TT khó đoán Donald Trump sắp khai màn một cuộc chiến thương mại mới?
Nếu bạn đang tìm một bộ phim kinh dị thu hút sự chú ý của thị trường toàn cầu, thì đó chắc chắn là cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Bộ phim có sự tham gia của một nhà lãnh đạo khó đoán (TT Donald Trump) và một đối thủ không thể xuyên thủng ( Chủ tịch Tập Cận Bình) với một vấn đề bí ẩn và khó hiểu chính là các cuộc đàm phán thương mại Mỹ – Trung.
Nguy cơ có một cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và EU là rất gần
Thị trường vốn và thị trường tiền tệ đã trải qua nhiều cung bậc vui buồn xuất phát từ các cuộc đàm phán. Tuy nhiên, có một loạt các cuộc đàm phán mà ít người chú ý tới, nhưng nó mang tầm quan trọng lớn đối với kinh tế thế giới.
Mỹ và Liên minh châu Âu đã chuẩn bị bắt đầu cuộc thảo luận về thuế quan công nghiệp và về lý thuyết, điều này có thể đặt ra những vấn đề mới – hai bên có quan hệ kinh tế gần gũi và địa chiến lược, bắt nguồn từ niềm tin chung về dân chủ và thị trường tự do. Thông thường, kết quả sẽ là giảm thuế và các rào cản khác – điều gì đó đáng được hoan nghênh nhất. Nhưng trong thực tế, nguy cơ của một cuộc chiến thương mại là quá thực tế.
Nhạc nền bắt đầu gay cấn. TT Trump gọi EU là “kẻ thù” và tuyên bố các hoạt động thương mại của khối này là “rất không công bằng”. Một cuộc họp hồi tháng 7 năm ngoái của TT Trump với Chủ tịch EU Jean – Claude Juncker đã diễn ra tốt đẹp một cách ngạc nhiên nhưng căng thẳng cũng bắt đầu từ đây.
Video đang HOT
Ông Trump đã để mắt tới thặng dư 140 tỉ euro (157,3 tỉ USD) của khối này trong giao dịch hàng hóa với Mỹ, đặc biệt là về xuất khẩu xe hơi của Đức. Theo quan niệm của ông Trump về thương mại toàn cầu, cán cân thương mại song phương là một chỉ số cho thấy nước nào đang “chiến thắng” và nước nào đang “thua cuộc”, chứ không phải kết quả của chuỗi cung ứng phức tạp.
Mối nguy là TT Trump đã sao chép điều ông đã làm với Trung Quốc để thực hiện với EU: áp thuế vào một loạt hàng hóa như một cách để có được sự nhượng bộ. Chiến lược này thường dẫn đến những lợi ích không chắc chắn. Hãy xem điều gì đã xảy ra với Mexico và Canada khi Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ bị hủy bỏ và chỉ được thay thế bằng một hiệp ước gần như giống hệt.
TT Mỹ Donald Trump
Không giống như những người tiền nhiệm của mình, TT Trump ít có thiện cảm với dự án của của châu Âu. Ông công khai ủng hộ Brexit trước khi lên án Thủ tướng Anh Theresa May về việc xử lý các cuộc đàm phán. Ông cũng đã khiến mối quan hệ giữa châu Âu với Washington xấu đi trước khi có những thay đổi khác.
Hơn nữa, TT Trump dường như không hiểu chính sách thương mại hoạt động như thế nào tại châu Âu. Không giống như đầu tư nước ngoài, vốn là địa hạt của các chính phủ, chính là Ủy ban châu Âu phải thay mặt cho khối đàm phán và ký kết các thỏa thuận thương mại.
Năm 2017, TT Trump đã hỏi Thủ tướng Đức Angela Merkel liệu hai nước có thể ký một thỏa thuận thương mại hay không và ông đã nhận được câu trả lời là không thể. TT Trump sau đó đã hiểu rằng trong các vấn đề thương mại, Mỹ phải nói chuyện với Ủy viên Thương mại EU, bà Cecilia Malmstroem.
Một cuộc xung đột thương mại giữa Mỹ và EU sẽ là một đòn giáng mạnh vào nền kinh tế của châu Âu vốn đang chậm lại. Các công ty đã vừa ngừng đầu tư và chờ đợi để ký hợp đồng với bên ngoài. Việc suy giảm kinh tế hơn nữa sẽ buộc Ngân hàng Trung ương châu Âu phải đảo ngược kế hoạch thắt chặt chính sách tiền tệ vì nó đã thực hiện một phần vào tháng 3. Tuy nhiên, điều này cũng làm suy yếu niềm tin và khiến thị trường tài chính lo ngại.
Tuy nhiên, một cuộc chiến thương mại cũng có thể gây thiệt hại lâu dài cho Mỹ. Bất kỳ mức thuế nào đánh thêm vào hàng nhập khẩu châu Âu cũng sẽ khiến người tiêu dùng Mỹ phải trả và nó sẽ làm suy yếu hình ảnh Mỹ ở châu Âu vốn đã có vài dấu hiệu tiêu cực. Tháng 3, Italy đã trở thành nước G7 đầu tiên tham gia “Sáng kiến vành đai và con đường” của Trung Quốc mặc dù Washington đã lên tiếng cảnh báo.
Theo GD&TĐ
Những nỗ lực của Thủ tướng Anh sau khi thoả thuận Brexit bị bác bỏ
Ngày 18/1, Thủ tướng Anh Theresa May họp với các bộ trưởng trong nội các cũng như trao đổi với nhiều nhà lãnh đạo châu Âu sau khi thỏa thuận Brexit bị Hạ viện bác bỏ.
Thủ tướng Anh Theresa May thừa nhận thất bại của Chính phủ tại phiên họp bỏ phiếu của Hạ viện về thỏa thuận Brexit ở London ngày 15/1/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 18/1, Thủ tướng Anh Theresa May tổ chức một loạt các cuộc họp với các bộ trưởng trong nội các của bà cũng như trao đổi với nhiều nhà lãnh đạo châu Âu về vấn đề Anh rời Liên minh châu Âu (EU) sau khi thỏa thuận Brexit bị Hạ viện bác bỏ.
Người phát ngôn của Thủ tướng Anh cho biết ngày 17/1, bà May đã thảo luận với Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte và sẽ tiếp tục điện dàm với các nhà lãnh đạo EU khác trong dịp cuối tuần này để tìm cách tháo gỡ bế tắc hiện tại trong tiến trình Brexit. Người phát ngôn trên cũng khẳng định Thủ tướng May bác bỏ khả năng bầu cử sớm.
Trong khi đó, phía EU cho biết bà May sẽ điện đàm với Chủ tịch EU Jean- Claude Juncker trong ngày 18/1 và đây là yêu cầu từ phía Anh. Người phát ngôn của Chủ tịch EU Margaritis Svhinas cho biết hai nhà lãnh đạo sẽ điện đàm vào đầu giờ chiều 18/1 (giờ địa phương).
Bà May và ông Juncker mới chỉ liên lạc bằng tin nhắn kể từ ngày 15/1 khi thỏa thuận Brexit mà Anh và EU đạt được hồi tháng 11/2018 bị Hạ viện Anh bác bỏ với số phiếu phản đối gấp đôi số phiếu ủng hộ.
Hiện các đảng phái chính trị tại Anh đang bất đồng về cách thức triển khai Brexit sau khi thỏa thuận mà chính phủ công bố bị Hạ viện bác bỏ trong khi chỉ còn hơn 2 tháng nữa là Brexit chính thức diễn ra.
Theo các quy định của EU về việc một quốc gia thành viên rời khỏi liên minh, Anh sẽ rời khỏi EU vào ngày 29/3 tới mà không có thỏa thuận nào nếu quốc hội nước này không thông qua một thỏa thuận với EU hoặc Anh sẽ phải hủy bỏ Điều khoản 50, chọn ở lại lâu dài với EU.
Như vậy, có hai cách để tránh kịch bản Brexit không thỏa thuận: bỏ phiếu thông qua một thỏa thuận, đặc biệt là thỏa thuận Brexit đã được bà và giới chức EU nhất trí hoặc hủy bỏ Điều khoản 50, thay đổi kết quả trưng cầu ý dân.
Tuy nhiên, Thủ tướng May nhấn mạnh việc thay đổi kết quả trưng cầu ý dân là một sự sai lầm. Ngoài ra, các lãnh đạo EU tuy khẳng định sẽ không đàm phán lại một thỏa thuận nào với Anh nhưng có thể trì hoãn thời hạn Brexit nếu bà May có một kế hoạch rõ ràng./.
Lê Ánh/TTXVN
TheoBNEWS.VN
Lối thoát nào cho Brexit? Bầu cử sớm được cho là lối thoát khả thi trong bối cảnh tiến trình Brexit đang rơi vào ngõ cụt. Nước Anh đang cần một lối thoát cho Brexit. Ảnh: NBC News Đã có nhiều cuộc họp, nhiều thỏa thuận và cả những cam kết mạnh mẽ để tìm kiếm lối thoát cho Brexit (nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu)....