Từ 12/9, nhiều thay đổi về giao dịch trên sàn TP HCM
Đó là: Tăng khối lượng tối đa của một lệnh đặt lên 500.000 cổ phiếu; không được hủy lệnh trong thời gian khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa và khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa; cổ phiếu bị kiểm soát chỉ bị hạn chế thời gian giao dịch thay vì ngừng giao dịch như trước.
Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường và phù hợp với Thông tư số 203/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về giao dịch trên thị trường chứng khoán, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) vừa có các quyết định về Quy chế giao dịch chứng khoán và Quy định thời gian giao dịch, biên độ dao động giá, đơn vị giao dịch, loại lệnh áp dụng tại HOSE.
Nhiều thay đổi tại Quy chế giao dịch trên sàn TP HCM
Theo đó, kể từ ngày 12/9/2016, nhiều điểm thay đổi tại Quy chế giao dịch mới và Quy định thời gian giao dịch, biên độ dao động giá, đơn vị và loại lệnh áp dụng tại HOSE.
Tăng khối lượng tối đa của một lệnh đặt
Đây là sự thay đổi đầu tiên, cùng với sự phát triển của thị trường, nhà đầu tư có nhu cầu đặt lệnh với khối lượng ngày càng lớn hơn. Nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và tiến tới chuẩn thông lệ chung của quốc tế, HOSE tăng khối lượng tối đa của một lệnh đặt lên 500.000 cổ phiếu/chứng chỉ quỹ thay vì mức tối đa 19.990 cổ phiếu/chứng chỉ quỹ trên một lệnh đặt như trước. Khối lượng tối thiểu của giao dịch thỏa thuận được giữ nguyên theo quy định cũ là 20.000 cổ phiếu/chứng chỉ quỹ.
Đơn vị yết giá được chia nhỏ
Thay đổi thứ hai là, để cung cấp thêm tiện ích cho nhà đầu tư, hỗ trợ thúc đẩy thanh khoản và phù hợp với thông lệ chung của quốc tế, HOSE áp dụng đơn vị yết giá mới được chia nhỏ so với quy định hiện tại.
Cụ thể:
- Đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng:
Video đang HOT
Đối với chứng chỉ quỹ ETF, áp dụng đơn vị yết giá 10 đồng cho tất cả các mức giá.
Mức độ nhỏ nhuyễn của đơn vị yết giá mới phù hợp với thông lệ chung của các thị trường khu vực (đơn vị yết giá nhỏ nhất của Thái Lan, Đài Loan khoảng 7 đồng, Singapore 16 VNĐ, Hàn Quốc 19 đồng) đồng thời phù hợp với tiền tệ của Việt Nam, đảm bảo dễ nhớ, dễ sử dụng đối với nhà đầu tư.
Chẳng hạn, với cổ phiếu có mức giá đóng cửa 9 000 đồng. Theo đơn vị yết giá cũ, nhà đầu tư chỉ có 5 mức giá tăng (hoặc giảm) để lựa chọn đặt lệnh (mức giá 9,1; 9,2; 9,3; 9,4; 9,5 ngàn đồng). Đơn vị yết giá mới cung cấp cho nhà đầu tư thêm lựa chọn đặt lệnh tại các mức giá lẻ đến đơn vị 10 đồng. Cụ thể, thay vì mức giá 9,3, nhà đầu tư có thể lựa chọn đặt lệnh tại mức 9,26; 9,34… Như vậy, nhà đầu tư có nhiều lựa chọn đặt lệnh so với trước. Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với các nhà đầu tư giao dịch thường xuyên, nhà đầu tư giao dịch với khối lượng lớn.
Một số trường hợp không điều chỉnh giá tham chiếu
Một thay đổi đáng chú ý, việc phát hành thêm cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF với giá phát hành bằng giá đóng cửa của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng trước ngày giao dịch không hưởng quyền sau khi đã điều chỉnh các quyền khác (nếu có).
Phát hành cổ phiếu bổ sung theo phương án hoán đổi từ các giao dịch sáp nhập, trả cổ tức/thưởng bằng cổ phiếu quỹ cho cổ đông hiện hữu. Trường hợp cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đong trả cổ tức/thưởng bằng cổ phiếu quỹ cho cổ đông hiện hữu, HOSE thực hiện điều chỉnh biên độ dao động giá tại ngày giao dịch không hưởng quyền sau khi có sự chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Biên độ dao động giá ngày giao dịch trở lại là /-20%
Ngoài ra, trường hợp cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đong, chưng chi quy ETF được giao dịch trở lại sau khi bị tạm ngừng giao dịch trên 25 ngày (quy định cũ là 45 ngày), biên độ dao động giá trong ngày giao dịch đầu tiên được giao dịch trở lại được quy định cụ thể là /-20% so với giá tham chiếu.
Cấm hủy lệnh ATO và ATC
Một thay đổi nữa không thể không kể đến là, nghiêm cấm hủy lệnh trong thời gian khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa (ATO) và khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa (ATC), bao gồm cả các lệnh được chuyển từ đợt khớp lệnh liên tục sang.
Cổ phiếu bị kiểm soát chỉ bị hạn chế thời gian giao dịch
Theo quy định cũ, chứng khoán rơi vào diện bị kiểm soát sẽ bị tạm ngừng giao dịch tối thiểu 2 ngày cho đến khi có công bố thông tin và có thông báo cho phép giao dịch trở lại của SGDCK TP.HCM. Theo quy định mới, khi rơi vào diện bị kiểm soát, chứng khoán sẽ chỉ bị hạn chế thời gian giao dịch (chỉ giao dịch vào phiên chiều của ngày giao dịch) cho đến khi có thông báo khác của HOSE.
Thanh Hương
Theo_Hà Nội Mới
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần qua: Có mã tăng tới hơn 60%
Thị trường tuần qua chứng khiến sự khởi sắc của các mã bluechip như VNM, MSN, KDC, FPT..., giúp VN-Index duy trì đà tăng hơn 1%, dù chịu áp lực chốt lời lớn từ các mã khác. Tuy nhiên, đây không phải là những cổ phiếu có mức tăng ấn tượng nhất tuần qua, mà nó đến từ một cái tên khá xa lạ trên sàn SIC với mức tăng tới 60,5%.
Cụ thể, với cả 5 phiên tăng kịch trần nhờ thông tin trả cổ tức năm 2010, 2011, 2012 bằng cổ phiếu, tỷ lệ 15% và phát hành cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 85% (tức tổng cả cổ tức và cổ phiếu thưởng là tỷ lệ 1:1), cổ phiếu SIC của CTCP Đầu tư phát triển Sông Đà đã có mức tăng 60,5%, chốt tuần ở mức giá 14.600 đồng. Nếu không điều chỉnh giá tham chiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền 16/8, giá cổ phiếu SIC chốt tuần sẽ ở mức hơn 29.000 đồng/CP.
Trên HNX, một cổ phiếu họ Sông Đà khác cũng tăng mạnh là SDH của CTCP Xây dựng hạ tầng Sông Đà với mức tăng gần 37% với 4 phiên tăng trần liên tiếp và 1 phiên đứng giá cuối tuần.
Điều đáng ngạc nhiên là cổ phiếu này tăng phi mã bất chấp vừa công bố kết quả kinh doanh quý II và 6 tháng đầu năm bết bát. Cụ thể, doanh thu hoạt động kinh doanh chính quý II/2016 của SDH chỉ đạt hơn 1,3 tỷ đồng, giảm mạnh so với cùng kỳ. Trong khi giá vốn hàng bán chiếm tới gần 1,4 tỷ đồng khiến SDH lỗ gộp gần 38 triệu đồng. Gánh thêm các chi phí cố định, SDH lỗ ròng 3,2 tỷ đồng trong quý II/2016, trong khi cùng kỳ chỉ lỗ hơn 273 triệu đồng.
Tính chung 6 tháng đầu năm nay, SDH lỗ gần 5,7 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức lãi 5,3 tỷ của 6 tháng đầu năm 2015.
Trong tuần qua, trong số 141 mã tăng giá trên sàn HNX, ngoài SIC và SDH, còn có 4 mã có mức tăng trên 20%, 17 mã có mức tăng trên 10%.
Top 10 mã tăng mạnh nhất trên HNX trong tuần từ 15 - 19/8
Trên HOSE, với kết quả kinh doanh 6 tháng khả quan được công bố cuối tháng 7, cổ phiếu HAS đã được nhà đầu tư để ý tới từ đầu tháng 8 và có chuỗi tăng ấn tượng với 10 phiên tăng trong 11 phiên giao dịch gần nhất, trong đó có 6 phiên tăng trần. Riêng trong tuần qua, HAS có 4 phiên tăng trần liên tiếp và 1 phiên tăng nhẹ đầu tuần. Chuỗi tăng ấn tượng giúp HAS có mức tăng 30% trong tuần qua, dẫn đầu trong 145 mã tăng trên HOSE tuần qua. Thanh khoản duy trì ở mức thấp do bên nắm giữ không ra hàng, ngoại trừ phiên cuối tuần, áp lực chốt lời gia tăng, giúp mã này có thanh khoản tốt nhất kể từ cuối tháng 6 với 239.400 đơn vị được khớp.
Trong khi đó, cũng với thông tin kết quả kinh doanh khả quan, nhất là sau khi Tổng giám đốc Trần Lệ Nguyên chính thức tiết lộ về triển vọng kinh doanh tươi sáng, KDC cũng có chuỗi tăng ấn tượng tuần qua với cả 5 phiên tăng giá, trong đó có 3 phiên tăng trần. Chốt tuần, KDC tăng 26,7%, lên mức 36.100 đồng/CP.
Trong Top 10 mã tăng giá mạnh nhất HOSE tuần qua dĩ nhiên cũng xuất hiện nhiều bluechip như MSN, VSC, BMI, trong đó MSN tăng hơn 11,5%. Ngoài ra, HAS, KDC và MSN, sàn HOSE còn có 15 mã khác có mức tăng trên 10% trong tuần qua.
Không chỉ trong tuần này, chuỗi giảm sàn của DRH bắt đầu tư phiên 2/8 và du lãnh đạo Công ty đưa ra nhiều thông tin tích cực, nhưng cũng không thể cứu vãn được niềm tin của nhà đầu tư. Sau chuỗi 16 phiên giảm liên tiếp, trong đó có 13 phiên giảm sàn, DRH đã mất tới 64,6% giá trị, từ mức 54.000 đồng ngày 28/7, về mức 19.100 đồng cuối tuần qua.
Cũng chung cảnh ngộ, thậm chí tồi tệ hơn, TTF có chuỗi giảm sàn liên tiếp kỷ lục 24 phiên, khiến mã này bị thổi bay mất 81,4% giá trị, từ mức 43.600 đồng, xuống chỉ còn 8.100 đồng khi chốt phiên cuối tuần qua. Tuy nhiên, chuỗi giảm sàn này của TTF không có gì bất ngờ khi những thông tin tiêu cực liên tiếp đến với Công ty. Đầu tiên là việc cổ đông lớn Tân Liên Phát từ chối chuyển nợ 1.200 tỷ đồng thày cổ phần do phát hiện những sai lệch lớn, tiếp đến là việc bị HOSE đưa vào diện bị kiểm soát đặc biệt, rồi loại ra khỏi các chỉ số của HOSE, ông Võ Trường Thành và người nhà bị mất quyền kiểm soát Công ty ngay sau đó...
Riêng trong tuần qua, TTF mất 28,95%. Tuy nhiên, đây không phải là mã giảm giá mạnh thứ 2 trên HOSE, mã mã đứng sau DRH là TNT cũng với 5 phiên sàn liên tiếp (nếu cả phiên cuối tuần trước đó là 6 phiên liên tiếp). Tính chung, TNT giảm 29,39% trong tuần qua, từ 27.900 đồng, xuống 19.700 đồng. Đặc biệt, trong phiên cuối tuần (19/8), dù có TNT đã lên mức giá trần 22.500 đồng, nhưng cuối cùng TNT cũng không thể thoát được phiên giảm sàn khi lực mua tỏ ra khá yếu ớt, trong khi bên bán chỉ chờ có người mua là ra hàng.
Trên HNX, KSQ là mã giảm mạnh nhất với mức giảm 28,57%, tiếp đó là CTA giảm 24%. Đây là điều không quá bất ngờ, bởi cả 2 đều có kết quả kinh doanh bết bát. Cụ thể, doanh thu hoạt động kinh doanh chính quý II/2016 của KSQ chỉ đạt 20,4 tỷ đồng, giảm 61% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 934 triệu đồng, giảm 64% so với cùng kỳ..
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2016, doanh thu KSQ đạt 27,2 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hơn 1 tỷ đồng, giảm mạnh 58% và 75% so với cùng kỳ.
Trong khi đó, CTA còn tệ hơn khi trong quý II năm nay chỉ đạt 7,9 tỷ đồng doanh thu, giảm 29,4% so với cùng kỳ. Lợ nhuận quý II âm 2,9 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ có lãi 321 triệu đồng.
Theo giải trình từ CTA, nguyên nhân chủ yếu là do doanh nghiệp đang bị khống chế về hóa đơn đồng thời đã trích lập vào chi phí số tiền chậm nộp thuế 1,8 tỷ đồng ảnh hưởng đến lợi nhuận trong kỳ.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, Công ty đạt 21,8 tỷ đồng doanh thu và lỗ ròng hơn 3 tỷ đồng (cùng kỳ lãi hơn 893 triệu đồng).
Ngoài 2 mã trên, sàn HNX tuần qua còn có 21 mã khác giảm trên 10% trong tổng số 151 mã giảm giá.
T.Lê
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Giá trị giao dịch sàn UPCoM tăng 192% sau khi nới biên độ Theo Sở GDCK Hà Nội (HNX) giá trị giao dịch trên sàn UPCoM tăng 192% sau hơn 1 năm (từ ngày 1/7/2015) thực hiện nới biên độ dao động giá từ 10% lên 15%. Đây là một trong nhiều giải pháp mà HNX triển khai nhằm tăng tính hấp dẫn cho sàn UPCoM, thu hút thêm các nhà đầu tư và doanh nghiệp...