Từ 1.11, học sinh tiểu học ở Hải Dương được ăn bán trú, học 2 buổi/ngày
Hải Dương – Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hải Dương ban hành văn bản số 1384/SGDĐT-GDTrH về việc tổ chức dạy học từ ngày 1.11.2021.
Hải Dương cho học sinh tiểu học học 2 buổi/ngày từ 1.11. Ảnh minh hoạ MD
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hải Dương yêu cầu, các nhà trường tự đánh giá mức độ an toàn theo Bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn phòng chống dịch COVID-19 trong cơ sở giáo dục… Thủ trưởng đơn vị căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị quyết định hình thức dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục từ ngày 1.11; cam kết thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng chống dịch COVID-19 khi học sinh đến trường; chịu trách nhiệm nếu chủ quan, lơ là để lây lan dịch bệnh trong nhà trường.
Các trường tiểu học được tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, ăn bán trú; các hoạt động giáo dục tập thể, giáo dục ngoài giờ lên lớp, dạy tiếng Anh với giáo viên nước ngoài.
Các trường tạm thời chưa tổ chức các hoạt động: Dạy kỹ năng sống, làm quen với tiếng Anh cho trẻ mầm non, trải nghiệm do các tổ chức, cá nhân ngoài nhà trường phối hợp tổ chức.
Các địa bàn có tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp thực hiện theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 tại địa phương.
Hòa Bình: Nâng cao chất lượng bữa ăn bán trú trong các nhà trường
Công tác dạy và học bán trú tại thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, những năm qua được thực hiện tốt, nên số học sinh ăn bán trú tại các trường trên địa bàn ngày một tăng.
Video đang HOT
Nguồn cung cấp thực phẩm đầu vào được nhà trường chọn lựa kỹ càng, đơn vị cung cấp thực phẩm uy tín và có địa chỉ rõ ràng trên địa bàn thành phố.
Theo Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Hòa Bình, tổng số học sinh hệ Mầm non trên địa bàn hiện là 8.782 trẻ, 100% trẻ ăn bán trú; số học sinh Tiểu học, liên cấp Tiểu học và Trung học cơ sở là 12.927 em, trong đó có 6.829 học sinh ăn bán trú tại trường. Công tác quản lý, chăm sóc bán trú của các đơn vị nhà trường đang cho thấy hiệu quả, nhận được sự đồng tình, ủng hộ của phụ huynh và học sinh.
Chén bát của học sinh ăn bán trú luôn được rửa sạch sẽ và giữ khô ráo sau mỗi buổi ăn.
Cô giáo Phạm Thị Huệ, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Sông Đà, thành phố Hòa Bình, cho biết, năm học 2021-2022, toàn trường có 1.009 học sinh, trong đó có 800 em ở các khối đăng ký ăn bán trú tại trường. Ban Giám hiệu nhà trường cùng các thầy, cô giáo đặc biệt quan tâm tới công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho bữa ăn bán trú của học sinh.
Những khay cơm nóng hổi được nấu tại bếp ăn của nhà trường.
Trước khi năm học mới bắt đầu, nhà trường đã lựa chọn rất kỹ nhà cung cấp thực phẩm có uy tín, địa chỉ rõ ràng và ký hợp đồng cam kết trách nhiệm cung cấp cho học sinh tại trường một bữa ăn chính đảm bảo các yếu tố về dinh dưỡng, tốt nhất cho sức khỏe của học sinh.
Nhà trường xây dựng, cải tạo khu vực bếp ăn, nhà ăn; quy trình chế biến thức ăn được thực hiện khoa học, ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ. Nhà trường đặt ra quy định nghiêm ngặt về công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo khuyến cáo, quy định của Bộ Y tế khi tổ chức cho học sinh các khối ăn bán trú tại trường. Nhờ đó, nhiều năm qua nhà trường được đánh giá làm tốt công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong bữa ăn bán trú cho học sinh.
Cô giáo Phạm Thị Huệ, Hiệu trưởng Trường tiểu học Sông Đà, trực tiếp mỗi ngày kiểm tra bếp ăn, quy trình chế biến thực phẩm nhằm đảm bảo các bữa ăn cho học sinh đầy đủ dinh dưỡng và vệ sinh an toàn.
Trên địa bàn thành phố Hòa Bình có 18 trường tổ chức ăn bán trú cho học sinh khối tiểu học và liên cấp. Bếp ăn của các trường đều thực hiện nghiêm quy trình nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm như: Quản lý, sử dụng và chế biến thực phẩm đều có hợp đồng xác định rõ nguồn gốc thực phẩm sạch với các nhà cung cấp, có đầy đủ hồ sơ, danh tính người cung cấp thực phẩm, ký cam kết cung cấp thực phẩm sạch.
Thực đơn, thực phẩm được các nhà trường thay đổi theo tuần, theo mùa và thông báo công khai tại lớp học. Nhân viên phục vụ chế biến tại bếp ăn đều đáp ứng đủ yêu cầu cơ bản như có chứng chỉ nấu ăn, có kinh nghiệm làm việc tối thiểu từ 2-3 năm tại đơn vị trường học, nhà hàng ăn uống... Cùng với đó, quản lý nhà trường và nhân viên cấp dưỡng tại bếp ăn đều phải nắm vững kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm, biết cách lựa chọn thực phẩm, chế độ kiểm thực ba bước, chế độ lưu mẫu thức ăn...
Các nhân viên phục vụ trong bếp ăn trường tiểu học Sông Đà luôn thực hiện đầy đủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm khi chế biến các món ăn.
Em Đào Ngọc Hà, học sinh lớp 2A2, Trường Tiểu học Sông Đà cho biết: "Con thích ở bán trú tại trường và chơi với các bạn. Chúng con được ăn các bữa khác nhau rất ngon vào buổi trưa, nhiều bạn còn xin cô ăn thêm phần cơm. Cô quản lớp luôn nhắc nhở chúng con ăn, ngủ, vệ sinh tay cẩn thận. Con và các bạn hứa sẽ cố gắng học hành chăm ngoan để không phụ công của cô giáo, bố mẹ".
Xác định mục tiêu nâng cao chất lượng bữa ăn bán trú là nhiệm vụ quan trọng trong các cấp học, nhiều năm qua, ngành Giáo dục thành phố Hòa Bình đã triển khai các biện pháp tích cực, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường học, trong mỗi bữa ăn của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo và đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Nét rạng rỡ của một bạn nhỏ khối lớp 1 trong bữa ăn bán trú tại Trường tiểu học Sông Đà - thanh phố Hòa Bình.
Theo báo cáo đánh giá của Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Hòa Bình, việc tổ chức nấu ăn bán trú đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của các nhà trường. Các trường học đã xây dựng quy chế, quy định chặt chẽ việc phân công nhiệm vụ cho giáo viên và nhân viên trực tiếp quản lý học sinh bán trú các buổi trong ngày, công khai minh bạch về tài chính.
Ông Lê Văn Công, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Hòa Bình cho biết, xác định đây là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, hằng năm Phòng đã có nhiều văn bản, chỉ đạo thành lập các đơn vị quản lý, tổ chức nhiều đợt kiểm tra, yêu cầu các đơn vị, nhà trường quản lý chặt chẽ khâu cung ứng thực phẩm đầu vào, trang thiết bị phục vụ nhà bếp, khâu chế biến thực phẩm... đặt mục tiêu đảm bảo bữa ăn bán trú của học sinh trên địa bàn thành phố ngon miệng, đủ dinh dưỡng và đạt các tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Niềm vui trong mỗi bữa ăn của các em học sinh Trường tiểu học Sông Đà.
Việc các đoàn kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm liên ngành của thành phố và tỉnh Hòa Bình thực hiện nhiều đợt kiểm tra đột xuất cũng như định kỳ trong thời gian qua đã góp phần tạo ra một môi trường phấn đấu không ngừng trong việc nâng cao chất lượng từng bữa ăn của các đơn vị trường học, góp phần vì sự phát triển toàn diện của mỗi học sinh, tạo thêm niềm tin để bậc phụ huynh yên tâm khi gửi gắm con em mình đến lớp.
Phòng Giáo dục quận 7 bắt học sinh cấp 1, 2 tìm hiểu về phòng chống tham nhũng? Phòng Giáo dục quận 7 ra văn bản, yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức, học sinh của các trường từ mầm non đến trung học cơ sở tìm hiểu về chống tham nhũng. Ảnh minh họa Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được thư phản ánh của nhiều độc giả cho biết, Phòng Giáo dục và Đào tạo...