Từ 15/4, sẽ tiến hành điều tra doanh nghiệp năm 2022 trên phạm vi cả nước
Cục Thu thập dữ liệu và công nghệ thông tin, Tổng cục Thống kê cho biết, từ ngày 15/4/2022 đến hết ngày 30/5/2022, Tổng cục Thống kê sẽ tiến hành điều tra doanh nghiệp năm 2022 trên phạm vi cả nước.
Vận hành sản xuất điện tại nhà máy thuỷ điện Hàm Thuận (Công ty Thuỷ điện Đa Nhim – Hàm Thuận – Đa Mi), đơn vị thành viên của EVNGENCO1. Ảnh tư liệu: Ngọc Hà/TTXVN
Ông Nguyễn Trung Tiến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, mục đích của cuộc điều tra doanh nghiệp năm 2022 nhằm thu thập các thông tin về doanh nghiệp, hợp tác xã/liên hiệp hợp tác xã (gọi chung là doanh nghiệp) nhằm phục vụ công tác quản lý, điều hành, đánh giá và dự báo tình hình kinh tế – xã hội, lập chính sách, kế hoạch phát triển của toàn bộ nền kinh tế và từng địa phương.
“Bên cạnh đó, cuộc điều tra còn phục vụ tính chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong nước (GDP), Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (GRDP) năm 2021, các chỉ tiêu thống kê khác thuộc Hệ thống tài khoản quốc gia và các chỉ tiêu thống kê của các chuyên ngành kinh tế; biên soạn “Sách Trắng doanh nghiệp năm 2023″ và “Sách Trắng hợp tác xã năm 2023″; cập nhật cơ sở dữ liệu làm dàn mẫu của các cuộc điều tra thống kê về doanh nghiệp…”, Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Trung Tiến nhấn mạnh.
Tổng cục Thống kê cho biết, điều tra doanh nghiệp năm 2022 được tiến hành trên phạm vi 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (viết gọn là tỉnh, thành phố) đối với các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc tất cả các ngành trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (VSIC 2018) trừ 3 ngành: ngành O – Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị – xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng, bảo đảm xã hội bắt buộc; ngành U – Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế; ngành T- Hoạt động làm thuê các công việc trong các gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình (do đối tượng điều tra không phát sinh trong các ngành này).
Theo đó, đối tượng điều tra là tổ chức, cá nhân (được xác định là đơn vị cơ sở hay còn được gọi là đơn vị ngành kinh tế theo địa bàn), thỏa mãn các điều kiện sau: có địa điểm xác định trên lãnh thổ Việt Nam để trực tiếp thực hiện hoặc quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh; có người đứng đầu chịu trách nhiệm quản lý, điều hành hoạt động, có lao động chuyên nghiệp.
Các đơn vị cơ sở này có thời gian hoạt động liên tục hoặc định kỳ theo mùa vụ hoặc theo tập quán kinh doanh. Mỗi đơn vị cơ sở chỉ đóng tại một địa bàn xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã) và chỉ tiến hành một loại hoạt động kinh tế thuộc ngành kinh tế cấp 3.
Đơn vị điều tra là doanh nghiệp và các tập đoàn, tổng công ty. Theo đó, doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập và chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp; Luật Hợp tác xã/Liên hiệp Hợp tác xã, các quỹ tín dụng nhân dân hoạt động theo Luật hợp tác xã và các doanh nghiệp được thành lập, chịu sự điều chỉnh bởi các Luật chuyên ngành như: Luật Bảo hiểm, Luật Chứng khoán,…
Tập đoàn, tổng công ty gồm 64 tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp có hoạt động hạch toán toàn ngành (bao gồm 03 tập đoàn, tổng công ty thuộc quản lý của Bộ Quốc phòng).
Tổng cục Thống kê cho biết, điều tra doanh nghiệp năm 2022 thu thập các thông tin sau: thông tin định danh của đơn vị điều tra; ngành hoạt động sản xuất, kinh doanh; loại hình doanh nghiệp; cơ sở trực thuộc của doanh nghiệp. Thông tin về lao động và thu nhập của người lao động: Số lao động; thu nhập của người lao động.
Video đang HOT
Thông tin về kết quả, chi phí sản xuất kinh doanh: kết quả hoạt động, chi phí sản xuất kinh doanh; vốn đầu tư; sản lượng sản xuất của sản phẩm; tiêu dùng năng lượng; các chỉ tiêu thống kê chuyên ngành trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia phân tổ theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam.
Lãnh đạo Tổng cục Thống kê cho biết, điều tra doanh nghiệp năm 2022 là cuộc điều tra thực hiện điều tra toàn bộ kết hợp với điều tra chọn mẫu. Điều tra toàn bộ áp dụng đối với toàn bộ doanh nghiệp nhằm thu thập thông tin cơ bản về thông tin định danh, ngành nghề sản xuất kinh doanh, lao động, kết quả sản xuất kinh doanh.
Điều tra chọn mẫu áp dụng đối với các doanh nghiệp được chọn mẫu điều tra nhằm mục đích mở rộng nội dung điều tra, phục vụ tính các chỉ tiêu chuyên ngành, giúp nâng cao chất lượng điều tra nhất là đối với các câu hỏi phức tạp, chuyên sâu.
Thời điểm điều tra được tiến hành vào ngày 15/4/2022. Các chỉ tiêu thu thập theo thời điểm điều tra được quy định cụ thể trong từng phiếu điều tra. Thời kỳ thu thập thông tin đối với các chỉ tiêu của cuộc điều tra là số liệu năm 2021. Các chỉ tiêu thu thập theo thời kỳ như: kết quả sản xuất kinh doanh, vốn đầu tư thực hiện, sản lượng sản phẩm sản xuất và một số chỉ tiêu khác.
Điều tra doanh nghiệp năm 2022 sử dụng phương pháp điều tra gián tiếp thông qua hình thức thu thập thông tin trực tuyến. Các đơn vị điều tra thực hiện cung cấp thông tin trên Trang thông tin điện tử điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê (Cục Thu thập dữ liệu và Ứng dụng công nghệ thông tin thống kê).
Dự kiến, quý I/2023 công bố kết quả chính thức kết quả điều tra và biên soạn sách Trắng doanh nghiệp và sách Trắng hợp tác xã.
Kiểm tra 4 xe phát hiện 3 'ma men': Chỉ nhấp môi, uống một hớp
Không hợp tác khi bị lực lượng CSGT kiểm tra, xử lý, nhiều "ma men" lấy lý do chỉ uống nhấp môi, uống một hớp,... và gọi người thân để xin bỏ qua nhưng bất thành.
Cận tết Nguyên đán Nhâm Dần, nhiều công ty, doanh nghiệp, đơn vị,... tổ chức tổng kết, tất niên, tiệc tùng, cũng là lúc lực lượng CSGT căng mình ngăn chặn tai nạn, xử lý "ma men".
Lực lượng CSGT tăng cường xử lý vi phạm nồng độ cồn những ngày cận tết. ẢNh TRẦN CƯỜNG
Thực hiện cao điểm đảm bảo an toàn giao thông, trật tự xã hội, khoảng 19 giờ 30 ngày 23.1, Đội CSGT đường bộ số 6 (thuộc Phòng CSGT Công an TP.Hà Nội) lập chốt kiểm soát chuyên đề nồng độ cồn tại khu vực đường Văn Tiến Dũng (Q.Bắc Từ Liêm, Hà Nội).
Dừng 4 phương tiện, CSGT phát hiện 3 tài xế vi phạm nồng độ cồn, 1 người để xe lại và bỏ đi. Ảnh TRẦN CƯỜNG
Theo ghi nhận của phóng viên, chỉ trong ít phút, tổ công tác của Đội CSGT đường bộ số 6 đã dừng 3 xe máy, 1 ô tô để kiểm tra thì phát hiện 3 tài xế vi phạm nồng độ cồn, người còn lại lấy lý do đi vệ sinh rồi bỏ lại xe, đi mất.
Đặc biệt, các trường hợp bị dừng kiểm tra đều quanh co, không hợp tác. Có người vờ đi vệ sinh sau đó mới vào chấp hành kiểm tra nồng độ cồn; có người kiểm tra xác định vi phạm thì gọi điện thoại "cầu cứu" hết người này đến người khác, không chịu ký biên bản vi phạm. Đặc biệt, phần lớn "ma men" đều lấy lý do "chỉ uống một chén, nhấp môi..." để giải thích nhằm xin bỏ qua vi phạm.
Người vi phạm bỏ đi CSGT phải đưa quay lại làm việc. Ảnh TRẦN CƯỜNG
Là người đầu tiên bị CSGT dừng kiểm tra, ông L.T.Đ (46 tuổi, trú tại TP.Hòa Bình, Hòa Bình) điều khiển xe máy mang biển số 29L1-009.XX vi phạm nồng độ cồn vượt quá 0,25 mg/l khí thở, bị lực lượng chức năng yêu cầu lập biên bản vi phạm.
Phải mất 1 tiếng mới hoàn tất kiểm tra, lập biên bản một người vi phạm. Ảnh TRẦN CƯỜNG
Quá trình làm việc, ông Đ. lấy hết lý do đi vệ sinh, gọi người thân "trợ giúp", thậm chí bỏ đi, lực lượng CSGT phải đưa về làm việc. Sau hơn 1 tiếng giải thích, vận động, ông Đ. mới ký biên bản.
Biện minh cho vi phạm của mình, ông Đ. cho biết, chiều 23.1, công ty ông tổ chức tất niên nên ông đã uống rượu.
"Công ty tất niên cuối năm, tôi chỉ nhấp môi với bạn bè xong về thôi. Trước khi đi nhậu tôi cũng có nghĩ đến việc sẽ bị CSGT kiểm tra xử lý nên đã rất chấp hành, nhưng vì tất niên nên phải nhấp môi", ông Đ. nói và lững thững ra bắt xe về.
Lực lượng CSGT lập biên bản, xử lý người vi phạm nồng độ cồn. Ảnh TRẦN CƯỜNG
Cùng vi phạm nồng độ cồn quá mức 0,25 mg/l khí thở, ông T.Q.T (47 tuổi, trú TX.Chí Linh, Hải Dương) vẫn dùng chiêu "câu giờ" để gọi người thân, "nổ" quan hệ, xin bỏ qua... khiến lực lượng CSGT phải mất hàng chục phút để giải quyết.
Tại chỗ, ông T. cho biết vừa dự tiệc sinh nhật về và chỉ uống một hớp bia, không hiểu sao lại vi phạm nồng độ cồn ở mức cao như vậy. Tuy nhiên, lực lượng CSGT cho biết mới dừng xe máy của ông T. để kiểm tra đã thấy nồng nặc mùi rượu. Ngoài vi phạm nồng độ cồn, ông T. còn không xuất trình được bằng lái và đăng ký xe.
Niêm phong, tạm giữ phương tiện. Ảnh TRẦN CƯỜNG
Đại úy Trần Quang Đạt, tổ trưởng tổ công tác (thuộc Đội CSGT đường bộ số 6), cho biết người vi phạm thường lấy nhiều lý do để không hợp tác làm việc, thậm chí gọi cả người nhà để xin xỏ, tác động nhưng bất thành. Ngăn chặn được "ma men" sẽ góp phần hạn chế những tai nạn giao thông đáng tiếc.
Theo thống kê của Cục CSGT (Bộ Công an), chỉ trong 1 tháng (từ 15.12.2021 đến 14.1), toàn quốc xảy ra 963 vụ tai nạn giao thông, làm chết 565 người, bị thương 599 người. Trong đó, 953 vụ tai nạn xảy ra trên đường bộ.
Lực lượng CSGT đường bộ toàn quốc đã xử lý 240.551 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, trong đó có 13.385 trường hợp vi phạm nồng độ cồn. Lực lượng CSGT nhận định những ngày cận tết người vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông sẽ nhiều hơn nữa.
Hà Nội: Người dân lập chốt canh nghĩa trang, tố chủ đầu tư khu đô thị lớn ngang nhiên đập phá để làm đường Người dân cho biết họ không nhận được bất kỳ thông báo nào từ cơ quan chức năng, rất bất ngờ khi phát hiện nhóm người đập phá khu nghĩa trang nên quyết tâm ngăn chặn. Ngày 13/1, tập thể nhân dân thôn Thượng, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội vừa có đơn kêu cứu gửi đến các cấp...