TT Indonesia tuyên bố ‘không thỏa thiệp’ với TQ ở biển Natuna
Tổng thống Joko Widodo khẳng định lại chủ quyền của Indonesia đối với vùng đặc quyền kinh tế ở biển Natuna khi các tàu Trung Quốc và Indonesia đối đầu ở khu vực này.
“Liên quan đến Natuna, không có sự thỏa hiệp nào khi nói đến chủ quyền lãnh thổ của đất nước chúng tôi”, ông Widodo phát biểu hôm 6/1 trong cuộc họp nội các đầu tiên trong năm tại dinh tổng thống ở Jakarta.
Theo Nikkei Asian Review, tuần trước, Bộ Ngoại giao Indonesia đã gửi công hàm tới Bắc Kinh để phản đối mạnh mẽ động thái gần đây của các tàu Trung Quốc trên biển Natuna.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh ở Bắc Kinh năm 2017. Ảnh: Reuters.
Hôm 6/1, Ngoại trưởng Retno Marsudi nhắc lại lập trường của Jakarta, yêu cầu Trung Quốc tuân thủ Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, hay Unclos, bao gồm các điều khoản về các vùng đặc quyền kinh tế.
Video đang HOT
“Indonesia sẽ không bao giờ thừa nhận đường chín đoạn mà Trung Quốc tuyên bố. Đây rõ ràng là quyền chủ quyền của chúng tôi, các ranh giới chúng tôi đã vẽ cho Vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia là ranh giới phù hợp với Unclos. Tất cả những gì chúng tôi muốn cho Trung Quốc với tư cách bên tham gia Unclos là tuân thủ những gì ở đó”, ông Marsudi nói với các phóng viên ở Jakarta.
Bộ trưởng An ninh Mahfud MD cho biết hải quân sẽ tăng cường tuần tra thường xuyên quanh biển Natuna sau sự cố mới nhất. Hiệp hội Ngư dân Indonesia cũng đã đồng ý phái 500 tàu cá đến Natuna để giúp bảo vệ khu vực.
Tàu 3303 của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Trung Quốc đi gần tàu chiến Imam Bonjol 383 khi Hải quân Indonesia truy đuổi tàu cá Han Tan Cou vào vùng biển Natuna của Indonesia, ngày 17/6/2019. Ảnh: Antara.
Bắc Kinh nói rằng họ không vi phạm luật pháp quốc tế. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho biết các hoạt động của ngư dân Trung Quốc trên biển Natuna “đều hợp pháp và chính đáng”. Những người bảo vệ bờ biển Trung Quốc đi cùng họ chỉ thực hiện nhiệm vụ của mình.
Căng thẳng gia tăng trong tuần qua sau khi một số tàu đánh cá Trung Quốc được hộ tống bởi hai tàu bảo vệ bờ biển và một tàu tuần tra đánh cá xâm nhập vùng biển phía bắc quần đảo Natuna.
Theo nguồn tin địa phương, Indonesia đã phái hai tàu chiến và đang lên kế hoạch gửi thêm.
Bắc Kinh không có yêu sách lãnh thổ đối với các đảo nhưng nói rằng vùng biển ngoài khơi bờ biển phía bắc của họ là một phần của ngư trường truyền thống quanh quần đảo Trường Sa, nơi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp.
Theo news.zing.vn
Mỹ chặn Hà Lan bán công nghệ chip quan trọng cho Trung Quốc
Chính quyền Mỹ đang gây áp lực rất lớn buộc Hà Lan hủy bán công nghệ sản xuất chip cho Trung Quốc, theo nguồn tin Reuters.
Các nỗ lực được thực hiện ở cấp cao. Đích thân bộ trưởng ngoại giao Mỹ Mike Pompeo đã vận động hành lang giới chức Hà Lan nhằm ngăn chặn thương vụ này.
Điều đó cho thấy vụ việc có tầm quan trọng đặc biệt. Công nghệ chip của Hà Lan được cho giúp Trung Quốc sản xuất những con chip nhanh nhất thế giới.
Mỹ chặn Hà Lan bán công nghệ chip quan trọng cho Trung Quốc
Chiến dịch vận động của chính quyền Mỹ diễn ra từ năm 2018 sau khi chính phủ Hà Lan cho phép công ty thiết bị vi mạch ASML được bán máy móc cho khách hàng Trung Quốc. ASML là hãng dẫn đầu thế giới về kỹ thuật quang khắc (lithography) dùng trong sản xuất chip.
Nhiều tháng tiếp sau, quan chức Mỹ liên tục có các trao đổi với giới chức Hà Lan. Nguồn tin Reuters cho biết hai bên đã có tới 4 vòng làm việc liên tục về vấn đề này.
Vấn đề tiếp tục được phía Mỹ nêu ra trong cuộc họp cùng quan chức Hà Lan nhân chuyến thăm của thủ tướng nước này, ông Mark Rutte, tới Mỹ.
Có vẻ áp lực từ Mỹ đã mang lại kết quả. Ngay sau chuyến thăm Nhà Trắng, chính phủ Hà Lan quyết định xem xét lại giấy phép xuất khẩu của ASML. Lô máy trị giá 150 triệu USD của công ty này chưa được giao tới Trung Quốc.
Vụ việc lần đầu tiên được hé lộ bởi tờ Nikkei Asian Review hồi tháng 11 năm ngoái. Tuy nhiên, chi tiết không được công bố. Cả Mỹ và Hà Lan đều tránh đưa ra bình luận về vấn đề nhạy cảm này.
ASML không tiết lộ tên khách hàng Trung Quốc. Tuy nhiên, Nikkei và một số trang báo khác cho biết đó là tập đoàn Semiconductor Manufacturing International Corp (SMIC), hãng sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc.
Theo Nguyễn Minh(theo Reuters)
Máy bay không người lái Indonesia theo dõi Trung Quốc ở biển Đông? Indonesia thông báo tung ra nguyên mẫu máy bay không người lái cùng ngày gửi đơn phản đối ngoại giao Trung Quốc về sự hiện diện của lực lượng bảo vệ bờ biển nước này trong vùng đặc quyền kinh tế ngoài khơi quần đảo Natuna. Hôm 5-1, quân đội Indonesia cho biết các tàu Trung Quốc vẫn ở trong khu vực bất...