Từ 10/10 sẽ có 24 tuyến xe khách hoạt động ở Bến xe miền Đông mới
Ông Nguyễn Hoàng Huy, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Bến xe miền Đông (Thành phố Hồ Chí Minh) cho biết, từ ngày 10/10, Bến xe miền Đông mới sẽ đưa vào khai thác và trong giai đoạn 1 sẽ có 24 tuyến cố định ở Bến xe Miền Đông đi các tỉnh, thành phố từ Quảng Trị trở ra Bắc sẽ hoạt động và thực hiện xuất bến tại Bến xe Miền Đông mới.
Bến xe miền Đông mới khi đưa vào khai thác, được kỳ vọng sẽ giảm ùn tắc giao thông tại khu vực trung tâm thành phố.
Nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp vận tải và thói quen đi lại của người dân, trong thời gian 3 tháng đầu, các đơn vị vận tải thuộc 24 tuyến phải di dời, tạm thời được tiếp tục lưu đậu và đón trả khách tại Bến xe miền Đông hiện hữu (quận Bình Thạnh), trước khi đến Bến xe miền Đông mới tại quận 9 hoàn tất các thủ tục xuất bến theo quy định. Tại bến xe hiện hữu, được tổ chức bán vé ủy thác cho các tuyến đường có đầu bến tại Bến xe miền Đông mới.
Ông Nguyễn Hoàng Huy cho biết, để chủ động cho di dời các tuyến xe, Bến xe miền Đông đã thông tin đến doanh nghiệp vận tải làm thủ tục, ký hợp đồng với bến mới. Đồng thời, các đơn vị cũng cần tuyên truyền, hướng dẫn cho khách bằng những hình thức treo băng rôn, trên kênh thông tin…
Ngoài ra, giai đoạn đầu khi bến xe mới khai thác có hai tuyến xe buýt 603 và 604 kết nối trực tiếp từ bến xe hiện hữu ngang qua bến mới và còn nhiều tuyến xe buýt khác có lộ trình đi qua bến xe mới như 150, 601, 602, 55, 76, 67…
Video đang HOT
Trước kiến nghị từ các doanh nghiệp vận tải về việc bến xe cần tạo điều kiện hỗ trợ cho các doanh nghiệp, ông Lê Thanh Quang (Công ty cổ phần vận tải tốc hành Mai Linh) đề nghị, bến xe tạo điều kiện hỗ trợ cho doanh nghiệp được ghép phòng vé để giảm chi phí. Trong thời gian sắp xếp di dời ra bến mới, nếu giữ lại phòng vé ở bến cũ thì đội chi phí còn nếu ủy thác cho bến thì doanh thu sụt giảm. Do vậy có sự thống nhất giữa các đơn vị tạo điều kiện cho doanh nghiệp lưu lại bến xe cũ.
Trong kế hoạch đưa Bến xe miền Đông mới vào hoạt động, Sở Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh cho biết, có hai hành trình cho xe đi và đến bến này. Nếu theo Quốc lộ 1 sẽ qua cầu Đồng Nai và ngược lại.
Trường hợp đi cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, theo hành trình đường Hoàng Hữu Nam – đường D400 – Quốc lộ 1 – điểm quay đầu trước Nghĩa trang Liệt sĩ Thành phố – Quốc lộ 1 – Xa lộ Hà Nội – đường D1 – đường D2 Khu Công nghệ cao – cầu Phú Hữu – đường Võ Chí Công – vòng xoay Phú Hữu – cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây và ngược lại.
Bến xe miền Đông mới khởi công tháng 4/2017 trên diện tích 16 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 4.000 tỷ đồng, trong đó giai đoạn một khoảng 740 tỷ đồng. Bến xe có thể phục vụ hơn 7 triệu lượt khách mỗi năm. Bến xe được quy hoạch có 71 tuyến theo danh mục được Bộ Giao thông Vận tải công bố.
Đìu hiu tàu xe dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9
Mặc dù đã lên kế hoạch tăng cường phương tiện, nhân lực phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 nhưng đến giờ cao điểm chiều muộn 1/9, ghi nhận tại các bến xe trên địa bàn Hà Nội vẫn rất hiu hắt, không có cảnh đón đưa tấp nập, thi thoảng chỉ có vài xe lác đác xuất bến.
Hành khách ngồi giãn cách tại bến xe Giáp Bát. Ảnh tư liệu: Danh Lam/TTXVN
Tại Bến xe Nước Ngầm, dưới cái nắng "quái chiều hôm" bỏng rát, một phụ xe người miền Trung chạy tuyến Hà Nội - Vinh đứng đón khách ngay trước mũi xe cố nở nụ cười than vãn: "Chờ mãi mà không có khách, mỗi xe xuất bến may ra chỉ có vài khách". Trên sân bến cả dàn xe xếp kín bến, vắng khách nên hầu như cả lái, phụ xe lẫn hành khách ở đây không mấy ai đeo khẩu trang.
Đã nhiều năm nay, "vắng khách lắm, không có khách" trở thành câu nói cửa miệng của đơn vị quản lý Bến xe Nước Ngầm và các nhà xe hoạt động tại đây. Trong khi đó, cách đó không xa Bến xe Giáp Bát là bến xe truyền thống lâu năm cũng luôn trong tình trạng vắng khách. Điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi liệu có cần thiết khi để hai bến xe quá gần nhau vừa lãng phí năng lực vận chuyển vừa làm gia tăng tình trạng ùn tắc giao thông ở cửa ngõ phía Nam thành phố.
Là bến xe có lượng khách đến bến khá hơn các bến khác nhưng kỳ nghỉ lễ 2/9 năm nay Bến xe Mỹ Đình cũng khá vắng vẻ. Ông Lý Trường Sơn, Giám đốc Bến xe Mỹ Đình cho biết, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 và kỳ lễ 2/9 chỉ được nghỉ 1 ngày nên lượng khách đến bến giảm 50 - 60% so với kỳ nghỉ lễ 2/9 năm ngoái và chỉ gần bằng ngày thường khi chưa có dịch COVID-19. Bến xe đảm bảo số lượng và chất lượng phương tiện để phục vụ hành khách; đồng thời yêu cầu nhà xe và hành khách chấp hành nghiêm chỉnh các quy định phòng chống dịch COVID-19 như đeo khẩu trang, đo thân nhiệt, nước khử khuẩn.
Tại Bến xe Giáp Bát lượng hành khách đông hơn Bến xe Nước Ngầm nhưng cũng không hơn ngày thường. Ông Nguyễn Tất Thành, Giám đốc Bến xe Giáp Bát cho biết, sau khi Hà Nội công bố hết dịch COVID-19, lượng khách đến bến xe có tăng lên, nhưng từ đợt dịch thứ 2 thì lượng khách giảm 50 - 60% so với cùng kỳ năm trước. Hiện, Bến xe Giáp Bát có 110 đơn vị vận tải đăng ký hoạt động tại bến với số lượt xe đăng ký 900 lượt/ngày.
Công ty cổ phần Bến xe Hà Nội cho biết, đã đề xuất Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cấp 150 phù hiệu xe tăng cường để dự phòng cho các bến: Giáp Bát, Mỹ Đình, Gia Lâm phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay; trong đó, Bến xe Giáp Bát tăng cường 70 xe, Mỹ Đình 50 xe và Gia Lâm 30 xe. Nhưng đến chiều 1/9 do lượng hành khách đi lại không tăng nên các bến xe vẫn chưa phải dùng đến xe tăng cường.
Cùng với tăng cường xe sẵn sàng phục vụ hành khách, Công ty cổ phần bến xe Hà Nội yêu cầu các bến xe phối hợp với lực lượng Công an tăng cường kiểm tra và ngăn chặn việc vận chuyển chất nổ, chất cháy, hàng cấm, hàng giả; tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 và có kịch bản xử lý đối với các trường hợp bất thường; phối hợp với lực lượng Thanh tra Giao thông - Vận tải xử lý các hiện tượng xe vòng vo đón khách trước cửa bến.
Không chỉ các bến xe, đối với vận tải đường sắt lượng hành khách cũng giảm đến 70% so với cùng kỳ năm 2019 mặc dù ngành đường sắt đã áp dụng nhiều giải pháp, từ nâng cao chất lượng, đẩy mạnh mua bán vé tàu qua ứng dụng điện tử, hoàn trả vé tàu online... Do đó, kế hoạch chạy tàu dịp lễ 2/9 năm nay của đơn vị không có gì thay đổi so với ngày thường.
Nhằm đảm bảo phòng chống dịch COVID-19, trong dịp nghỉ lễ 2/9 năm nay, thành phố Hà Nội đã yêu cầu các doanh nghiệp vận tải áp dụng bán vé qua internet, bán vé điện tử, niêm yết giá vé theo tuyến...
Cùng với đó, thành phố yêu cầu các cơ quan chức năng tăng cường công tác giám sát, kiểm tra và xử lý nghiêm về hành chính, kinh tế đối với các trường hợp lái xe không tuân thủ, vi phạm các quy định về đảm bảo an toàn kỹ thuật phương tiện, trật tự - an toàn giao thông; chỉ đạo các đơn vị quản lý bến xe tăng cường phối hợp với các đơn vị vận tải hành khách công cộng trong việc quản lý phương tiện, xe phải đảm bảo các điều kiện an toàn trước khi xuất bến; giải tỏa các bến hoạt động trái phép.
Thi công hạng mục kết nối các nhà ga trên cao tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên Ngày 28/8, Ban Quản lý đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh phối hợp cùng Liên danh nhà thầu Sumitomo Cienco 6 tổ chức thi công hạng mục kết nối với các nhà ga trên cao tuyến đường sắt đô thị số 1 Bến Thành - Suối Tiên (Metro số 1). Thi công đoạn trên cao và depot thuộc gói thầu CP2...