Từ 1 doanh nghiệp “giàu lên từ đất”, Hoàng Anh Gia Lai gần như không còn doanh thu từ bất động sản
Trong vòng 10 năm qua, nguồn thu chủ lực của HAGL đã thay đổi liên tục từ bất động sản sang mía đường, bò thịt và gần nhất là trái cây. Sản phẩm chính của năm 2019 dự kiến là chuối.
Khi lên sàn cách đây 10 năm, Hoàng Anh Gia Lai (HAGL – mã HAG) đã là một tập đoàn đa ngành kinh doanh trên rất nhiều lĩnh vực như bất động sản, nông nghiệp, khoáng sản, thủy điện, nội thất… Lúc đó, nguồn thu chính của HAGL chủ yếu vẫn là bất động sản với quỹ đất rất lớn tập trung chủ yếu tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.
Những khó khăn trong việc mở rộng quá nhanh đã buộc HAGL phải tái cơ cấu, rút gọn lại còn 2 mảng chính là nông nghiệp (HAGL Agrico) với cao su, cọ dầu, mía đường và bất động sản ( HAGL Land) với dự án chủ lực là khu phức hợp HAGL Myanmar.
Dù đặt rất nhiều kỳ vọng vào dự án Myanmar nhưng đến tháng 9/2018, HAGL tiếp tục “từ bỏ” quyền kiểm soát đối với HAGL Land. Phía THACO sẽ nắm quyền kiểm soát và đầu tư vốn để phát triển Giai đoạn 2 của Khu phức hợp HAGL Myanmar.
Với việc chuyển HAGL Land từ công ty con thành công ty liên kết, từ năm 2019, HAGL sẽ hầu như không còn nguồn thu từ bất động sản mà chỉ còn nguồn thu từ lĩnh vực nông nghiệp. Theo kế hoạch mới được công bố, HAGL đặt mục tiêu đạt 5.125 tỷ đồng doanh thu, trong đó, mảng trái cây – chủ yếu là chuối – sẽ đóng góp khoảng 86%, tương ứng hơn 4.400 tỷ đồng.
Phần còn lại đến từ cao su với 469 tỷ đồng và 255 tỷ đồng từ các lĩnh vực khác như dịch vụ, bán bất động sản đầu tư…
Gần 10 năm liên tục “xoay tua” nguồn thu chủ lực
Trong giai đoạn từ năm 2012 trở về trước, phần lớn doanh thu cũng như lợi nhuận của HAGL đến từ lĩnh vực bất động sản, xây dựng cũng như từ việc kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
Nhận định không thể phụ thuộc mãi vào bất động sản, HAGL đã đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng để trồng cao su, cọ dầu, mía đường… Bước ngoặt lớn bắt đầu từ năm 2013, mảng bất động sản từ vị thế là nguồn thu chủ lực đã trở thành một nguồn thu thiểu số với vỏn vẹn 248 tỷ đồng so với con số hơn 2.800 tỷ đồng của năm 2012. Dù vậy đến năm 2018, bất động sản và xây dựng ít nhiều vẫn mang về trên dưới 1.000 tỷ doanh thu mỗi năm.
Video đang HOT
Cũng từ năm 2013, các sản phẩm chủ lực của HAGL đã liên tục thay đổi qua mỗi năm.
Đầu tiên là mía đường: mảng kinh doanh này ngay lập tức trở thành nguồn thu chủ đạo của 2 năm 2013 – 2014. Hai năm tiếp theo, mía đường vẫn đóng góp đáng kể vào nguồn thu của HAGL nhưng vai trò “đầu tàu” doanh thu đã chuyển sang chăn nuôi bò.
Việc xuất hiện thêm sản phẩm bò thịt, đạt 2.500 tỷ doanh thu trong năm 2015 và 3.500 tỷ trong năm 2016 đã giúp doanh thu của HAGL tăng lên đáng kể.
Tuy vậy, đây cũng là khoảng thời gian khó khăn nhất của HAGL khi tập đoàn này phải ghi nhận những khoản lỗ lớn liên quan đến quá trình xử lý các tài sản xấu và tái cơ cấu các khoản nợ.
Nhưng cũng giống như mía đường, ngành chăn nuôi bò chỉ đóng vai trò “đầu tàu” trong 2 năm. Hoạt động kinh doanh mía đường kết thúc vào đầu năm 2017 khi HAGL bán lại nhà máy mía đường cho tập đoàn Thành Thành Công còn hoạt động chăn nuôi bò cũng chấm dứt vào năm 2018 do không còn hiệu quả.
Trước đó, HAGL cũng đã bán các nhà máy thủy điện tại Việt Nam cho Bitexco và đang hoàn thiện các thủ tục để bán nốt các nhà máy thủy điện tại Lào.
Trong khi nguồn thu từ cao su vẫn rất khiêm tốn, dầu cọ không hiệu quả và các sản phẩm ngắn hạn như mía đường, bò không thể duy trì được lâu thì HAGL đã chuyển hướng sang “trụ cột” mới là trái cây. Dù chưa đạt được như kỳ vọng trong 2 năm đầu nhưng mảng trái cây đang dần trở thành hướng đi đúng đắn trong tham vọng phát triển ngành nông nghiệp của bầu Đức.
Doanh thu trái cây đã tăng mạnh từ mức 1.600 tỷ đồng năm 2017 lên 2.900 tỷ đồng năm 2018 và dự kiến đạt 4.400 tỷ đồng năm 2019.
Điểm khác biệt lớn so với giai đoạn “xoay tua” nguồn thu chủ lực trước đây là HAGL đã tìm được đối tác có chung chí hướng để đồng hành là THACO. Không chỉ đầu tư vốn, hỗ trợ tái cơ cấu nợ mà THACO còn có rất nhiều động thái quyết liệt trong việc phát triển chuỗi giá trị ngành trái cây của HAGL.
Kinh Kha
Theo Trí thức trẻ
Họp ĐHCĐ TNG: Lập công ty riêng phát triển BĐS, phát hành gần 20 triệu cổ phiếu
TNG sẽ mở 2 doanh nghiệp về lĩnh vực thời trang và bất động sản, sau đó chào các nhà đầu tư khác tham gia góp vốn cùng phát triển.
Sáng 21/4, CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (HNX: TNG) tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên 2019. HĐQT trình kế hoạch doanh thu và lợi nhuận ròng lần lượt 4.153,8 tỷ đồng, và 208,2 tỷ đồng, tăng 15% so với năm trước. Công ty sẽ chi trả cổ tức 2019 không thấp hơn 16% bằng tiền hoặc bằng cổ phiếu.
Trong 4 năm tới, ban lãnh đạo TNG đặt mục tiêu doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng bình quân 15%/năm. Đến năm 2024, dự kiến doanh thu và lợi nhuận ròng cán mốc 8.354,8 tỷ và 418,7 tỷ đồng.
ĐHCĐ thường niên 2019 của TNG sáng 21/4. Ảnh: L.H.
Ông Nguyễn Văn Thời, Chủ tịch HĐQT TNG, cho biết dự kiến trong 6 tháng đầu năm, công ty sẽ ghi nhận giá trị hợp đồng khoảng 2.100-2.200 tỷ đồng. Quý III là thời gian tập trung nhiều đơn hàng và tình hình sẽ khả quan. Ông Thời cho rằng công ty có thể đạt được kế hoạch năm.
Theo công bố của ban lãnh đạo, EU là thị trường lớn nhất của TNG đóng góp 50% cơ cấu doanh thu. Theo sau là thị trường Mỹ với 31%, CPTPP 11%, Nga - Belarus 7% và thị trường châu Á - Hàn Quốc 1%. Trong quý I, TNG ghi nhận doanh thuần 806,4 tỷ đồng, cao hơn 34% so với cùng kỳ năm trước và lãi ròng tăng 70% đạt 37,3 tỷ đồng.
Tại đại hội, ban lãnh đạo cũng trình bày kế hoạch tái cấu trúc với việc thành lập 2 công ty TNHH MTV về thời trang và bất động sản.
Với thời trang, công ty sẽ xây dựng thương hiệu để tự bán sản phẩm. Tuy nhiên trong thời gian đầu việc này khó khăn và doanh nghiệp vẫn chưa có lãi. Thời gian tới, công ty sẽ kêu gọi thêm quỹ đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài cùng góp vốn và phát triển. Chủ trương của TNG sau này sẽ nắm giữ 51% vốn tại đơn vị này và huy động vốn từ đối tác.
Tương tự, với doanh nghiệp bất động sản, TNG thành lập để tách riêng mảng phát triển đầu tư bất động sản tại các khu đất của công ty, đồng thời hướng đến việc minh bạch và tăng cường nguồn vốn. Trước đây, việc đọng vốn nằm tại các dự án bất động sản liên quan, sau nay khi tách riêng, công ty cũng sẽ kêu gọi nhà đầu tư khác cùng tham gia.
Công ty đang sở hữu cụm công nghiệp 70 ha, đã thực hiện 5 năm nay nhưng mới chỉ giải phóng mặt bằng 10 ha do "non" vốn nên chưa dám làm mạnh. Với dự án nhà ở xã hội, công ty đã chuyển đổi thành nhà ở thương mại và chờ tỉnh phê duyệt giá đất. Trong tháng 5,6, công ty sẽ bán và trao sổ đỏ. 2 khu đất của nhà máy chuẩn bị di dời cũng sẽ được chuyển đổi đầu tư và giao cho công ty bất động sản thực hiện.
Phát hành 19,7 triệu cổ phiếu tăng vốn điều lệ
Nhằm bổ sung nguồn vốn để sản xuất và trang bị thêm máy móc, thiết bị, mở rộng quy mô, tìm kiếm các cơ hội đầu tư và chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh, công ty sẽ tăng vốn điều lệ trong năm 2019.
Vốn tăng từ phát hành gần 10,4 triệu cổ phiếu trả cổ tức tỷ lệ 20%. Đồng thời, công ty sẽ chào bán hơn 6,2 triệu cổ phiếu tỷ lệ 10% cho cổ đông hiện hữu với giá không thấp hơn 10.000 đồng/cp, các cổ đông có quyền chuyển nhượng quyền mua cổ phần cho người khác theo giá thỏa thuận của 2 bên và chỉ được chuyển nhượng một lần (không được chuyển nhượng cho người thứ 3). Cuối cùng, công ty sẽ phát hành 3,1 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn người lao động (ESOP) với giá ủy quyền cho HĐQT quyết định.
Liên quan đến vấn đề cổ tức, cổ đông đề xuất chi trả cổ tức một nửa bằng tiền và bằng cổ phiếu. Tuy nhiên, theo ông Thời, công ty đang cần bổ sung nguồn tiền cơ cấu lại các khoản vay ngân hàng. Trong năm tới, có khả năng công ty sẽ trả cổ tức bằng tiền mặt. Mặt khác, ông Thời cũng cho biết dưới góc nhìn cổ đông lớn thì chi trả cổ tức bằng cổ phiếu có lợi hơn.
Về 200 trái phiếu chuyển đổi phát hành trong năm trước có tổng giá trị 200 tỷ đồng với giá chuyển đổi 13.800 đồng/cp (tương ứng 14.5 triệu cổ phiếu TNG), ông Thời cho biết nếu mức giá chuyển đổi không điều chỉnh thì rất tốt, nhưng còn tùy thuộc vào đối tác.
Tại đại hội, cổ đông cũng đã miễn nhiệm 2 thành viên HĐQT là cá nhân Rusdy Pranata và bà Hà Thị Tuyết. Đồng thời, công ty bầu mới và bổ sung 4 thành viên gồm ông Nguyễn Mai Linh, ông Hwan-Kyoon Kim, bà Đinh Lệ Hằng và bà Lương Thị Thúy Hà.
Lê Hải
Theo cafef.vn
Thaco đăng ký mua gần gần 8% vốn HAGL Agrico CTCP Ô tô Trường Hải (Thaco) vừa đăng ký mua 69,7 triệu cổ phiếu HNG của CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico), tương ứng 7,86% vốn điều lệ. Giao dịch được thực hiện thông qua thỏa thuận hoặc khớp lệnh. Thời gian giao dịch từ ngày 23/4 đến ngày 22/5/2019. Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của...