Từ 1-7: Tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội lên 360.000 đồng/tháng
Tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội lên 360.000 đồng/tháng, thêm đối tượng hưởng trợ cấp xã hội…là những nội dung quan trọng nối bật tại Nghị định 20/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
Theo Điều 4 Nghị định 20/2021, từ 1-7, mức chuẩn trợ giúp xã hội sẽ tăng lên mức là 360.000 đồng/tháng (quy định hiện hành là 270.000 đồng/tháng).
Tùy theo khả năng cân đối của ngân sách, tốc độ tăng giá tiêu dùng và tình hình đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội, cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho phù hợp; bảo đảm tương quan chính sách đối với các đối tượng khác.
Mức chuẩn trợ giúp xã hội là căn cứ xác định mức trợ cấp xã hội, mức hỗ trợ kinh phí nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội và các mức trợ giúp xã hội khác.
Nghị định này cũng quy định các nguyên tắc cơ bản về chính sách trợ giúp xã hội, đó là: Chính sách trợ giúp xã hội được thực hiện công bằng, công khai, minh bạch; hỗ trợ theo mức độ khó khăn và ưu tiên tại gia đình, cộng đồng nơi đối tượng sinh sống.
Video đang HOT
Chế độ, chính sách trợ giúp xã hội được thay đổi theo điều kiện kinh tế đất nước và mức sống tối thiểu dân cư từng thời kỳ. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức và cá nhân nuôi dưỡng, chăm sóc và trợ giúp đối tượng trợ giúp xã hội.
Từ 1-7 sẽ có thêm nhiều đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội (ảnh minh họa)
Đặc biệt, Nghị định 20/2021 đã bổ sung thêm đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng được áp dụng từ 1-7, bao gồm:
Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc đối tượng quy định tại các khoản 1, 3 và 6 Điều này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn.
Người nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo không có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng như tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp bảo bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng.
Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;
Ngoài ra, các đối tượng bảo trợ xã hội khác cũng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, gồm: Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi; Mồ côi cả cha và mẹ; Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật; Cả cha và mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;
Bên cạnh đó, trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo; Người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có chồng hoặc chưa có vợ, đã có chồng hoặc vợ nhưng đã chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi…; Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định; Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật…cũng được hưởng trợ cấp hàng tháng.
Hơn 3.1 tỷ đồng dành tặng quà Tết người có công với cách mạng tại Đắk Nông
Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Nông cho biết, nhân dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021, tính đến ngày 1/2, toàn tỉnh đã tặng 7.160 suất quà với tổng số tiền hơn 3,1 tỷ đồng cho người có công với cách mạng.
Theo đó: Quà của Chủ tịch nước 2.865 suất, trị giá hơn 878 triệu đồng, của tỉnh 3.328 suất, hơn 1,8 tỷ đồng, huyện và xã 912 suất, trị giá hơn 370 triệu đồng. Toàn tỉnh cũng đã tặng 271 suất quà động viên các cơ quan, đơn vị làm nhiệm vụ trong dịp Tết.
UBND tỉnh đã có quyết định hỗ trợ quà Tết cho 8.128 hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số (mức 300 nghìn đồng/hộ), tổng số tiền hơn 2,43 tỷ đồng, 777 người là đối tượng bảo trợ xã hội, tổng trị giá hơn 310 triệu đồng. Ngoài ra, công tác chúc thọ, mừng thọ công dân cao tuổi, tăng cường chăm sóc, bảo vệ trẻ em... dịp Tết cũng được triển khai kịp thời.
Ảnh minh họa
Trước đó: Ngày 1/2, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 170/QĐ-UBND về việc triển khai Kế hoạch phân bổ, cấp phát gạo từ nguồn dự trữ Quốc gia hỗ trợ cho Nhân dân trong thời gian Tết Nguyên Đán Tân Sửu và giáp hạt đầu năm 2021, các hộ gia đình nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và các hộ dân khác thực sự thiếu đói trong thời gian Tết Nguyên Đán Tân Sửu và giáp hạt đầu năm 2021 sẽ được nhận gạo hỗ trợ, Cấp phát 194.205 kg gạo cứu đói thời gian Tết Nguyên Đán Tân Sửu cho 3.275 hộ với 12.947 khẩu, hỗ trợ 284.280 kg gạo cứu đói dịp giáp hạt đầu năm 2021 cho 4.168 hộ với 16.954 khẩu.
Việc phân bổ, cấp phát gạo được thực hiện đến hết ngày 8/2/2021. UBND tỉnh giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn các huyện nhận gạo, cấp phát gạo đúng số lượng và thời gian quy định; phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện tuyên truyền, kiểm tra, giám sát, đôn đốc công tác tiếp nhận và cấp phát gạo cho Nhân dân, báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh.
UBND các huyện rà soát, họp xét, thống nhất danh sách các hộ gia đình thực sự thiếu đói đúng theo quy trình, thủ tục quy định tại Khoản 3, Điều 12 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đổi với đối tượng bảo trợ xã hội.
Đồng hành cùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Sóc Trăng Sóc Trăng là tỉnh có gần 1,2 triệu người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm gần 36% số dân, đông nhất ở đồng bằng sông Cửu Long. Vì vậy, công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc luôn được các cấp ủy đảng và chính quyền tỉnh Sóc Trăng xác định là nhiệm vụ trọng tâm...