Từ 1.7, nhiều người đánh bạc sẽ được tuyên “không phạm tội”
Mức tiền theo quy định mới cao tăng hơn 3 triệu đồng so với quy định đang áp dụng tại Bộ luật Hình sự 1999.
Theo Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực từ 1.7, người đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 5 triệu đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định… thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Mức tiền theo quy định mới cao tăng hơn 3 triệu đồng so với quy định đang áp dụng tại Bộ luật Hình sự 1999 – người đánh bạc trái phép dưới các hình thức bằng tiền hay hiện vật có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ảnh minh họa.
Áp dụng quy định mới, với hành vi đánh bạc dưới 5 triệu đồng, ngày 29.3, TAND Tối cao ra Công văn 80/TANDTC-PC hướng dẫn xử lý như sau. Người thực hiện hành vi đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật dưới 5 triệu đồng, thuộc một trong các trường hợp: chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc tổ chức đánh bạc; chưa bị kết án về tội đánh bạc hoặc tổ chức đánh bạc; đã bị kết án về tội đánh bạc hoặc tổ chức đánh bạc nhưng đã được xóa án tích sẽ bị xử lý theo hai hình thức.
Từ ngày 9.12.2015 đến hết 30.6.2016, nếu vụ án đang trong giai đoạn xét xử thì tòa án phải mở phiên tòa và căn cứ Điều 25 Bộ luật Hình sự 1999 miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội.
Video đang HOT
Từ 1.7.2016, nếu hành vi vi phạm mới bị phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử thì áp dụng Bộ luật Hình sự 2015 để tuyên bị cáo không phạm tội và đình chỉ vụ án.
Công văn hướng dẫn yêu cầu tòa án phải ghi rõ trong quyết định, bản án lý do miễn trách nhiệm hình sự, đình chỉ vụ án là do chính sách hình sự mới nhân đạo của Nhà nước, chứ không phải oan sai do cơ quan tiến hành tố tụng gây ra. Do đó, người được miễn trách nhiệm hình sự, đình chỉ vụ án không có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hai theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Trường hợp, xét thấy hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính thì cùng với việc đình chỉ vụ án, tòa án phải chuyển quyết định đình chỉ vụ án kèm theo hồ sơ vụ án, tang vật, phương tiện của vụ vi phạm và đề nghị xử lý vi phạm hành chính đến người có thẩm quyền.
Theo Bảo Hà (VNE)
5 năm, ngành Tòa án xử lý kỷ luật hơn 200 cán bộ, công chức
Trong nhiệm kỳ vừa qua (2011-2016), TAND các cấp đã phát hiện, xử lý kỷ luật 205 cán bộ, công chức TAND địa phương do vi phạm kỷ luật, vi phạm quy chế và chuyển cơ quan điều tra truy cứu trách nhiệm hình sự đối với 33 trường hợp; bồi thường hàng chục tỷ đồng.
Trong năm 2015 ông Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang) đã được TAND Cấp cao bồi thường oan sai trên 7,2 tỷ đồng.
Báo cáo của Chánh án TAND Tối cao về công tác của các tòa án trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII cho biết 5 năm qua các Tòa án đã nhận được tổng số 568 đơn tố cáo đối với cán bộ, công chức, trong đó có 70 trường hợp là đơn nặc danh hoặc mạo danh và 245 đơn trùng lặp. Theo quy định của pháp luật thì các đơn nặc danh không phải xem xét, giải quyết, tuy nhiên đối với những trường hợp có nội dung tố cáo cụ thể, rõ ràng và để phục vụ cho công tác quản lý, đánh giá cán bộ thì TAND Tối cao vẫn chỉ đạo TAND các cấp kiểm tra, xem xét hoặc yêu cầu người bị tố cáo phải có báo cáo giải trình về các nội dung tố cáo. Đối với đơn thuộc thẩm quyền, sau khi nhận được đơn tố cáo, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của mình, các Tòa án có cán bộ bị tố cáo đều khẩn trương tiến hành kiểm tra, xác minh và kết luận theo đúng quy định.
Qua kết quả giải quyết đối với 253 trường hợp cho thấy, đa phần các đơn tố cáo là không đúng, không có cơ sở; chỉ có 9 trường hợp tố cáo đúng; ngoài ra có một số đơn ghi là tố cáo nhưng nội dung chỉ là phản ánh về việc một số cán bộ, Thẩm phán Tòa án có hành vi, thái độ ứng xử không đúng quy định của pháp luật. Các trường hợp này đã được các Tòa án đã xử lý nhắc nhở, rút kinh nghiệm nghiêm túc.
Qua việc xem xét, giải quyết đơn tố cáo đối với cán bộ, công chức Tòa án thì các hành vi bị tố cáo chủ yếu là: có biểu hiện tiêu cực, vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động giải quyết, xét xử các loại vụ án, đưa và nhận hối lộ, tiếp xúc với đương sự trái với quy chế của đơn vị, vi phạm phẩm chất đạo đức, lối sống, quy chế và chế độ quản lý tài chính trong cơ quan, đơn vị.
Báo cáo của TAND Tối cao cho biết Tòa án các cấp đã xác minh, kết luận làm rõ và xử lý nghiêm minh theo đúng quy định. Trong nhiệm kỳ vừa qua, TAND các cấp đã phát hiện, xử lý kỷ luật 205 cán bộ, công chức TAND địa phương do vi phạm kỷ luật, vi phạm quy chế và chuyển cơ quan điều tra truy cứu trách nhiệm hình sự đối với 33 trường hợp...
Bồi thường hàng chục tỷ đồng
TAND Tối cao cho biết hàng năm đều tiến hành rà soát, tổng hợp và thực hiện nghiêm túc, kịp thời việc bồi thường thuộc trách nhiệm của Tòa án. Định kỳ 6 tháng, 1 năm TAND Tối cao báo cáo về việc triển khai thực hiện việc bồi thường theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước để gửi Bộ Tư pháp tổng hợp báo cáo cơ quan có thẩm quyền.
Trong nhiệm kỳ qua, các Tòa án thụ lý 27 yêu cầu bồi thường thuộc trách nhiệm của Tòa án; đã giải quyết được 17 trường hợp thông qua thương lượng với tổng số tiền phải bồi thường là gần 11 tỷ đồng; đình chỉ giải quyết 8 trường hợp. Hiện còn lại 2 trường hợp đang trong quá trình thương lượng, giải quyết.
Việc thương lượng về mức bồi thường, tổ chức xin lỗi công khai người được bồi thường được thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định; sau khi có quyết định bồi thường, các Tòa án đã khẩn trương hoàn tất thủ tục để chi trả tiền bồi thường cho đương sự.
Ngoài ra, các Tòa án đã thụ lý 51 vụ án dân sự do đương sự khởi kiện các cơ quan nhà nước yêu cầu bồi thường theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, trong đó có 39 vụ yêu cầu bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự; 5 vụ yêu cầu bồi thường thuộc lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước và 7 vụ yêu cầu bồi thường thuộc lĩnh vực thi hành án dân sự. Đến nay đã giải quyết, xét xử 39 vụ, trong đó Tòa án đã tuyên các cơ quan có trách nhiệm bồi thường tổng số tiền trên 32 tỷ đồng, còn lại 12 vụ đang trong quá trình xem xét, giải quyết.
Với trách nhiệm của mình, TAND Tối cao đã chỉ đạo Tòa án các cấp xem xét, giải quyết khách quan, thận trọng, đúng pháp luật, vừa đảm bảo quyền lợi của người được bồi thường, vừa đảm bảo đúng quy định, tránh phát sinh tiêu cực.
Đầu tư xây mới hàng loạt trụ sở TAND các cấp
Theo TAND Tối cao, trong nhiệm kỳ qua, cơ sở vật chất và điều kiện, phương tiện làm việc của các Tòa án tiếp tục được tăng cường. Giai đoạn này, TAND Tối cao được Chính phủ phân bổ vốn đầu tư phát triển trên 2.409 tỷ đồng. Tuy nhiên, trước điều kiện kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn, trên cơ sở thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 11/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và thực hiện Chỉ thị 1792/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước và trái phiếu Chính phủ nên trong công tác đầu tư xây dựng cơ bản, TAND Tối cao đã lập kế hoạch phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản chặt chẽ, trọng tâm, tiết kiện tránh thất thoát, lãng phí; tập trung đầu tư cho các công trình dang dở; các dự án khởi công mới được ưu tiên cho các đơn vị chưa có trụ sở làm việc hoặc đã xuống cấp, hư hỏng nặng.
Kết quả có 170 dự án đã và đang được đầu tư. Trong đó, 82 dự án xây dựng mới trụ sở TAND các cấp hoàn thành (67 TAND cấp huyện, 10 TAND cấp tỉnh, 5 TAND Tối cao); 50 dự án cải tạo mở rộng trụ sở TAND các cấp hoàn thành (36 TAND cấp huyện, 13 TAND cấp tỉnh, 1 TAND Tối cao); 34 dự án xây dựng mới trụ sở TAND các cấp đang triển khai thực hiện (16 TAND cấp huyện, 13 TAND cấp tỉnh, 5 TAND Tối cao); 4 dự án cải tạo mở rộng trụ sở TAND cấp tỉnh đang triển khai thực hiện.
Bên cạnh đó, thực hiện chủ trương của Nhà nước về việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động hành chính, TAND Tối cao đã tiến hành xây dựng, triển khai thực hiện các Đề án về ứng dung công nghệ thông tin và bước đầu đã thu được những thành quả nhất định, như: xây dựng hệ thống mạng LAN trong các Tòa án; triển khai hệ thống truyền hình trực tuyến tới tất cả các TAND cấp tỉnh; xây dựng các phần mềm ứng dụng sử dụng thống nhất trong toàn hệ thống (phần mềm thống kê các loại vụ án, phần mềm quản lý tài sản công, phần mềm thi đua khen thưởng, phần mềm kế toán, phần mềm số hóa bản án, quyết định... Việc ứng dụng công nghệ thông tin đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các Tòa án, tạo cơ sở bước đầu để xây dựng Tòa án điện tử.
Thế Kha
Theo Dantri
Tuyên án tử hình kẻ giết chị vợ và chém trọng thương cháu bé 6 tháng tuổi Sáng 11.1, Tòa phúc thẩm TAND tối cao đã tuyên án tử hình đối với Phan Văn Tuấn (38 tuổi, trú xã Hoa Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An) về tội giết người. Tuấn bị tuyên án tử hình - Ảnh: Mạnh Cường Trước đó, ngày 29.5.2015, TAND tỉnh Nghệ An mở phiên xét xử sơ thẩm, tuyên phạt Tuấn tù chung thân...