TTCK Việt Nam trước đợt review nâng hạng thị trường của MSCI ngày 13/5: Đừng “há miệng chờ sung”
Theo tính toán của CIMB, sau khi Argentina được nâng hạng dự kiến sẽ có 66 triệu USD vốn mới đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
Ngày 13/5 tới đây, Morgan Stanley Capital Investment (MSCI) sẽ công bố kết quả đánh giá phân loại thị trường hàng năm, chính thức có hiệu lực vào ngày 29/5/2019.
Theo báo cáo của VNDirect và CIMB, Việt Nam được kỳ vọng sẽ được nâng tỷ trọng trong rổ MSCI Frontier Market Index.
Bộ phận phân tích này cho rằng khả năng Việt Nam được đưa vào danh sách theo dõi nâng hạng từ thị trường cận biên (frontier) lên thị trường mới nổi (emerging market) ngay trong tháng 5 này là hơi khó. Một số điểm hạn chế được đưa ra là (i) ít công bố thông tin bằng tiếng Anh, (ii) giới hạn tỷ trọng sở hữu nhà đầu tư nước ngoài, (iii) nhà đầu tư nước ngoài gặp khó khăn trong việc chuyển đổi tiền đồng ra ngoại tệ, (iv) thiếu trung tâm thanh toán bù trừ độc lập và (v) các tiêu chí khác để giao dịch, chuyển nhượng chứng khoán và các sản phẩm phái sinh. CIMB cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam cần ít nhất 1 năm nữa trước khi được đưa vào danh sách theo dõi của MSCI và cần thêm 1-2 năm để chính thức được nâng hạng.
Theo CIMB, mọi chuyện sẽ không phải là quá tệ nếu Việt Nam ở lại trong rổ Frontier Market. Theo thông báo của MSCI thì Argentina sẽ chính thức được nâng hạng lên Emerging market trong kỳ này. Theo số liệu cập nhật đến 3/5/2019, trong rổ MSCI Frontier Markets 100 Index, Kuwait đang chiếm tỷ trọng lớn nhất (25,62%), Việt Nam (gần 17%), Argentina (14,22%). Báo cáo của CIBM cho rằng Kuwait có thể được đưa vào danh sách theo dõi nâng hạng từ tháng 6/2019 và do đó tỷ trọng của Việt Nam trong rổ MSCI Frontier Markets Index và MSCI Frontier Markets 100 Index dự kiến sẽ được tăng khoảng 3% từ 17% lên gần 20% lần này.
Cơ cấu chỉ số MSCI Frontier Markets 100 Index (nguồn: CIMB)
Theo tính toán của CIMB, sau khi Argentina được nâng hạng dự kiến sẽ có 66 triệu USD vốn mới đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tuy nhiên không hẳn mọi chuyện đều thuận lợi như vậy.
Video đang HOT
Có một quy tắc trong MSCI Frontier 100 Market Index là tỷ trọng phân bổ vào hai quốc gia lớn nhất trong rổ chỉ số không được vượt quá 40%, tại thời điểm review hiện tỷ trọng của Kuwait và Việt Nam đã lên tới gần 43% do đó khả năng tỷ trọng của Việt Nam trong rổ chỉ số Frontier Markets 100 sẽ không thay đổi nhiều.
Trong số các quỹ hiện nay mô phỏng chỉ số MSCI Frontier Markets 100 Index duy nhất quỹ iShares MSCI Frontier 100 ETF hiện nay là quỹ ETF, tức là sao chép hoàn toàn rổ chỉ số, với quy mô khiêm tốn 510 triệu USD (tương đương 1/3 quy mô của quỹ VEIL của Dragon Capital). Tỷ trọng phân bổ vào thị trường Việt Nam 17% tương đương khoảng 86 triệu USD (bé hơn cả quỹ ETF nội địa là VFMVN30) vào các cổ phiếu như VNM, VIC, VHM, VCB, SAB, MSN, HPG và GAS…
Top 10 cổ phiếu trong danh mục Frontier Market
Đó là lí do vì sao mỗi lần cơ cấu danh mục của iShare tác động đến thị trường chỉ ảnh hưởng trong 1 phiên và tác động không quá nặng nề như các quỹ ETF khác như VFMVN30 (quy mô gần 248 triệu USD), FTSE Vietnam ETF (239 triệu bảng), Van Eck Vietnam ETF (422,3 triệu USD).
Các quỹ tracking theo chỉ số MSCI Frontier Market Index
Các quỹ còn lại mô phỏng theo chỉ số MSCI Frontier Markets Index là các quỹ mở và quỹ đóng, với quy mô hơn 3,2 tỷ USD. Các quỹ này không phải là quỹ ETF nên không nhất thiết phải mô phỏng hoàn toàn theo rổ chỉ số nên việc quỹ mua bao nhiêu hoàn toàn là …hên xui và phụ thuộc vào nội tại của thị trường đó có hấp dẫn hay không.
Tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam trong danh mục của các quỹ
Do đó để kích hoạt được dòng vốn này thị trường chứng khoán Việt Nam phải thực sự thay đổi về chất và lượng (minh bạch thông tin, có nhiều hàng hóa chất lượng, nới room cho nhà đầu tư nước ngoài, phát triển các sản phẩm mới), chứ không thể “há miệng chờ sung”, vì nước bạn thăng hạng mà thị trường mình hưởng lợi.
Song song với đó là cải thiện các điểm hạn chế để có thể nâng hạng lên thị trường mới nổi, đón đầu các dòng tiền mới của các quỹ quốc tế.
Tâm An
Theo Trí thức trẻ
Lãi suất liên ngân hàng bật tăng
Tổng hợp 2 kênh OMO và tín phiếu, tuần qua, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ròng 31.506 tỷ đồng trong tuần qua. Cùng đó, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng đồng loạt tăng các kỳ hạn.
Áp lực cân đối nguồn nhằm đảm bảo tỷ lệ dữ trữ bắt buộc trong tuần cuối tháng tại các ngân hàng là một trong những nguyên nhân đẩy lãi suất liên ngân hàng bật tăng mạnh trở lại.
Tuần qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bơm ròng 32.600 tỷ đồng qua kênh tín phiếu. Cụ thể, NHNN đã phát hành mới 4.900 tỷ đồng (kỳ hạn 7 ngày với mức lãi suất vẫn ở mức 3%) trong khi có 37.500 tỷ đồng đáo hạn trong tuần. Trái ngược với kênh tín phiếu, NHNN đã hút ròng 1.094 tỷ đồng qua kênh OMO.
Tổng hợp 2 kênh OMO và tín phiếu, NHNN ở vị thế bơm ròng 31.506 tỷ đồng trong tuần qua. Tính đến thời điểm hiện tại, tổng lượng OMO đang lưu hành tiếp tục giảm xuống còn 1.635 tỷ đồng, lượng tín phiếu đang lưu hành cũng giảm xuống 4.900 tỷ đồng.
Lãi suất liên ngân hàng bật tăng mạnh Lãi suất liên ngân hàng trong tuần qua có mức tăng tương đối mạnh. Cụ thể, kỳ hạn qua đêm tăng 1%, từ mức 3,15% lên 4,15%/năm. Kỳ hạn 1 tuần và 2 tuần cũng tăng lần lượt từ mức 3,2% và 3,4%, cùng đạt mức 4,25%/năm.
Tuần vừa qua cũng là tuần cuối cùng của tháng 3, khi các NHTM phải tăng lượng tiền để đảm bảo tỉ lệ dựng trữ bắt buộc. Theo quan sát của chúng tôi, có khả năng áp lực cân đối nguồn nhằm đảo bảo tỷ lệ dữ trữ bắt buộc trong tuần cuối tháng tại các ngân hàng là một trong những nguyên nhân đẩy lãi suất liên ngân hàng bật tăng trở lại.
Ngoài ra, cũng không loại trừ khả năng có thể biến động về nguồn tiền gửi tại một số ngân hàng lớn (có thể là tiền gửi của KBNN) dẫn đên thanh khoản hệ thống bị ảnh hưởng. Điều này được phần nào biểu hiện khi lãi suất huy động của khu vực NHTM tăng nhẹ tại thời điểm cuối tháng 3 so với cuối tháng 2.
Photo: ..NHNN đã điểu chỉnh tăng mạnh tỷ giá trung tâm
Tỷ giá trung tâm tiếp tục tăng lên mức cao nhất
NHNN tiếp tục tăng tỷ giá trung tâm lên mức cao nhất từ trước đến nay lên 22.980 VND/USD, tăng 0,68% kể từ đầu năm. Tỷ giá giao dịch trên thị trường xoay quanh ngưỡng 23.200 đồng, như vậy mức chênh lệch với tỷ giá trung tâm hiện là 0,96%. Tỷ giá liên ngân hàng giảm 16 đồng so với ngày 29/2, ở mức 23.189 VND/USD. Tỷ giá tự do tăng 15 đồng so với thời điểm cuối tháng 02, ở chiều mua vào giá 23.195 VND/USD.
So với tuần trước đó, tỷ giá trung tâm tiếp tục tăng 23 đồng trong tuần qua, từ mức 22.957 VND/USD lên mức 22.980 VND/USD. Tỷ giá giao dịch tại các NHTM giảm 13 đồng từ 23.202 VND/USD xuống 23.189 VND/USD.
Như Tiền Phong đã thông tin trước đó, việc điều hành tỷ giá của NHNN đang khá chủ động. Theo đó, NHNN đã mua vào một lượng lớn ngoại tệ trong 3 tháng đầu năm, tiếp tục nâng dự trữ ngoại hối của Việt Nam lên một mức cao mới.
Tỷ giá tiền đồng là đồng tiền duy trì mức ổn định cao nhất từ đầu năm đến nay, chỉ giảm 0,03% so với đồng USD, trong khi đó, các đồng tiền trong khu vực đều suy yếu do đồng USD tăng 1,1% từ đầu năm tới nay: NDT giảm -1,84%, Rupiah Indonesia giảm -1,48%, Baht Thái giảm -1,38%, Singapore Dollar giảm -0,78%, đồng Peso Phillipines tăng nhẹ 0,34% YTD.
KHÁNH HUYỀN
Theo .tienphong.vn
Chứng khoán Mỹ giảm điểm trong nỗi lo về Chứng khoán Mỹ toàn cầu Nhà đâu tư trong nôi lo lắng đã chuyên tiên sang thị trường trái phiêu. Ảnh: GettyImages Phiên giao dịch ngày thứ Hai, thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm sau khi số liệu công bố cho thấy tăng trưởng kinh tế toàn cầu yếu đi, nhà đầu tư trong khi đó vẫn tiếp tục lo lắng về đường cong lợi suất. Tuy...