Từ 0h đêm nay, cách ly 6 quận của Đà Nẵng
TP Đà Nẵng thực hiện cách ly xã hội từ 0h ngày 28/7 ở 6 quận, gồm: Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ, Liên Chiểu.
Ông Lê Trung Chinh, Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, cho biết từ 0h ngày 28/7, địa phương này thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng.
Thời gian cách ly xã hội là 15 ngày, tại các quận: Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ, Liên Chiểu. Riêng huyện Hòa Vang vẫn thực hiện giãn cách xã hội và các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo Chỉ thị số 19 của Thủ tướng.
Người dân ở nhà
Sau chỉ đạo của Thủ tướng tại cuộc họp Thường trực Chính phủ sáng 27/7, UBND TP Đà Nẵng đã yêu cầu lãnh đạo các quận thực hiện nghiêm việc cách ly giữa các gia đình, tổ dân phố, phường, quận. Những người ở phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định.
Từ 0h ngày 28/7, người dân chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu.
Người dân ở 6 quận của TP Đà nẵng chỉ ra đường khi cần thiết. Ảnh minh họa: Đoàn Nguyên.
Khi ra đường, mọi người phải giữ khoảng cách tối thiểu 2 m lúc giao tiếp; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và nơi công cộng.
Liên quan đến các hoạt động vận tải, TP Đà Nẵng yêu cầu Sở Giao thông Vận tải chỉ đạo các đơn vị liên quan tạm dừng hoạt động vận tải hành khách tuyến cố định qua các bến xe khách.
Riêng các hoạt động kinh doanh taxi, xe hợp đồng, du lịch và các phương tiện vận tải thủy nội trên địa bàn thì dừng hoạt động hoàn toàn trong 15 ngày.
Các dịch vụ thiết yếu được mở cửa
Trong 15 ngày tới, Đà Nẵng chỉ cho phép các cơ sở khám chữa bệnh; bán thuốc và vật tư y tế; ngân hàng; bưu chính viễn thông; công chứng; cấp điện, nước; nhà máy, cơ sở sản xuất được hoạt động.
Đối với các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tạp hoá, cửa hàng tiện lợi chỉ được bán các mặt hàng lương thực, thực phẩm.
Đà Nẵng tạm dừng hoạt động kinh doanh vận tải. Ảnh: Đoàn Nguyên.
Ngoài ra, UBND TP Đà Nẵng cũng cho phép các đơn vị cung cấp suất ăn công nghiệp, các bếp ăn tập thể hoạt động, nhưng phải đảm bảo các điều kiện về công tác phòng, chống dịch và an toàn thực phẩm.
Các cửa hàng ăn uống chỉ được bán qua mạng hoặc bán mang đi, nhưng phải đảm bảo các yêu cầu phòng, chống dịch.
Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng yêu cầu người dân tại 6 quận nêu trên tự giác chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch, tích cực khai báo y tế tự nguyện, thực hiện đầy đủ các biện pháp tự bảo vệ mình, gia đình.
Phong tỏa 3 bệnh viện
Đến chiều 27/7, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 công bố thêm 11 bệnh nhân mắc Covid-19 ở Đà Nẵng, nâng số ca ghi nhận tại địa phương này lên 14.
Đà Nẵng phong tỏa 3 bệnh viện lớn. Ảnh: Đoàn Nguyên.
Trước khi phát hiện mắc Covid-19, các bệnh nhân đang điều trị, làm việc hoặc từng đến Bệnh viện C, Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Đà Nẵng. Do đó, để đảm bảo an toàn cho tất cả người dân, UBND TP Đà Nẵng đã quyết định phong tỏa 3 đơn vị này.
Các tuyến đường nội thành cũng bị phong tỏa, gồm: Quang Trung (từ nút giao Nguyễn Thị Minh Khai – Quang Trung tới nút Đống Đa – Quang Trung); Hải Phòng (từ nút giao Hải Phòng – Nguyễn Thị Minh Khai tới nút Hải Phòng – Ông Ích Khiêm); Ông Ích Khiêm (nút Ông Ích Khiêm – Hải Phòng đến nút Ông Ích Khiêm – Đống Đa) và đường Nguyễn Thị Minh Khai (từ nút giao Quang Trung – Nguyễn Thị Minh Khai tới nút Nguyễn Thị Minh Khai – Hải Phòng). Thời gian phong tỏa các tuyến đường này từ 0h ngày 28/7 cho đến khi có thông báo mới.
Quân đội khử trùng 2 bệnh viện ở Đà Nẵng Khuya 26/7, Quân khu 5 điều động xe đặc chủng cùng hơn 100 chiến sĩ của Tiểu đoàn hóa học phun hóa chất khử trùng Bệnh viện C và Bệnh viện Đà Nẵng.
Đà Nẵng: Nhiều quán cà phê bán "chui", khách không giữ khoảng cách
Tại Đà Nẵng, nhiều quán ăn không đảm bảo khoảng cách 2m giữa người với người, một số quán cà phê dán bảng "chỉ bán mang về" nhưng bên trong phục vụ khách tại chỗ.
Video: Mở cửa trở lại, nhiều hàng quán Đà Nẵng vi phạm quy định phòng chống dịch COVID-19
Từ 0h ngày 16/4, Đà Nẵng cho phép các hàng quán được mở cửa trở lại nhưng cấm phục vụ tại chỗ. Nhiều tuyến phố chuyên kinh doanh dịch vụ ăn uống, cà phê bắt đầu nhộn nhịp.
Trên một số tuyến đường thuộc quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Hải Châu, các quán mì Quảng, xôi, phở, bún... có khá đông người đến mua. Phần lớn các chủ cửa hàng chấp hành quy định của thành phố, chỉ bán online và mang về. Tuy nhiên, quy định giữ khoảng cách tối thiểu 2m giữa người phục vụ với người mua, giữa khách với khách vẫn chưa được tuân thủ nghiêm túc.
Cơ sở kinh doanh ăn uống ở Đà Nẵng hoạt động trở lại, người dân đến mua hàng mang về.
Tại một hàng bán cháo, súp thuộc quận Sơn Trà, khách hàng đứng sát nhau, nhiều nhân viên ship hàng túm tụm đứng chờ. Còn ở quán bún Bà Đông (quận Hải Châu), bà chủ liên tục nhắc nhở khách đảm bảo khoảng cách 2m nhưng nhiều người không thực hiện.
"Tiểu thương ai cũng phấn khởi vì được bán trở lại. Chúng tôi chấp hành quy định, liên tục nhắc nhở thực khách đảm bảo khoảng cách khi mua hàng. Tuy nhiên, nhiều thời điểm đông khách nên cũng khó đảm bảo", chủ quán nói.
Trong số khách chờ nhận đồ ăn mang về có không ít shipper (người chuyển hàng), có người không đeo khẩu trang theo quy định. Một số quán vẫn có khách nước ngoài ngồi tại chỗ và không đeo khẩu trang.
Cũng trong sáng 16/4, nhiều quán cà phê ở Đà Nẵng mở cửa, bên ngoài ghi bảng "Chỉ bán mang về" nhưng bên trong vẫn để vài bộ bàn ghế nhỏ phục vụ khách tại chỗ. Trong số đó có quán cà phê trên tuyến đường P.C.L. (quận Sơn Trà). Ngoài cổng quán này dán mảnh giấy "phục vụ mang về" nhưng phía sâu bên trong vẫn có 2 bàn cho khách ngồi.
Thậm chí có những quán ở trung tâm thành phố đặt ghế xếp nhỏ ngoài vỉa hè để phục vụ khách, chỉ khi lực lượng chức năng đến nhắc nhở, xử lý thì chủ quán mới dẹp đi.
Lực lượng chức năng kiểm tra, nhắc nhở các hộ kinh doanh thực hiện nghiêm quy định phòng chống dịch COVID-19.
Trong ngày 16/4, các lực lượng chức năng Đà Nẵng đồng loạt ra quân kiểm tra, xử lý, nhắc nhở các hàng quán thực hiện nghiêm quy định về phòng chống dịch COVID-19. Có nhiều chủ hàng vi phạm bị xử lý, tạm giữ các phường tiện phục vụ buôn bán.
Tối 15/6, UBND TP Đà Nẵng có văn bản cho phép các cơ sở kinh doanh ăn uống hoạt động từ 0h ngày 16/4 theo hình thức bán trực tuyến và bán mang về, tuyệt đối không phục vụ tại chỗ. Thành phố yêu cầu các quận, huyện kiểm tra, xử lý nghiêm những vi phạm về vệ sinh phòng dịch tại nơi bán và trong quá trình vận chuyển, đảm bảo cự ly theo quy định và tuyệt đối phải đeo khẩu trang.
Lực lượng chức năng sẽ đóng cửa các cơ sở không thực hiện đúng quy định về phòng chống dịch và giãn cách xã hội.
Một số hình ảnh ghi nhận tại Đà Nẵng ngày 16/4:
Các cơ sở kinh doanh mặt hàng ăn uống phục vụ khách mua mang về ở Đà Nẵng mở cửa ngày 16/4.
Bánh mì chuẩn bị sẵn sàng để phục vụ nhu cầu thực khách.
Các shipper chờ lấy hàng theo đơn khách đặt.
Một shipper đi giao hàng cho khách.
Nhiều chủ cơ sở kinh doanh hàng ăn uống chấp hành nghiêm quy định, chỉ bán hàng mang về.
Tuy nhiên, vẫn có người không đeo khẩu trang.
Các shipper đứng theo nhóm khá đông, khoảng cách gần và có người không đeo khẩu trang.
Một cơ sở vẫn phục vụ tại chỗ và vị khách người nước ngoài này không đeo khẩu trang.
Các quán cà phê để khách ngồi ngoài vỉa hè bị lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý.
Lực lượng quy tắc đô thị kiểm tra, nhắc nhở các chủ kinh doanh và người dân chấp hành nghiêm quy định phòng chống dịch COVID-19.
NHÓM PV
Đà Nẵng tổ chức 16 điểm bán thịt lợn bình ổn dịp Tết Nguyên đán 16 điểm bán thịt lợn bình ổn giá tại các quận Hải Châu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ và chợ Túy Loan, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Trước tình hình thị trường thịt lợn có nhiều biến động, Sở Công Thương thành phố Đà Nẵng phối hợp với các công ty chăn nuôi, thương mại tại thành phố Đà...