TTB lại tăng trần trước thông tin Tập đoàn Tiến Bộ muốn mua 1 triệu cổ phiếu quỹ
Trước đó cổ phiếu TTB đã giảm sànn 8 phiên liên tiếp.
HĐQT CTCP Tập đoàn Tiến Bộ (mã chứng khoán TTB) vừa thông qua biên bản họp ngày 20/11/2019 về việc mua cổ phiếu quỹ.
Theo đó Tập đoàn Tiến Bộ dự kiến mua lại 1 triệu cổ phiếu quỹ với ngân sách khoảng 12 tỷ đồng, tương ứng giá mua khoảng 12.000 đồng/cổ phần.
HĐQT cũng ủy quyền cho ông Phùng Văn Thái, Tổng Giám đốc công ty quyết định thời gian thực hiện và các thủ tục liên quan.
Cổ phiếu TTB vừa trải qua 8 phiên giảm sàn liên tiếp, đẩy giá cổ phiếu từ 19.000 đồng/cổ phiếu xuống dưới 10.800 đồng/cổ phiếu, tương ứng mức giảm khoảng 43% chỉ trong vòng chưa đến 2 tuần.
Tuy nhiên phiên giao dịch hôm nay 20/11, cổ phiếu TTB đã ngược chiều tăng trần lên 11.500 đồng/cổ phiếu. Nguyên nhân, một phần thông tin mua cổ phiếu quỹ đã hỗ trợ, một phần khác có lẽ do trước đó ban lãnh đạo công ty đã lên tiếng giải trình nguyên nhân cổ phiếu bất ngờ lao dốc.
Video đang HOT
Theo lãnh đạo công ty cho biết, mọi hoạt động của Tập đoàn vẫn diễn ra bình thường, không thực hiện bất kỳ hoạt động bất thường nào có tác động đến việc giảm giá chứng khoán. Việc mua bán di nhu cầu của nhà đầu tư, nằm ngoài tầm kiểm soát của công ty. Công ty sẽ tìm hiểu nguyên nhân và có giải pháp bình ổn thị trường trong thời gian sớm nhất.
Mạnh Linh
Theo Nhịp sống kinh tế
Cổ phiếu TTB đóng băng thanh khoản, nhà đầu tư lo 'nối gót' FTM
Diễn biến cổ phiếu TTB khiến nhà đầu tư nhớ đến 'cú sốc' mới đây nhất xảy ra trên thị trường chứng khoán Việt Nam là Đầu tư và Phát triển Đức Quân (HoSE: FTM)
Tiền thân của Tập đoàn Tiến Bộ là doanh nghiệp tư nhân Công nghiệp và Thương mại Tiến Bộ, được thành lập năm 1998 với ngành nghề chủ yếu là: Sản xuất cốp pha - giàn giáo, kinh doanh dịch vụ cho thuê cốp pha giàn giáo và thiết bị xây dựng, kinh doanh sắt thép. Với sản phẩm chính là cốp pha - Giàn giáo, thiết bị xây dựng.
Cổ phiếu TTB của CTCP Tập đoàn Tiến Bộ (HoSE: TTB) có 4 phiên giảm sàn liên tiếp và trong 2 phiên giao dịch gần đây, cổ phiếu TTB khớp lệnh chỉ dưới 1.000 cổ phiếu trong khi dư bán sàn hơn ngày càng lớn. Riêng phiên 13/11, khối lượng dư bán sàn 3,2 triệu đơn vị.
Kể từ đầu năm 2017, cổ phiếu TTB đã bật tăng mạnh mẽ. Từ mức 5.200 đồng/cp lên đến 25.500 đồng/cp, và tạo đỉnh tại vùng giá này vào tháng 7/2018. Từ đó đến nay, cổ phiếu TTB dao động quanh đỉnh với biên độ 20%, tuy nhiều lần chạm đỉnh nhưng vẫn chưa phá được mức giá này.
Từ giữa tháng 10/2019, giá cổ phiếu liên tục giảm mạnh. Từ vùng 23.000 đồng/cp, giá cp TTB tính tới phiên 13/11/2019 đã giảm gần 38%.
Thanh khoản của cổ phiếu TTB bất ngờ cạn kiệt. Nguồn: VietstockFinance
Theo dữ liệu thống kê của Vietstock, khối lượng giao dịch bình quân của TTB đạt mức 292.000 cp/phiên trong 1 năm trở lại. Tuy nhiên, từ 07/11, KLGD của TTB chỉ quanh mức 50.000 cp/phiên. Đồng thời, giá cổ phiếu cũng đã giảm sàn phiên thứ 5 liên tiếp tính đến 14/11, thanh khoản cũng dần mất hút.
Nhiều nhà đầu tư muốn bán ra nhưng không có lực cầu khiến dư bán của TTB ngày càng tăng mạnh. Hiện đã lên tới mức 3,8 triệu cp, chiếm hơn 8% tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Nếu tình trạng này tiếp tục, liệu TTB có trở thành một FTM thứ 2?
Cổ phiếu TTB đi xuống trong tình trạng mất thanh khoản ngay sau khi ông Phùng Văn Bộ, Chủ tịch HĐQT kết thúc thời gian đăng ký mua vào 1 triệu cổ phiếu. Dù vậy, hết thời gian đăng ký giao dịch nhưng ông Bộ không mua vào bất cứ cổ phiếu TTB nào và vẫn giữ tỷ lệ sở hữu 20,68%.
Ở diễn biến khác, ông Phùng Văn Thái - Thành viên HĐQT của TTB đăng ký bán 1 triệu cổ phiếu từ 22/10 đến 15/11 để cơ cấu danh mục đầu tư. Ông Thái đang nắm giữ hơn 5 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 10,83% vốn tại TTB.
Trước đó vào khoảng tháng 8/2019, công ty bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt 255 triệu đồng do vi phạm hàng loạt quy định về công bố thông tin như không công bố thông tin theo quy định pháp luật các tài liệu, báo cáo có nội dung không chính xác...
Trong tình hình ngành thép lao đao như hiện nay, dường như kết quả kinh doanh của TTB cũng có những tin đáng vui. Quý 3/2019, TTB mang về 122 tỷ đồng doanh thu thuần tăng 60% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế của Công ty đạt 9 tỷ đồng tăng 858% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần của TTB đạt 424 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ năm trước và thực hiện 87% kế hoạch năm.
Tính tới 30/9, Công ty có tài sản 1.172 tỷ đồng trong đó khoản phải thu ngắn hạn đạt 89,5 tỷ đồng, gấp 4 lần số đầu năm. Nợ ngắn hạn tăng từ 231 tỷ đồng lên thành 334 tỷ đồng, tương ứng tăng 44,4%. Trong đó, khoản người mua trả tiền trước ngắn hạn tăng từ 7 tỷ đồng lên đến 152 tỷ đồng, phần lớn đến từ khoản tiền ở trung tâm phát triển quỹ đất và cụm công nghiệp thành phố Bắc Giang.
Hiêp hôi Thep Viêt Nam (VSA) đanh gia áp lực cạnh tranh về giá cả ngày càng gay gắt ở khu vực Đông Nam Á, khi các nhà máy thép Thổ Nhĩ Kỳ thay đổi thị trường xuất khẩu. Măc du vậy, VSA cho biêt san lương thep san xuât va tiêu thu vân đang ôn đinh. Cu thê trong 9 thang đâu năm, cac doanh nghiệp trong nươc đa san xuât hơn 18.8 triêu tân, tăng 6.7% so cung ky; san lương ban hang đat hơn 17.3 triêu tân, tăng 8.5% so cung ky.
Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp ngành thép chấp nhận câu chuyện giảm bớt biên lợi nhuận.
Thực tế, trong quý 3/2019, 17 doanh nghiêp thep niêm yêt đa tao ra hơn 40,076 ty đông doanh thu va hơn 1,727 ty đông lai rong trong quy 3/2019, lân lươt giam gân 8% va hơn 28% so cung ky.
Cac doanh nghiệp trong ngành đều thừa nhận chung rằng do thị trường xuất khẩu đang bị thu hẹp trong khi giá thép cuôn cán nóng (HRC) liên tục đi xuông, khiến hoat đông kinh doanh điêu đưng. Các công ty trong nước không xuất khẩu lại phải bán cắt lỗ khiến giá bán trong nước còn giảm nhanh hơn.
Còn để xuất khẩu sang thị trường như Mỹ, doanh nghiệp phải nhập HRC từ Ấn ộ hoặc mua của nhà sản xuất trong nước là Formosa Hà Tĩnh. Tuy nhiên, chỉ có những doanh nghiệp lớn như HPG mới có thể duy trì mua hàng của Formosa Hà Tĩnh thường xuyên. Còn các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ đều gặp khó khăn không it.
Hơn nữa, theo lý giải của CTCK Ngân hang BIDV (BSC) tại báo cáo triển vọng ngành quý 4/2019, tinh trang doanh thu sut giam cua cac doanh nghiệp thep trong nươc là do nhu câu thep xây dưng con thâp khi thi trương bât đông san va hoat đông giai ngân ha tâng vân chưa tiên triên. Trong khi đo, nguôn cung thep xây dưng va tôn ma mau đêu đang dư thưa trong ngăn han.
Dung Hoàng (T/h)
theo antt.nguoiduatin.vn
Tập đoàn Tiến Bộ (TTB): Chủ tịch tiếp tục đăng ký mua thêm 1 triệu cổ phiếu Nhằm tăng tỷ lệ nắm giữ, ông Phùng Văn Bộ, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Tiến Bộ (mã chứng khoán TTB - sàn HOSE) vừa thông báo đăng ký mua thêm 1 triệu cổ phiếu TTB. Giao dịch dự kiến thực hiện theo phương thức thỏa thuận hoặc khớp lệnh, từ ngày 7/10 đến 4/11/2019. Nếu giao dịch thành công, ông Bộ...