Từ 1/4 Tổng cục Hải quan thực hiện nhiều khoản thu không dùng tiền mặt
Theo đó, các khoản tiền như tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, tiền phí, lệ phí và các khoản thu khác… sẽ được ủy thác và hướng dẫn nộp qua Kho bạc Nhà nước.
Cải cách thủ tục để tạo điều kiện hơn nữa cho doanh nghiệp trong đó có lĩnh vực hải quan (Ảnh TL)
Theo văn bản thông báo mới đây của Tổng cục Hải quan, kể từ ngày 1/4/2019, các cơ quan Hải quan địa phương hướng dẫn doanh nghiệp (DN) thực hiện nộp các khoản (bao gồm tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, tiền phí, lệ phí và các khoản thu khác) vào ngân sách nhà nước (NSNN) bằng hình thức chuyển khoản hoặc nộp tiền mặt tại ngân hàng thương mại, để chuyển nộp vào tài khoản của cơ quan Hải quan tại Kho bạc Nhà nước (KBNN).
Cũng theo đánh giá của Tổng cục Hải quan, thời gian qua, ngành Hải quan đã quyết liệt thực hiện việc thanh toán không dung tiền mặt (TTKDTM) thông qua hình thức thu nộp thuế, phí và lệ phí hải quan điện tử qua tổ chức tín dụng. Việc TTKDTM đã phát huy hiệu quả, hỗ trợ nhiều trong việc nộp tiền của người nộp thuế.
Video đang HOT
Đến nay trong tổng số tiền thuế nộp vào ngân sách nhà nước, tỷ lệ thanh toán, nộp tiền điện tử qua ngân hàng phối hợp thu, qua KBNN tương đối cao, khoảng 92%.
Hiện nay cơ quan hải quan đã có phần mềm kê khai và nộp thuế điện tử và trong thời gian tới, cơ quan hải quan sẽ tiếp tục cải thiện hơn nữa để phần mềm đơn giản, thuận tiện và dễ sử dụng để giúp DN nhất là đối với DN vừa và nhỏ, siêu nhỏ có thể áp dụng trong kê khai, tính toán nộp thuế, lệ phí cho cơ quan hải quan.
Thực hiện chủ trương xây dựng Chính phủ điện tử, Tổng cục Hải quan đã tích cực mở rộng cung cấp dịch vụ công trực tuyến ( DVCTT) cho các thủ tục hành chính trong lĩnh vực Hải quan bằng việc triển khai Hệ thống cung cấp DVCTT ( Hệ thống HQ36a).
Sau gần 2 năm kể từ khi chính thức vận hành, Hệ thống HQ36a đã tiếp nhận và xử lý tổng số 191 nghìn hồ sơ. Số lượng hồ sơ thủ tục hành chính (TTHC) nộp qua hệ thống DVCTT đã tăng lên qua từng tháng cùng với việc mở rộng số lượng TTHC được cung cấp DVCTT. Nếu như tại thời điểm mới triển khai, trung bình mỗi tháng chỉ khoảng trên 6 nghìn hồ sơ thì đến nay đã vào khoảng 12 nghìn hồ sơ/tháng.
Hầu hết các cục Hải quan tỉnh, thành phố đều quan tâm chỉ đạo đơn vị triển khai, trong đó một số Cục Hải quan tỉnh, thành phố có số lượng hồ sơ rất lớn như Hải Phòng, Bình Dương …
Phương Nguyên
Theo congluan.vn
Hai tháng đầu năm 2019: Cả nước nhập siêu 64 triệu USD
Trong tháng 2/2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 28,58 tỷ USD, giảm 34,1% so với tháng 1/2019. Tháng 2/2019, trị giá xuất khẩu, nhập khẩu đều giảm so với tháng trước do kỳ nghỉ Tết Nguyên đán nằm trọn trong tháng, trong đó xuất khẩu đạt 13,91 tỷ USD, giảm 37% so với tháng trước (tương ứng giảm 8,17 tỷ USD); nhập khẩu đạt 14,67 tỷ USD, giảm 31% (tương ứng giảm 6,59 tỷ USD).
Tính đến hết tháng 2/2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 72,29 tỷ USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 36,11 tỷ USD, tăng 4,2% và nhập khẩu đạt 36,18 tỷ USD, tăng 5,8%.
Tổng cục Hải quan ghi nhận tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong tháng 2/2019 đạt 19,02tỷ USD, giảm 29,5% so với tháng trước, đưa trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI trong 2 tháng/2019 đạt 46,14 tỷ USD, tăng 2,6%, tương ứng tăng 1,17 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2018.
Trong đó, xuất khẩu hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong tháng này đạt 10,13 tỷ USD, giảm 31,6% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu của khối này trong 2 tháng/2019 lên 24,95 tỷ USD, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm trước.
Ở chiều ngược lại, trị giá nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 2/2019 đạt 8,89 tỷ USD, giảm 26,9% so với tháng trước, đưa trị giá nhập khẩu của khối này trong 2 tháng/2019 đạt 21,19 tỷ USD, tăng 3,7% so với 2 tháng/2018.
Tính toán của Tổng cục Hải quan cho thấy cán cân thương mại hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 2/2019 có mức thặng dư trị giá 1,23 tỷ USD, đưa cán cân thương mại trong 2 tháng từ đầu năm 2019 lên mức thặng dư trị giá 3,76 tỷ USD.
Theo DNVN
Cà phê Việt: Loay hoay với "lượng" và "chất" Ngành cà phê Việt Nam được yêu cầu phải giữ vững vị trí thứ 2 thế giới về XK và sản lượng, phấn đấu đạt giá trị kim ngạch 6 tỷ USD vào năm 2030. Tuy nhiên, thực tế không mấy lạc quan khi liên tiếp những năm gần đây và ngay trong niên vụ cà phê 2019 này, giá cà phê liên...