TTCK tuần từ 1/10 5/10: Đà tăng điểm của VN-Index vẫn còn nhiều thách thức
Dù có sự khởi đầu tuần khá gian nan, nhưng các chỉ số chính của thị trường chứng khoán trong nước như VN-Index và VN30-Index vẫn kịp “thử sức” với các ngưỡng kháng cự mới, cao hơn. Tuy nhiên, phiên giảm điểm mạnh vào cuối tuần cùng thanh khoản gia tăng sẽ là dấu hiệu đáng lưu ý.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Về diễn biến thị trường chứng khoán, trong phiên giao dịch đầu tuần (ngày 1/10), hai chỉ số VN-Index và VN30-Index có diễn biến khá thuận lợi nhưng càng về cuối phiên, áp lực bán gia tăng mạnh khiến các chỉ số này quay đầu giảm điểm, trong đó: chỉ số VN-Index giảm 4,25 điểm; chỉ số VN30-Index giảm 4,32 điểm.
Tuy nhiên, đà giảm điểm đó đã nhanh chóng được “bù đắp” bởi sự tăng điểm tốt của các chỉ số này trong phiên giao dịch ngày hôm sau.
Các phiên giao dịch tiếp theo trong tuần lại cho thấy sự giằng co nhất định giữa hai bên cung – cầu, đặc biệt là khi chỉ số VN-Index gặp ngưỡng cản ở vùng 1.024 – 1.027 điểm. Mặt khác, thanh khoản có dấu hiệu suy giảm qua các phiên cũng cho thấy tâm lý nhà đầu tư đã có phần thận trọng hơn với các dao động của chỉ số.
Tới phiên giao dịch cuối tuần, phía bên bán đã chiếm ưu thế và gây ra áp lực cung lên toàn thị trường, khiến các chỉ số như VN-Index hay VN30 -Index giảm điểm mạnh (lần lượt là 15,23 điểm và 12,86 điểm), số mã giảm điểm chiếm đa số.
Kết thúc tuần, chỉ số VN-Index giảm 8,74 điểm, tương đương 0,9% so với tuần trước, lùi về mức 1.008,39 điểm.
Video đang HOT
Theo thống kê của Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), các mã đóng ảnh hưởng tích cực nhất đến chỉ số VN-Index trong tuần qua là GAS, TCB và MBB với mức đóng góp lần lượt là 2,56; 0,7 và 0,4 điểm tăng. Ở chiều ngược lại, các mã ảnh hưởng tiêu cực nhất là VHM, VJC và VNM khi lấy đi của chỉ số VN-Index lần lượt là 3,25; 1,41 và 1,13 điểm.
Về diễn biến các nhóm ngành, trong tuần qua, nhóm cổ phiếu ngân hàng đóng vai trò chủ đạo (các mã đáng chú ý là: MBB, TCB và STB) giúp chỉ số ngành tăng 1,92%. Tiếp đến là nhóm cổ phiếu chứng khoán với mức tăng 1,8% nhờ việc BVS và VCI tăng lần lượt 2,68% và 1,85%. Các cổ phiếu VIC, KBC và KDH tăng giá là động lực chính giúp nhóm cổ phiếu bất động sản tăng 0,2%.
Mặc dù không có tỷ trọng quá lớn đóng góp vào chỉ số VN-Index nhưng nhóm ngành Cảng biển & dịch vụ vận tải lại có mức tăng mạnh mẽ nhất với 4,41%, trong đó có một số mã đáng chú ý là: GMD, PHP, DVP, VSC.
Về giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài, giao dịch trên sàn HSX trong tuần qua ghi nhận sự đột biến với giá trị hơn 10 nghìn tỷ đồng trong phiên ngày 2/10, phần lớn đến từ việc chuyển giao 100 triệu cổ phiếu quỹ của MSN. Nếu loại bỏ giao dịch này, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng nhẹ trên HSX với giá trị là 90 tỷ đồng.
Đà giảm của thị trường chứng khoán cơ sở nhiều khả năng sẽ còn tiếp diễn trong một vài phiên tới và chỉ số VN-Index có thể sẽ tiếp tục kiểm định lại vùng hỗ trợ quanh mức 996 – 1003 điểm. Các chuyên gia BVSC kỳ vọng điểm số sẽ hồi phục trở lại ở vùng điểm này trong ngắn hạn./
Phạm Duy
Theo viettimes.vn
Đồng Nhân dân tệ có thể giảm thêm 10% giữa chiến tranh thương mại
Việc giảm giá đồng Nhân dân tệ có thể được tiếp tục nhằm bù đắp thiệt hại từ gia tăng thuế quan của Mỹ lên hàng Trung Quốc.
Việc giảm giá Nhân dân tệ được xem là một "vũ khí" chống lại Mỹ trong đối đầu thương mại. Ảnh: Thomas White
Theo nhà kinh tế độc lập Andy Xie, Trung Quốc có khả năng giảm giá đồng Nhân dân tệ thêm 10% nữa nếu sản phẩm của nước này tiếp tục bị chính quyền Mỹ nâng thuế lên mức 25% vào cuối năm nay.
"Việc biến động của tiền tệ phản ánh những thách thức kinh tế nên khi mức thuế quan bị gia tăng, điều chỉnh nội tệ là điều không thể tránh khỏi", CNBC dẫn lời ông Andy Xie.
Điều này sẽ khiến những gia tăng thuế quan trở nên vô giá trị bởi khi thuế tăng, giá giảm, các doanh nghiệp sẽ thấy không có sự khác biệt nhiều.
Xung đột thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã tiếp tục gia tăng mạnh mẽ trong tuần này khi mức thuế 10% áp lên 200 tỷ USD giá trị hàng nhập khẩu Trung Quốc chính thức có hiệu lực vào ngày 24/9. Bắt đầu từ 1/1/2019, con số này sẽ được gia tăng lên ngưỡng 25%.
Tổng thống Mỹ Donald Trump không ít lần viện dẫn con số 375 tỷ USD thâm hụt thương mại với Trung Quốc để làm bằng chứng về những hành động không công bằng và cho thấy việc sử dụng thuế quan nhằm mục đích thu hẹp khoảng cách.
Phía Trung Quốc từng gọi việc gia tăng thuế quan từ Washington là khẩu súng đang hướng vào đầu Bắc Kinh và thề sẽ trả đũa ngay cả khi cho thấy sự sẵn sàng đàm phán kết thúc đối đầu.
Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc Wang Shouwen trong bài phát biểu về chính sách nước này trước Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) hồi cuối tháng 7 đã nhấn mạnh, Mỹ là quốc gia bắt đầu cuộc chiến với hàng loạt thuế trả đũa lên hàng trăm tỷ USD giá trị hàng hóa.
"Để bất cứ cuộc đàm phán nào thành công, một bên cần dừng chĩa súng vào đối tác. Và để bất cứ cuộc đàm phán nào trở nên hữu ích, một bên cần tôn trọng lời hứa của mình. Nếu một bên liên tục thay đổi, mọi cuộc hội đàm sẽ trở nên vô nghĩa", AFP dẫn lời.
Việc hạ giá đồng nội tệ thêm 10% sẽ khiến những nỗ lực ổn định tiền tệ dần "bay màu". Cuối tháng trước, ngân hàng trung ương của Trung Quốc báo hiệu rằng quốc gia này không có ý định sử dụng đồng Nhân dân tệ làm vũ khí trong cuộc chiến tranh thương mại.
Theo đó, việc mất giá dần đây của đồng nội tệ Trung Quốc so với đồng USD không phải là quyết định chính sách có chủ ý từ phía Bắc Kinh bởi sự giảm giá liên tục được cho là sẽ có hại nhiều hơn với nền kinh tế lớn thứ hai này, CNBC dẫn lời Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.
Tuy vậy, người đứng đầu Nhà Trắng tỏ ra thiếu hài lòng với những động thái liên quan đến tiền tệ của Trung Quốc.
Cuối tháng 7, ông Trump đã thể hiện thái độ chỉ trích của mình đối với Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) vì những động thái được xem là thao túng tiền tệ, gia tăng nguy cơ biến chiến tranh thương mại thành chiến tranh tiền tệ.
Trên trang Twitter cá nhân của mình, ông Trump tuyên bố: "Trung Quốc, EU và các nước khác đang thao túng tiền tệ của họ và để lãi suất thấp, trong khi nước Mỹ tăng lãi suất và mỗi ngày trôi qua, đồng USD ngày càng mạnh lên, làm mất đi lợi thế cạnh tranh. Như thường lệ, đây không phải là sân chơi bình đẳng".
Thông tin mới đây từ South China Morning Post cho biết trong tháng 9 vừa qua, đồng Nhân dân tệ tiếp tục suy giảm so với đồng USD tháng thứ 6 liên tiếp, mức sụt giảm dài nhất kể từ năm 1992. Trong quý III, đồng nội tệ của Trung Quốc suy yếu 3,95% so với đồng USD, theo số liệu của Bloomberg.
Theo theleader.vn
Phiên chiều 24/9: Dòng bank đuối sức, VN-Index vẫn thẳng tiến qua ngưỡng 1.010 điểm Sau những phiên khởi sắc, nhóm cổ phiếu ngân hàng hầu hết đã quay đầu điều chỉnh trước áp lực bán gia tăng, tuy nhiên dòng tiền sôi động với tâm điểm là các mã vốn hóa lớn khác, giúp chỉ số VN-Index tiếp tục tiến bước và chinh phục thành công ngưỡng thử thách mới 1.010 điểm. Dù loại bỏ đóng góp...