công khai, không tiêu cực thì sẽ có sức răn đe.
- Nhiều ý kiến cho rằng không nên giao cảnh sát xử phạt người phạt xe không chính chủ vì lực lượng này sẽ quá tải. Quan điểm của ông về vấn đề này ra sao?
- Tôi cho rằng, không nên giao cho cảnh sát giao thông phạt xe không chính chủ vì ngành công an đã quá tải xử phạt các hành vi vi phạm trong giao thông nên việc phạt hành vi xe không sang tên đổi chủ, không nộp phí bảo trì đường bộ phải giao cho các cơ quan khác. Ví dụ, cơ quan đăng kiểm phát hiện ôtô không nộp phí bảo trì thì không đăng kiểm hoặc báo cho cơ quan khác xử phạt. Các ngành khác cũng phải giải quyết việc này chứ không phải mọi việc xử phạt dồn vào ngành công an.
Dự thảo Nghị định về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định:
- Phạt tiền 100.000 – 200.000 đồng đối với cá nhân là chủ xe môtô, xe gắn máy 200.000 – 400.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe môtô, xe gắn máy Phạt tiền 2 – 4 triệu đồng đối với cá nhân là chủ ôtô và các loại xe tương tự ôtô, từ 4 – 8 triệu đồng đối với tổ chức là chủ ôtô và các loại xe tương tự ôtô vi phạm một trong các hành vi sau đây: Không làm thủ tục chuyển đổi lại Giấy đăng ký xe theo quy định sau khi đã mua, được cho, được tặng, được thừa kế tài sản là phương tiện Không mua hoặc nộp phí cho phương tiện khi tham gia giao thông theo quy định. Ngoài ra, người vi phạm buộc phải mua hoặc nộp phí theo quy định.
Theo VNE
Hợp thức xe không chính chủ: Sợ lọt xe gian
Nhiều ý kiến lo ngại kẻ xấu có thể lợi dụng việc Bộ Công an sửa Thông tư 36/2010 theo hướng tạo điều kiện cho những người mất chứng từ mua bán xe qua nhiều đời chủ làm thủ tục sang tên, đổi chủ để hợp thức hóa xe gian.
Chiều 13/12, TS Lê Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật - Bộ Tư pháp, cho biết trong cuộc họp tại Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội (Tổng cục VII) - Bộ Công an vừa diễn ra đã có nhiều ý kiến phản biện xung quanh các nội dung sửa đổi trong Thông tư 36 về đăng ký xe.
Cần mở rộng thời gian sang tên, đổi chủ
"Cơ quan soạn thảo đang hình dung việc thực hiện sang tên, đổi chủ phương tiện quá đơn giản, chưa đi vào chiều sâu vấn đề. Bản chất của sự việc liên quan đến quyền sở hữu tài sản, sở hữu phương tiện nên nếu không quy định chặt chẽ thì người dân sẽ bị cán bộ gây phiền hà hoặc dễ xảy ra những tranh chấp giữa chủ cũ và mới của chiếc xe" - ông Sơn nhận định.
Dự thảo thông tư sửa đổi Thông tư 36 quy định trường hợp người đang sử dụng xe (chủ xe) không có chứng từ chuyển nhượng thì phải có đơn cam kết chịu trách nhiệm về nguồn gốc hợp pháp của xe và xác nhận của công an xã/phường/thị trấn về địa chỉ nơi cư trú của chủ xe.
Xử lý một trường hợp vi phạm giao thông tại TP Hà Nội. Ảnh: Đỗ Du
Nếu thấy đáp ứng yêu cầu, cơ quan đăng ký xe cấp giấy đăng ký tạm thời (theo biển số cũ), thời hạn 30 ngày và đóng dấu "Không được chuyển nhượng xe" vào giấy đăng ký tạm để quản lý đồng thời gửi thông báo tới địa chỉ của người đứng tên trong giấy đăng ký xe và niêm yết tại trụ sở cơ quan đăng ký. Sau 30 ngày từ ngày gửi thông báo, nếu không có khiếu kiện, tranh chấp thì cấp giấy đăng ký cho chủ xe.
Theo ông Sơn, phải quy định cụ thể trong hồ sơ xin xác nhận tại công an xã/phường/thị trấn gồm những loại giấy tờ gì? Thời gian xác nhận là bao lâu? Trong trường hợp chủ cũ của chiếc xe sau khi nhận được thông báo mà tìm tới cơ quan đăng ký để phản ánh chiếc xe đó bị mất trộm chứ không phải mua bán thì giải quyết thế nào? Lúc ấy, có căn cứ vào trình báo của người dân tại thời điểm mất xe hay không?
Những người không trình báo nhưng lại có người làm chứng thì giải quyết ra sao? "Hiện có khoảng 30% - 40% xe không chính chủ nên khi được tạo điều kiện sẽ có tình trạng ồ ạt làm thủ tục. Chắc chắn sẽ có rất nhiều trường hợp phức tạp nên chỉ cho người dân thời hạn 6 tháng để làm thủ tục sang tên, đổi chủ là chưa hợp lý mà cần mở rộng lên 1 năm" - ông Sơn kiến nghị.
Chuyển qua tòa nếu có tranh chấp
Trao đổi với phóng viên, thượng tá Nguyễn Kim Hải, Trưởng Phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông Cục CSGT Đường bộ, Đường sắt - Bộ Công an - người trực tiếp tham gia soạn thảo thông tư sửa đổi Thông tư 36, khẳng định không có chuyện quy định tạo kẽ hở để kẻ xấu dễ dàng lợi dụng hợp thức hóa xe gian. "Đồng thời với việc sửa Thông tư 36, chúng tôi sẽ sửa cả các văn bản khác liên quan đến nghiệp vụ của công an làm thủ tục cấp đổi đăng ký xe, trong đó có Thông tư 37/2010 về quy trình đăng ký xe. Đối với những trường hợp mất chứng từ mua bán và xe đã được mua bán qua nhiều đời chủ chỉ khi xác định chắc chắn mới được sang tên, đổi chủ" - ông Hải cho biết.
Theo ông Hải, thông qua các biện pháp nghiệp vụ, nếu lực lượng công an phát hiện hành vi gian dối để hợp thức hóa xe gian thì sẽ tịch thu xe, đồng thời chuyển hồ sơ để xử lý hình sự. Trường hợp xảy ra tranh chấp dân sự giữa chủ cũ và mới của xe mà không thể giải quyết được thì cơ quan công an sẽ chuyển hồ sơ vụ việc qua tòa án.
Ông Hải cho biết việc sửa đổi Thông tư 36 và các quy định liên quan vẫn đang được Bộ Công an tiến hành trên cơ sở phối hợp, trao đổi với Bộ Tài chính. "Bộ Tài chính quy định mỗi lần bán xe phải xuất trình đầy đủ giấy tờ và nộp phí sang tên, đổi chủ. Tuy nhiên, thực hiện theo cách của chúng tôi sẽ thuận tiện cho người dân nhưng có thể gây thất thu thuế nên phải được Bộ Tài chính đồng ý" - ông Hải nói.
Phải giảm phí hết mức
TS Lê Hồng Sơn cho rằng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công an rốt ráo thực hiện sửa quy trình, thủ tục để người dân dễ dàng thực hiện sang tên, đổi chủ phương tiện thì Bộ Tài chính cũng phải nhanh chóng sửa quy định về lệ phí. "Trước đây, người dân không đi làm thủ tục sang tên, đổi chủ phương tiện vì chính sách trong quá khứ (Hà Nội không cho đăng ký xe tại 4 quận nội thành mức lệ phí trước bạ tại TPHCM, Hà Nội cao gấp nhiều lần so với địa phương khác mỗi người chỉ đăng ký 1 xe...). "Đa số phương tiện không chính chủ hiện nay là xe máy nên phải giảm phí hết mức để người dân chủ động làm thủ tục và phải thực hiện cùng lúc với thời điểm thông tư về đăng ký xe có hiệu lực"- ông Sơn nói.
Theo 24h
Chính chủ là ai, chính chủ là ta... Thật là phiền toái, khi bạn phải đi xe không chính chủ và vì thế, bạn cảm thấy hơi bực bội hoặc ghen tị với cái gã đứng tên chính chủ trên giấy tờ xe mình. Vì cái tên gã đó mà bạn sẽ phải bỏ ra cỡ vài trăm ngàn đến dăm bảy chục triệu, kèm theo một chuỗi các thủ tục...