TTCK toàn cầu đầu năm không gây sốc
Tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc được đánh giá là ẩn số kinh tế quan trọng của năm 2019. Tình hình kinh tế toàn cầu trở nên khó đoán không những đối với 2 quốc gia trực tiếp, mà rất nhiều quốc gia có liên quan, đặc biệt là những nước có độ mở kinh tế lớn như Việt Nam.
Năm 2018, tình hình chiến tranh thương mại (CTTM) khép lại với một động thái có phần êm dịu. Kể từ khi ký kết thỏa thuận hạ nhiệt CTTM trong 90 ngày, từ 2-12-2018 đến 1-3-2019, sau bữa ăn tối làm việc tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Buenos Aires. Mùa xuân năm 2019, sau 3 ngày họp liên tiếp, từ 7-1 đến 9-1-2019 tại Bắc Kinh của phái đoàn đại diện 2 nước, diễn tiến mới nhất của CTTM được đánh giá là động thái tiếp tục hạ nhiệt, và mang lại kỳ vọng tích cực cho kinh tế nói chung.
Cuộc gặp đầu năm 2019 giữa các nhà lãnh đạo Mỹ – Trung chú trọng thảo luận những vấn đề liên quan đến bất cân bằng trong cán cân thương mại, và một số vấn đề khác như chuyển giao công nghệ bắt buộc, bảo vệ sở hữu trí tuệ và hàng rào phi thuế quan.
Kết quả của cuộc đàm phán mặc dù vẫn chưa giải quyết được hoàn toàn những vấn đề tồn tại của 2 quốc gia, nhưng cả 2 phái đoàn đều đánh giá kết quả tích cực, và xem đó là một nền tảng cho những thỏa thuận sáng sủa hơn phía trước. Rõ rệt nhất là động thái từ phía Trung Quốc, với việc đưa ra cam kết sẽ mua lượng lớn hàng hóa từ Mỹ, thí dụ như những mặt hàng về nông sản, năng lượng …
Video đang HOT
Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ công bố kết quả chính thức của cuộc họp 3 ngày tại Bắc Kinh vào ngày 9-1-2019. Song phản ứng lại với diễn tiến này của CTTM TTCK các nước được ghi nhận như sau:
Tính từ thời điểm ra công bố cho đến nay, TTCK Mỹ ghi nhận sắc xanh ở tất cả các chỉ số. Cụ thể, chỉ số Dow Jones Industrial Average (DJI) ghi nhận mức tăng từ vùng 23.600 điểm tăng lên vùng 24.300 điểm; chỉ số Nasdaq Composite (IXIC) ghi nhận mức tăng từ vùng 6.800 điểm lên trên 7.000 điểm; và chỉ số S&P 500 (SPX) ghi nhận mức tăng từ vùng 2.500 điểm lên vùng 2.600 điểm.
Cũng cùng thời gian đó, TTCK Trung Quốc cũng ghi nhận những phản ứng tích cực. Chỉ số Shanghai Composite (SSEC) tăng khá nhẹ từ vùng 2.536 điểm lên vùng 2.598 điểm, và chỉ số SZSE Component tăng từ vùng 7.400 điểm lên vùng 7.580 điểm. Điều đặc biệt là cả 2 chỉ số này đều tăng mạnh trong ngày 9-1, là ngày thông tin về cuộc đàm phán Mỹ – Trung được công bố chính thức, nhưng sau đó lại giảm hưng phấn, chỉ duy trì một mức tăng nhẹ cho đến nay. Thực chất, thị trường Mỹ và Trung Quốc đều phản ứng tích cực, đều tăng xanh kể từ khi cuộc đàm phán bắt đầu, chứ không phải bắt đầu tăng từ khi công bố kết quả được đưa ra chính thức.
Tại Việt Nam, cũng tính từ thời điểm công bố động thái mềm dịu hơn từ CTTM đó, TTCK cũng ghi nhận những phản ứng tích cực với mức tăng điểm nhẹ ở vùng 888 đến trên 900 điểm.
Nhìn chung, tác động của diễn tiến CTTM Mỹ-Trung đang ở giai đoạn không còn gây sốc như thời kỳ đầu. Tâm lý chung của NĐT trên TTCK là tích cực, nhưng vẫn ngần ngại đối với những diễn tiến mới và bối cảnh chung của kinh tế. Tâm lý cẩn trọng thể hiện qua mức tăng dè dặt, người mua không hưng phấn mua đuổi, người bán không quá bi quan để chào bán giá rẻ, diễn tiến cung cầu trên thị trường chủ yếu được dẫn dắt từ câu chuyện riêng bên trong mỗi ngành nghề, mỗi thị trường, mỗi doanh nghiệp, hơn là những tác động chung của CTTM.
ThS. Đinh Hạ Vân
Theo saigondautu.com.vn
Chứng khoán thế giới hồi phục nhưng VN-Index vẫn giằng co
TTCK Mỹ tiếp tục ghi nhận 1 phiên giao dịch thành công với chỉ số S&P 500 ( 0,76%), DJIA ( 0,67%) và NASDAQ Composite ( 0,71%). Cùng với đó, TTCK Châu Á có 1 phiên hồi phục mạnh mẽ khi chỉ số Shanghai SE composite ( 1,42%), Hang Seng ( 1,17%) và Nikkei 225 ( 1,29%).
Nhờ những tác động tích cực từ thị trường thế giới, phiên sáng tại TTCK Việt Nam ghi nhận sự bật tăng mạnh trước giảm về mốc tham chiếu. Trong đó, SJS, VGC, VTP... lại là những cổ phiếu thu hút dòng tiền đáng kể.
Phiên chiều diễn biến tương tự khi bật tăng sau đó giảm dần về cuối phiên dưới áp lực bán mạnh. Các mã bluechips như VIC ( 0,2%), VHM ( 0,9%), VNM ( 1,4%), HPG ( 1%), MSN ( 1%), TCB ( 0,4%), NVL ( 0,4%), VPB ( 1,3%), HDB ( 0,7%)... tăng điểm cuối phiên tạo lực đỡ giúp thị trường giữ được sắc xanh.
Kết phiên, VN-Index tăng 0,41 điểm ( 0,05%) xuống 902,3 điểm; ngược lại HNX-Index giảm 0,37 điểm (-0,36%) xuống 101,56 điểm.
Tại HSX, 98,2 triệu cổ phiếu được giao dịch, tương ứng tổng giá trị giao dịch đạt 1.758 tỉ đồng (-8,34%). Ngược lại, tại HNX với 26,02 triệu cổ phiếu được giao dịch, tương ứng 331,8 tỉ đồng ( 68,34%).
Sau 7 phiên liên tiếp mua ròng, khối ngoại đã quay đầu bán ròng nhẹ với giá trị 23,85 tỉ đồng chủ yếu ở VJC (-28,31 tỉ đồng), DHG (-18,32 tỉ đồng), CII (-16,97 tỉ đồng), SSI (-9,37 tỉ đồng) và PVD (-6,20 tỉ đồng). Ngược lại, MSN ( 22.90 tỉ đồng), E1VFVN30 ( 17,06 tỉ đồng), VNM ( 13,38 tỉ đồng), VHM ( 11,41 tỉ đồng) và VCB ( 9,84 tỉ đồng) được tập trung mua ròng.
Nhận định thị trường
Các thị trường chốt tuần giao dịch không tệ với thanh khoản cải thiện đôi chút. Nhìn chung trạng thái thị trường vẫn duy trì mức trung tính và chưa tạo ra thay đổi nào thêm về mặt kỹ thuật đáng lưu ý. Nhà đầu tư vẫn có thể duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức trung bình
Theo thesaigontimes.vn
Big-Trends: Cơ hội xuất hiện ở các cổ phiếu vừa và nhỏ Tuần giao dịch đầu tiên của năm 2019 không thật sự suôn sẻ khi chỉ số VN-Index có thời điểm giảm mạnh về sát mốc 860 điểm nhưng kết thúc tuần giao dịch vẫn đứng ở mốc 880 điểm. Diễn biến giảm điểm của TTCK hiện tại cùng với những tín hiệu tiêu cực đến từ những dự báo kém triển vọng kinh...