TT Putin không loại trừ không kích tại Syria để giúp Assad
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 28-9 tuyên bố rằng Nga không loại trừ việc không kích để trợ giúp lực lượng Tổng thống Syria Bashar al-Assad chống lại quân nổi dậy.
“Chúng tôi đã tính tới việc (không kích) này. Chúng tôi không loại trừ bất cứ phương án nào. Nhưng nếu hành động, chúng tôi sẽ hoàn toàn tôn trọng quy tắc của luật pháp quốc tế” – Ông chủ điện Kremlin nói với báo giới tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại New York – Mỹ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin trong bữa tiệc trưa sau các bài phát biểu của các lãnh đạo thế giới tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm 28-9. Ảnh: AP
Theo lời Tổng thống Putin, những quy tắc mà ông đề cập trong phát ngôn của mình đó là các cuộc không kích phải do chính phủ (Syria) đề nghị hoặc được nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ủy quyền, chứ không giống như cuộc không kích tại Syria hiện nay do liên quân do Mỹ dẫn đầu tiến hành.
Video đang HOT
Khi được hỏi về việc có đưa lực lượng đổ bộ vào Syria, ông Putin khẳng định không thực hiện phương án này.
“Chúng tôi xem xét tới việc làm thế nào để trợ giúp thêm cho quân đội Syria. Về việc đổ bộ, không thể nói tới sự liên quan của Nga” – ông Putin khẳng định sau cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Tổng thống Nga cho biết thêm rằng ông chủ Nhà Trắng đã nhất trí mở ra các cuộc nói chuyện về việc hành động ra sao để hợp tác nhiều hơn nhằm tránh xảy ra đụng độ tại Syria.
Tổng thống Nga cho biết thêm rằng cuộc gặp của ông với người đồng cấp Mỹ Obama “rất hữu ích và thẳng thắn” khi hai bên bàn luận về hoạt động của Nga trong chiến dịch quân sự chống lại Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Syria.
“Chúng tôi có nhiều việc phải làm… Chúng tôi có cơ hội để giải quyết các vấn đề chung” – ông Putin nói với báo giới sau cuộc gặp 90 phút với Tổng thống Mỹ bên lề cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.
Linh San (Theo Reuters)
Theo_Người lao động
Nga bác bỏ thông tin Putin đồng ý triển khai hòa bình tại Ukraine
Phát ngôn viên của Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh ông chủ điện Kremlin từ chối thông tin cho rằng Moscow đồng ý việc triển khai gìn giữ hòa bình tại miền Đông Ukraine.
Moscow khẳng định rằng việc đầu tiên cần thực hiện là hoàn thành tất cả các điều khoản của thỏa thuận Minsk.
Hôm thứ Năm (30-4), trong một cuộc điện đàm giữa "Bộ Tứ Normandy" - các nhà lãnh đạo của Pháp, Đức, Nga và Ukraine, các sáng kiến hoà bình đã được thảo luận để có thể làm cầu nối cho thỏa thuận ngừng bắn giữa chính phủ Ukraine và quân miền Đông.
Văn phòng của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã tuyên bố trong một bài phát biểu rằng "Tổng thống Nga Putin đã đồng ý nắm lấy cơ hội triển khai việc gìn giữ hòa bình tại Donbass".
Lữ đoàn dù 173 của quân đội Mỹ và Lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraine tham dự một buổi lễ khai mạc cuộc tập trận chung hồi tháng 4-2015
Phát ngôn viên của ông Putin - Dmitry Peskov trả lời phóng viên hôm thứ Sáu (1-5): "Điều này là không đúng. Phía Nga không bao giờ đi ngược lại ý tưởng gìn giữ hòa bình, nhưng Nga cũng như bất kỳ bên nào khác của thỏa thuận Minsk, không thể đồng ý với điều này, bởi vì trước tiên tất cả các bên trong cuộc xung đột, bao gồm cả Kiev và Donbass, phải thực hiện cam kết trước đó". Ông cũng nói thêm rằng Nga tin tưởng bất cứ việc triển khai hòa bình nào cũng chỉ có thể áp dụng sau khi tất cả các khoản của thỏa thuận Minsk được thực hiện đầy đủ, và đề nghị OSCE - tổ chức an ninh hàng đầu tham gia giải quyết khủng hoảng Ukraine - nên ưu tiên nhiệm vụ này. Thỏa thuận Minsk được đàm phán bởi Bộ Tứ Normandy và được ký kết bởi các đại diện của Kiev và các phiến quân hồi tháng Hai tại thủ đô của Belarus. Thỏa thuận này thúc đẩy việc ngừng bắn và rút các vũ khí hạng nặng ra khỏi cuộc chiến. Tuy nhiên, cả các phiến quân và chính phủ Ukraine đều cáo buộc lẫn nhau về việc "xê dịch" thỏa thuận thông qua hành vi vi phạm lệnh ngừng bắn và không tuân theo lộ trình đưa ra. Kiev khẳng định rằng các cuộc bầu cử địa phương được tổ chức tại các khu vực bất ổn và yêu cầu phía Nga rút quân đội và vũ khí khỏi đó. Quân miền Đông cho rằng đối thủ của họ (phía chính phủ Ukraine) đã thất bại trong việc ngăn chặn bao vây cấm vận kinh tế. Còn Nga thì ngay từ đầu đã phủ nhận việc đưa quân đội tới Ukraine. Việc triển khai gìn giữ hòa bình tại châu Âu để giám sát lệnh ngừng bắn là ý tưởng được Kiev ủng hộ mạnh mẽ, trong khi các nước châu Âu thể hiện sự "miễn cưỡng" đóng góp binh sĩ cho nhiệm vụ này do bối cảnh bạo lực tiếp tục leo thang.
Ánh Ngọc
Theo_PLO
Ngoại trưởng Saudi Arabia phê phán diễn văn của Tổng thống Putin Theo Reuters, ngày 29/3, Saudi Arabia đã phê phán Tổng thống Nga Vladimir Putin và cho rằng ông Putin không nên bày tỏ sự ủng hộ đối với Trung Đông trong khi thổi bùng sự bất ổn bằng cách hậu thuẫn Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Nguồn: TTXVN) Trong một động thái hiếm hoi, Tổng thống Ai Cập...