TT Phạm Ngọc Thưởng : Gia Lai cần đặc biệt quan tâm , chú trọng bảo vệ rừng
Sáng 22/7, đoàn công tác do Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng, thành viên Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai đã kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai tại tỉnh Gia Lai.
Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng phát biểu tại buổi làm việc với tỉnh Gia Lai.
Thiên tai gây thiệt hại 188 tỷ đồng
Theo UBND tỉnh Gia Lai, trong năm 2019 tỉnh chịu ảnh hưởng bởi cơn bão số 5 và số 6. Bên cạnh đó do biến đổi khí hậu nên địa bàn tỉnh đã xảy ra hạn hán vô cùng nghiêm trọng. Năm 2019, thiên tai gây thiệt hại ước tính khoảng 500 tỷ đồng. Chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 2020, thiên tai cũng gây thiệt hại khoảng 188 tỷ đồng, gây hư hỏng nhiều nhà cửa, hoa màu của người dân.
Nhằm khắc phục những hậu quả từ thiên tai gây ra, UBND tỉnh đã hỗ trợ hơn 27 tỷ đồng cho người dân có diện tích cây trồng bị thiệt hại và 20 tỷ đồng để khôi phục lại các công trình giao thông. Bên cạnh đó giao cho các Sở, ngành địa phương tổ chức kiểm tra, rà soát, xác định và lập phương án cắm biển cảnh báo các khu vực có nguy cơ cao xảy ra thiên tai, đặc biệt là trường học và cơ sở y tế.
Đồng thời, giao cho cán bộ huyện, xã theo dõi, trực tiếp xuống vùng có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét… để nắm chắc tình hình, dự báo các tình huống có thể xảy ra nhằm cảnh báo và hướng dẫn người dân chủ động phòng chống. Ngoài ra, đẩy mạnh bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ đầu nguồn.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng dẫn đầu đoàn công tác kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai tại Gia Lai.
Tuy nhiên địa phương cũng gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, nhiều cơ sở hạ tầng thiết yếu cần được sửa chữa, tu bổ, nâng cấp để đảm bảo an toàn và ổn định lâu dài. Bên cạnh đó hạn chế về con người và trang thiết bị, công cụ hỗ trợ. Ngoài ra hệ thống cảnh báo, thông tin, truyền thông tới cộng đồng, đặc biệt là vùng sâu vùng xa còn hết sức khó khăn do địa hình chia cắt, dân cư phân tán…
Video đang HOT
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đánh giá cao công tác phòng chống thiên tai của chính quyền tỉnh Gia Lai, qua đó, hỗ trợ, tạo điều kiện để phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương. Thứ trưởng chỉ ra thành công của công tác phòng chống thiên tai trước hết là do công tác chỉ đạo từ cấp tỉnh, huyện, thành phố đã triển khai đầy đủ, kịp thời các chỉ đạo, chỉ thị của trung ương. Các cấp chính quyền thường xuyên, kịp thời phân công kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các văn bản, kế hoạch an toàn hồ đập, cơ sở hạ tầng để phòng chống thiên tai.
Thành viên Tổng cục phòng chống thiên tai làm việc tại Gia Lai.
Bên cạnh đó, theo Thứ trưởng, công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức rất quan trọng. Qua đó, năm 2019-2020 tỉnh Gia Lai đã có nhiều tin bài, chuyên mục với nội dung cụ thể để tuyên truyền cho người dân, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số về phòng chống thiên tai.
Lồng ghép kiến thức phòng chống thiên tai vào giáo dục
Ông Kpă Thuyên – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai phát biểu tại buổi làm việc.
Tại buổi làm việc, ông Lê Duy Định – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết, để phòng chống thiên tai trong trường học, Sở GD&ĐT Gia Lai đã ban hành nhiều công văn, tập huấn mô hình trường học an toàn, ứng phó với thiên tai cho cán bộ, giáo viên.
Bên cạnh đó, xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo được tích hợp vào quy hoạch chung của địa phương. Đồng thời lồng ghép kiến thức về phòng chống thiên tai vào chương trình giáo dục ở các cấp để học sinh hiểu biết được những tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu. Ngoài ra, thay đổi hành vi để ứng phó với biến đổi khí hậu.
Ông Kpă Thuyên – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai cũng nêu ý kiến: “Các công trình thủy lợi của tỉnh cơ bản vẫn được sử dụng. Tuy nhiên, nhiều công trình được xây dựng từ lâu nên cần được gia cố để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão. Do đó, tỉnh kiến nghị hỗ trợ kinh phí xây dựng, gia cố cơ sở hạ tầng.”
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng chỉ đạo đoàn công tác ghi nhận và báo cáo Ban chỉ đạo PCTT Trung ương các đề xuất, kiến nghị của tỉnh về việc một số công trình đã xuống cấp, nâng mức hỗ trợ di dời cho các hộ dân và xác định cấp độ thiên tai…
Tuy nhiên, Thứ trưởng lưu ý, tỉnh Gia Lai cần tăng cường hoạt động kiểm tra việc thực hiện các văn bản, quy định về phòng chống thiên tai; thực hiện quy trình vận hành hồ chứa, an toàn hồ đập. Đồng thời, tổ chức diễn tập theo từng quy mô, cấp độ, nâng cao nhận thức và kĩ năng thực hành. Không chỉ vậy, Thứ trưởng yêu cầu tỉnh tiếp tục nâng cao nhận thức của người dân và cộng đồng về bảo vệ rừng và phòng chống thiên tai.
Thứ trưởng nhấn mạnh, theo số liệu thống kê, độ che phủ rừng tại Gia Lai là 40,2% thấp hơn các tỉnh Tây Nguyên và toàn quốc. Do đó tỉnh Gia Lai cần đặc biệt quan tâm, chú trọng bảo vệ rừng. Bởi trồng rừng và bảo vệ rừng là thực hiện mục tiêu kép trong việc phòng chống thiên tai và phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương.
Ngoài ra, Thứ trưởng cũng yêu cầu tỉnh hoàn thành bản đồ về phòng chống thiên tai. Đặc biệt tìm giải pháp đảm bảo an toàn cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai nhưng chưa được di dời.
Gia Lai gặp khó khi xử lý những cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Dự kiến đến cuối năm 2020, 11/29 cơ sở tại tỉnh Gia Lai vẫn không thể hoàn thành xác nhận khỏi danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nguyên nhân chính là do khó khăn trong nguồn vốn đầu tư xử lý ô nhiễm.
Bãi rác huyện Đăk Đoa nằm trong danh mục cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Theo Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 01/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ và các Quyết định của tỉnh, tỉnh Gia Lai có 29 cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, bao gồm: 12 cơ sở y tế và 17 bãi rác, đều thuộc cơ sở công ích. Theo lộ trình, hết năm 2020, tỉnh Gia Lai sẽ xử lý dứt điểm các cơ sở này, đưa ra khỏi danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Bãi chôn lấp rác thải huyện Đăk Đoa với quy mô 1,4ha, hoạt động theo hình thức chôn lấp lộ thiên, không hợp vệ sinh từ năm 2008. Bãi rác này tiếp nhận khoảng 22 tấn rác thải/ngày, thu gom từ 06 xã lân cận bãi rác của huyện Đăk Đoa. Hàng tuần, bãi rác được phun thuốc khử mùi, diệt côn trùng. Mỗi 3 tháng, đội công trình đô thị sẽ tiến hành xử lý bằng phương pháp đốt, tái sử dụng để giảm lượng rác, tạo diện tích tiếp tục chôn lấp.
Theo bà Lê Thị Phương Thảo - Phó phòng TN&MT huyện Đăk Đoa, bãi rác huyện Đăk Đoa hiện nằm trong danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của tỉnh Gia Lai. Tuy hiện tại các mẫu xét nghiệm đất, nước, không khí tại bãi rác đều nằm trong quy chuẩn cho phép, nhưng về lâu dài rất cần có hướng xử lý đảm bảo vấn đề môi trường.
"Do khó khăn về nguồn kinh phí nên huyện Đăk Đoa chưa thể xây dựng được công trình xử lý chất thải đảm bảo môi trường. Hiện nay, huyện đang kêu gọi đầu tư từ nguồn xã hội hóa để việc xử lý rác thải vừa không gây ô nhiễm môi trường vừa đạt hiệu quả tối đa. Theo lộ trình, đến năm 2022, huyện sẽ đưa bãi rác này ra khỏi danh mục bãi rác gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ", bà Lê Thị Phương Thảo cho biết.
Bãi rác huyện Chư Păh theo hình thức lộ thiên khiến rác thải vương vãi khắp nơi, gây ô nhiễm môi trường
Theo kế hoạch, tiến độ xử lý dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Gia Lai sẽ được thực hiện trong năm 2020. Tuy nhiên, do khó khăn về nguồn vốn đầu tư xử lý nên nhiều cơ sở vẫn chưa thể đưa ra khỏi danh mục cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 1788 của Thủ tướng Chính phủ.
Cụ thể, theo Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Gia Lai, đến nay, có 04 cơ sở y tế và 02 bãi rác đã được chứng nhận hoàn thành xử lý triệt để ô nhiễm; 12 cơ sở đang đẩy nhanh tiến độ xử lý ô nhiễm và lập thủ tục đề nghị chứng nhận; các cơ sở còn lại phần lớn chưa có kinh phí xử lý triệt để ô nhiễm.
Dự kiến đến cuối năm 2020, toàn tỉnh có 11/12 cơ sở y tế và 7/17 bãi rác được xác nhận hoàn thành xử lý ô nhiễm, chiếm tỷ lệ 62,06%; 11 cơ sở còn lại gồm 1 cơ sở y tế là Trung tâm y tế thị xã An Khê và 10 bãi rác tại các huyện vẫn chưa hoàn thành xử lý ô nhiễm.
Theo bà Lê Thị Hồng Quyên - Chi cục phó Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Gia Lai, các bãi rác nằm trong danh mục cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại Gia Lai đều là bãi lộ thiên, chưa lót đáy chống thấm, chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước rỉ rác... Rác thải được thu gom về bãi rác tập trung và xử lý theo hình thức phun thuốc diệt côn trùng, khử mùi, đốt, san ủi...
"Phần lớn các địa phương đều gặp khó khăn về nguồn kinh phí đầu tư xử lý ô nhiễm và nguồn kinh phí lập dự án chi tiết để trình các Sở, ngành liên quan thẩm định, trình UBND tỉnh Gia Lai phê duyệt dự án làm cơ sở trình Bộ ngành Trung ương xem xét hỗ trợ kinh phí xử lý ô nhiễm", bà Lê Thị Hồng Quyên nói.
Tập trung thực hiện tốt công tác ứng phó, phòng ngừa thiên tai Những tháng cuối năm là thời điểm thiên tai xảy ra nhiều nhất, vì vậy phải theo dõi và giám sát chặt chẽ tình hình thời tiết, không để bị động trong ứng phó thiên tai. Mưa dông kèm lốc xoáy kiến nhiều căn nhà của người dân xã Hội An, huyện Chợ Mới (An Giang) bị sập hoàn toàn chiều 25/6. Ảnh:...