TTK NATO Stoltenberg nói về hành động quân sự nếu Hiệp ước INF bị chấm dứt
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố, Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang chuẩn bị các hành động nhằm đối phó việc Hiệp ước INF bị chấm dứt, trong đó có cả hành động quân sự.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg
Theo ông Jens Stoltenberg, liên minh NATO sẽ xem xét cả các biện pháp đối phó quân sự và các sáng kiến kiểm soát vũ khí toàn cầu mới nếu hiệp ước INF bị phá vỡ.
Hôm thứ 6, cuộc họp của Hội đồng Nga-NATO đã được tổ chức tại Brussels, theo đó Tổng thư ký Liên minh NATO, không đạt được bất kỳ đột phá nào.
“Chúng tôi đã bắt đầu quá trình phân tích những gì chúng tôi sẽ làm nếu Nga không quay trở lại thực hiện hiệp ước INF. Nhưng hiện tại chúng tôi đang tập trung vào việc cố gắng bảo tồn thỏa thuận”, ông Stoltenberg nói.
Ông nhấn mạnh rằng NATO thấy nhiệm vụ của mình là “tìm cách cứu hiệp ước INF”, nhưng “chúng ta phải hiểu rằng hiệp ước này hiện đang bị đe dọa”.
Video đang HOT
Cuộc họp ngày 25/1 giữa Nga và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã không thể giải quyết mâu thuẫn giữa hai bên liên quan đến tên lửa “Novator 9M729″ do Nga chế tạo mà NATO cáo buộc đe dọa an ninh châu Âu.
Phát biểu tại họp báo sau cuộc gặp của Hội đồng Nga-NATO tại Brussels, Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết không có tiển triển thực chất nào trong cuộc gặp giữa hai bên và Hiệp ước Các Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) “đang gặp nguy hiểm thực sự”.
Ông Stoltenberg chỉ trích Nga đã “không cho thấy sự sẵn sàng thay đổi quan điểm”, tuy nhiên các nước NATO vẫn hy vọng có thể đạt được tiến triển ngoại giao trước thời hạn 6 tháng mà Mỹ đã đe dọa sẽ rút khỏi INF nếu Nga không xem xét lại việc phát triển tên lửa “Novator 9M729″.
Hiệp ước INF được các nhà lãnh đạo Mỹ và Liên Xô trước đây ký ngày 8/12/1987 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/6/1988. Theo INF, hai bên cam kết không sản xuất, thử nghiệm, triển khai các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình trên mặt đất tầm trung và tầm ngắn có tầm bắn từ 500 – 5.500 km.
Tổng thống Mỹ Donald Trump
Ngày 21/10/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút Mỹ khỏi INF với cáo buộc Nga vi phạm Hiệp ước khi chế tạo tên lửa “Novator 9M729″. Tuy nhiên, Mỹ không đưa ra bằng chứng chứng minh Nga vi phạm hiệp ước. Về phần mình, Moscow khẳng định Nga tuân thủ INF, trong khi Mỹ luôn vi phạm.
Sau đó, ngày 4/12/2018, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo tuyên bố Nga có hai tháng để “quay trở lại thực hiện” Hiệp ước INF. Ông nói thêm rằng nếu điều này không xảy ra, Washington sẽ chấm dứt các nghĩa vụ của mình về hiệp ước này.
Tiếp đó, Mỹ khẳng định phía Nga cần tiêu hủy tên lửa 9M729 do loại vũ khí này vi phạm điều khoản của INF. Moscow bác bỏ cáo buộc này, đồng thời nhấn mạnh tên lửa 9M729 không được phát triển hay thử nghiệm vượt quá tầm bắn quy định.
Trí Đức (Lược dịch)
Theo infonet
Quốc hội Hy Lạp thông qua thỏa thuận đổi tên nước của Macedonia
Ngày 25/1, Quốc hội Hy Lạp đã thông qua thỏa thuận lịch sử về việc đổi tên nước của quốc gia láng giềng Macedonia thành Cộng hòa Bắc Macedonia, qua đó chấm dứt việc tranh cãi kéo dài nhiều thập kỷ và mở đường cho Skopje gia nhập Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Toàn cảnh một phiên họp quốc hội Hy Lạp. Ảnh: AFP/TTXVN
Thỏa thuận đã được nhận được sự ủng hộ của 153 trên tổng số 300 nghị sĩ, trong đó có một số nghị sĩ độc lập ủng hộ đảng Syriza của Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras.
Trên mạng xã hội Twitter, Thủ tướng Tsipras nhấn mạnh: "Hôm nay, chúng ta viết nên trang sử mới cho các nước Balkan. Sự thù địch của chủ nghĩa dân tộc, tranh cãi và xung đột sẽ được thay thế bằng tình hữu nghị, hòa bình và hợp tác".
Về phần mình, Thủ tướng Macedonia Zoran Zaev đã chúc mừng người đồng cấp Hy Lạp về chiến thắng mang tính lịch sử này, đồng thời coi thỏa thuận này là nền tảng cho hòa bình lâu dài và tiến bộ của người dân Balkan và châu Âu.
Thỏa thuận trên đạt được hồi tháng 6/2018 giữa chính phủ Hy Lạp và Macedonia nhằm giải quyết tranh cãi liên quan đến tên nước kéo dài suốt 27 năm qua, do một tỉnh miền Bắc Hy Lạp mang tên Macedonia. Tên gọi này là rào cản chính khiến Macedonia không thể đạt tiến triển trong việc trở thành thành viên của EU và NATO bởi sự phản đối của Hy Lạp.
Sau cuộc trưng cầu ý dân, Quốc hội Macedonia ngày 11/1 đã thông qua dự luật ủng hộ thỏa thuận trên. Tuy nhiên, thỏa thuận làm dấy lên sự phản đối mạnh mẽ ở Hy Lạp, dẫn tới một số bộ trưởng và quan chức từ chức do bất đồng về thỏa thuận, đồng thời khiến chính phủ liên minh của Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras đổ vỡ. Nhiều người Hy Lạp muốn nước láng giềng phía Bắc bỏ tên gọi Macedonia vì cho rằng tên gọi này hàm ý nhận chủ quyền đối với tỉnh cùng tên của Hy Lạp.
Đặng Ánh (TTXVN)
Theo Tintuc
Nga công khai tên lửa bị Mỹ cáo buộc vi phạm INF Quân đội Nga ngày 23.1 giới thiệu tên lửa hành trình mới nhằm mục đích bác bỏ cáo buộc vi phạm Hiệp ước về vũ khí tầm trung và tầm ngắn (INF) do Mỹ đưa ra. Buổi giới thiệu tên lửa 9M729 hôm 23.1 - Ảnh: Getty Images Nội dung chính của INF cấm Nga - Mỹ tham gia xử lý, sản xuất...