Từ 1-9, gửi hàng trên xe khách phải cung cấp 6 thông tin
Từ 1-9, nghị định 47/2022 (sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 10/2020) của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ôtô, có hiệu lực. Người gửi hàng trên xe khách phải cung cấp 6 thông tin.
Một bến xe tại TP.HCM – Ảnh: CHÂU TUẤN
Nghị định 47/2022 bổ sung vào điều 11 quy định về công tác bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng ôtô.
Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe (nếu có) khi nhận hàng hóa ký gửi (người gửi hàng hóa không đi theo xe) phải yêu cầu người gửi hàng hóa cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về: Tên hàng hóa, cân nặng (nếu có), họ và tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân/ căn cước công dân, số điện thoại liên hệ của người gửi và người nhận.
Ngoài ra nghị định này cũng sửa đổi điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng ôtô. Theo đó, taxi phải có sức chứa dưới 9 chỗ (kể cả người lái) và có niên hạn sử dụng không quá 12 năm (tính từ năm sản xuất).
Không sử dụng ôtô cải tạo từ xe có sức chứa từ 10 chỗ trở lên thành ôtô dưới 10 chỗ (kể cả người lái xe) để kinh doanh vận tải hành khách. Không sử dụng ôtô kiểu dáng tương tự xe từ 9 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên để kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi.
Video đang HOT
Nghệ An: Tháo gỡ khó khăn cho vận tải hành khách
Hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô đã được phép hoạt động trở lại trong trạng thái bình thường mới.Nhưng các doanh nghiệp vận tải trên địa bàn tỉnh Nghệ An vẫn gặp khó khăn, đang đứng trước nguy cơ phá sản do nguồn vốn cạn kiệt, giá xăng dầu tăng cao, thiếu nhân lực.
Khu vực phòng chờ tại Bến xe phía Bắc thành phố Vinh vắng vẻ mặc du hoạt động kinh doanh vận tải hành khách đã được phép hoạt động trở lại.
Chồng chất khó khăn
Công ty TNHH Thạch Thành là một trong những doanh nghiệp vận tải hành khách bằng ô tô lớn tại tỉnh Nghệ An có cả tuyến ngoại tỉnh và nội tỉnh với hàng trăm đầu xe. Thời điểm này, dù được phép hoạt động trở lại nhưng doanh nghiệp vẫn hoạt động "cầm chừng" tuyến nội tỉnh với 30% các đầu xe, đối với tuyến liên tỉnh chỉ mới hoạt động lại 3 đầu xe tuyến Vinh - Hà Nội và Vinh - Lạng Sơn.
Theo phản ánh của doanh nghiệp, do nghỉ dịch kéo dài nên khi hoạt động trở lại, các khoản chi phí phát sinh quá nhiều, cần phải tính toán, cân đối lại cho phù hợp. Trong khi nhu cầu hành khách đi xe rất ít khiến nhà xe đang lâm vào cảnh phải bù lỗ.
Ông Nguyễn Ngọc Thạch, Giám đốc Công ty TNHH Thạch Thành cho biết, do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, khách đi lại rất ít, tâm lý người dân còn e ngại. Các tỉnh đang còn vùng xanh, vùng đỏ khác nhau nên doanh nghiệp vận tải hành khách khi hoạt động trở lại cũng gặp khó. Trong khi đó, chi phí bỏ ra rất lớn, đặc biệt là giá xăng dầu tăng cao, nhân công, bến bãi, thuế, phí đường bộ, phí cầu đường... cũng đội giá.
Cũng lâm vào cảnh khó khăn tương tự, trước đây Công ty TNHH Văn Minh mỗi ngày có trên 30 chuyến xe vận tải hành khách liên tỉnh chiều Hà Nội - Vinh - Hà Tĩnh và ngược lại. Song hiện hoạt động vận tải hành khách liên tỉnh chỉ mới hoạt động trở lại chưa đến 10 đầu xe. Bên cạnh đó, sau gần 5 tháng nghỉ dịch, nhiều công nhân của công ty đã chuyển đổi việc làm khi nên khi hoạt động lại cũng cần nhiều thời gian để khôi phục lại vị trí việc làm như trước đây.
Ông Nguyễn Đàm Văn, Giám đốc Công ty TNHH Văn Minh cho biết, dù nghỉ dịch kéo dài nhưng doanh nghiệp vẫn phải chịu nhiều khoản phí rất lớn. Sau thời gian nghỉ dịch, các doanh nghiệp cũng mất rất nhiều chi phí cho việc duy tu, bảo dưỡng lại phương tiện lại. Bên cạnh đó, riêng tại Công ty TNHH Văn Minh nhiều nhân viên cũng chuyển đổi công việc khác nên cũng mất thời gian để ổn định lại nhân sự và chất lượng cũng như thủ tục pháp lý đi kèm.
Hàng trăm xe khách không hoạt động, nằm im tại Bến xe phía Bắc thành phố Vinh (Nghệ An) nhiều tháng nay.
"Hiện giá xăng dầu tăng cao đỉnh điểm trong 7 năm trở lại đây đang tạo ra áp lực rất lớn cho các doanh nghiệp khi giá xăng dầu chiếm 50% giá thành vận chuyển. Trong khi giá xe chưa thể tăng cao khi do dịch bệnh, kinh tế của người dân đang gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, hiện các lái xe, phụ xe, nhân viên làm việc tại các doanh nghiệp vận tải hành khách ô tô vẫn đa số chưa được tiêm đủ 2 mũi vaccine, điều này cũng tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn rất cao" - ông Nguyễn Đàm Văn cho biết thêm.
Tại Bến xe phía Bắc thành phố Vinh (Nghệ An), những biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 đã được triển khai nghiêm ngặt, đúng quy định của Bộ Y tế, Bộ Giao thông Vận tải nhưng lượng hành khách rất ít, hàng trăm xe vẫn nằm chờ tại bến từ nhiều tháng trước cho đến nay. Trong tổng số 190 phương tiện đăng ký thường xuyên ra vào bến thì nay chỉ có trên 20 đầu xe hoạt động trở lại và cùng chỉ hoạt động "cầm chừng".
Theo chia sẻ của các nhà xe, nếu chạy sẽ phải bù lỗ do không có khách, trong khi chi phí xăng dầu tăng cao. Còn nếu không chạy, không có nguồn thu, tuy nhiên mỗi tháng doanh nghiệp vận tải khách vẫn phải bỏ ra cả trăm triệu đồng cho các chi phí phát sinh khác.
Cần giải pháp đồng bộ
Toàn tỉnh Nghệ An hiện có 700 đầu xe tham gia hoạt động vận tải; trong đó 580 phương tiện đăng ký hoạt động ở 243 tuyến cố định ở các tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, hiện tuyến nội tỉnh đã hoạt động trở lại với khoảng 30%, chủ yếu là xe buýt, còn tuyến ngoại tỉnh mới chỉ có rất ít doanh nhiệp hoạt động trở lại.
Ông Bùi Đức Thắng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Nghệ An cho biết, hiện các doanh nghiệp vận tải ô tô đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Hiệp hội Vận tải ô tô Nghệ An đã tổ chức nhiều cuộc họp để bàn các giải pháp, có văn bản đề xuất Sở Giao thông Vận tải, UBND tỉnh Nghệ An có các cơ chế chính sách nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, đến nay các doanh nghiệp vẫn chưa tiếp cận được chính sách hỗ trợ cụ thể.
Hiện có khoảng 30% xe khách chạy liên tỉnh đã hoạt động "cầm chừng" trở lại, song phải bù lỗ do khách ít, phí xăng dầu tăng cao.
Theo ông Thắng, hoạt động kinh doanh vận tải khách trên liên tỉnh sẽ còn gặp khó khăn thêm một thời gian dài. Nhất là khi, vẫn còn một số địa phương chưa thống nhất về cách kiểm soát, quản lý, tổ chức vận tải hành khách, gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp, tác động tiêu cực đến đà phục hồi của ngành vận tải cũng như cả nền kinh tế.
Do đó, cơ quan chức năng cần có giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp vận tải khách liên tỉnh. Đó không chỉ là phí bến, bãi mà còn là phí cầu, đường, giảm lãi suất ngân hàng... để doanh nghiệp bớt được gánh nặng tài chính, khắc phục khó khăn, cố gắng duy trì và tiến tới hoạt động bình thường trở lại như trước đây.
Ông Nguyễn Viết Hùng, Trưởng phòng Quản lý vận tải, Sở Giao thông Vận tải Nghệ An cho biết, sở đã chủ động đề xuất với Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng Ủy ban tỉnh Nghệ An tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp như: cho phép giãn nợ ngân hàng, giảm thuế trong thời gian các phương tiện đơn vị không hoạt động; đề nghị Bộ Giao thông Vận tải cho phép giảm phí đường bộ để làm giảm khó khăn cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Sở Giao thông Vận tải Nghệ An cũng có văn bàn để xuất với Ban chỉ đạo phòng chống COVID -19 tỉnh, Sở Y tế Nghệ An tạo điều kiện cho lái xe, phụ xe, nhân viên kinh doanh vận tải sớm được tiêm đủ hai mũi vaccine phòng dịch để yên tâm làm việc trong trạng thái bình thường mới.
Theo ông Hùng, đến thời điểm hiện tại, các cơ quan, ban ngành được Sở Giao thông Vận tải Nghệ An gửi văn bản đề xuất hỗ trợ doanh nghiệp đã cơ bản chấp thuận đề xuất của sở.
NÓNG: Chính thức cho phép vận tải hành khách liên tỉnh hoạt động Hoạt động vận tải hành khách đường bộ được Bộ GTVT cho phép thí điểm từ ngày 13/10 đến 20/10 kèm nhiều quy định cụ thể đối với hành khách và lái xe. Tối muộn ngày 10-10, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã ban hành Quyết định số 1777/QĐ-BGTVT kèm theo hướng dẫn về thí điểm tổ chức hoạt động...