TT-Huế: Khẩn cấp giúp dân cứu gần 11.000ha lúa đổ gãy vì mưa gió
Đợt không khí lạnh tăng cường gây mưa lớn trên diện rộng đã khiến gần 11.000ha lúa đông xuân ở Thừa Thiên- Huế bị đổ rạp, nông dân khóc ròng.
Ngày 15/4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế Nguyễn Văn Phương đã đi kiểm tra tình hình lúa vụ đông xuân ở tỉnh thiệt hại nặng nề do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh gây mưa lớn.
Theo Sở NNPTNT tỉnh Thừa Thiên- Huế, vụ đông xuân 2019-2020 toàn tỉnh gieo cấy 28.667ha lúa. Đến nay, diện tích lúa trổ chín khoảng 28.157ha, diện tích thu hoạch khoảng 50ha. Đợt không khí lạnh tăng cường gây mưa lớn trên diện rộng từ 12- 13/4 đã làm cho 10.769ha lúa ở tỉnh bị đổ rạp, gây thiệt hại lớn.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế Nguyễn Văn Phương kiểm tra các diện tích lúc bị đỗ rạp tại thị xã Hương Thủy.
Ông Hồ Vang- Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Thừa Thiên- Huế cho biết, với phương châm “còn nước, còn tát”, lãnh đạo các địa phương phải tập trung vận động, hỗ trợ người dân cứu các diện tích lúa bị thiệt hại. Trong đó, diện tích lúa giai đoạn trổ chín đến đỏ đuôi, tỷ lệ hạt chín trên bông lớn hơn 85% tiến hành thu hoạch sớm, với phương châm “xanh nhà hơn già đồng” để hạn chế thấp nhất thiệt hại. Những diện tích lúa giai đoạn trổ chắc xanh, sau khi tháo cạn nước trong ruộng cần tiến hành dựng lúa bằng cách túm 3-5 gốc lúa lại với nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho lúa trổ, vào chắc và chín. Đối với lúa làm đòng chuẩn bị trổ cần thoát nước nhanh, dựng lúa bị đổ rạp, sau khi thời tiết tạnh ráo tiến hành phun bổ sung phân bón lá để cây lúa nhanh chóng phục hồi và thúc đẩy lúa trổ.
Sau khi kiểm tra thực tế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế Nguyễn Văn Phương yêu cầu các địa phương khẩn trương thống kê, phân loại thiệt hại đối với từng vùng, từng đối tượng, đánh giá mức độ thiệt hại tương ứng với từng nhóm lúa để có cơ sở hỗ trợ. Đồng thời, ông Nguyễn Văn Phương yêu cầu tiến hành chuyển đổi giống lúa phù hợp với mùa vụ trong những năm tiếp theo.
Đã có hơn 10.000ha lúa đông xuân ở Thừa Thiên- Huế bị đổ rạp khiến nông dân khóc ròng.
Video đang HOT
Theo ông Nguyễn Văn Phương, giải pháp trước mắt là các địa phương tập trung lực lượng khơi thông dòng chảy, tiêu nước trong ruộng lúa để hạn chế hư hỏng do lúa bị mọc mầm và các nấm gây bệnh. Bên cạnh đó, cần vận động bà con nông dân tiến hành bơm kali để tăng sức đề kháng, độ cứng cho cây cũng như tăng cường kiểm tra các đối tượng sinh vật gây hại như bệnh lem lép hạt, khô vằn, rầy nâu…để phun trừ kịp thời, hạn chế thiệt hại.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế cũng yêu cầu Sở NNPTNT tham mưu văn bản đề nghị Trung ương hỗ trợ cho nông dân ở tỉnh bị thiệt hại trong đợt này.
Trần Hòe
2 thôn của Thừa Thiên - Huế chuyển về Quảng Trị
Tại Hội nghị bàn giao công tác quản lý địa giới hành chính giữa hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế theo Nghị quyết số 31/NQ-CP của Chính phủ tại khu vực xã Hồng Thủy và xã A Bung, hai tỉnh trên đã thống nhất, chuyển 2 thôn của tỉnh Thừa Thiên - Huế về Quảng Trị.
Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo 2 tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế đã ký kết biên bản thống nhất quản lý đường địa giới hành chính (ĐGHC) và bàn giao, tiếp nhận hiện trạng sử dụng đất đai tài sản gắn liền với đất, nhân khẩu hộ khẩu thực hiện theo Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ tại khu vực giữa xã Hồng Thủy (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế) và xã A Bung (huyện Đăk Rông, tỉnh Quảng Trị).
Cụ thể, hai tỉnh thống nhất quản lý đường ĐGHC giữa xã Hồng Thủy và xã A Bung theo hồ sơ, bản đồ địa giới gốc thực địa được Cục đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam đã bàn giao cho tỉnh Thừa Thiên - Huế và tỉnh Quảng Trị ngày 29/11/2019; trong đó đường ĐGHC đã được hai địa phương thống nhất, xác nhận pháp lý.
Trên tuyến ĐGHC được chôn 7 mốc có ký hiệu từ (QT-TTH) 2T.29 đến (QT-TTH) 2T.35.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Văn Phương ký kết biên bản thống nhất quản lý đường địa giới hành chính.
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế bàn giao để UBND tỉnh Quảng Trị quản lý toàn bộ hiện trạng sử dụng đất đai, tài sản gắn liền với đất và nhân khẩu, hộ khẩu thuộc thôn Pire 1 (thôn 6) với 107 hộ/423 nhân khẩu và thôn Pire 2 (thôn 7) với 192 hộ/543 nhân khẩu.
Hai bên thống nhất tiến hành ký kết việc xác định đường ĐGHC quản lý, thực hiện bàn giao và tiếp nhận các nội dung đã ký kết, việc tiếp nhận quản lý, bàn giao và tiếp nhận được thực hiện kể từ ngày 1/4/2020.
Trên cơ sở các nội dung đã được bàn giao và tiếp nhận, hai tỉnh cũng thống nhất tiếp tục tăng cường công tác quản lý đường ĐGHC và mốc địa giới hành chính tại khu vực đã được xác định theo Nghị quyết số 31/NQ-CP. Thực nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật trong quá trình chuyển giao và tiếp nhận việc quản lý.
Toàn cảnh hội nghị.
UBND các huyện A Lưới và Đăk Rông có trách nhiệm phối hợp với nhau trong việc bàn giao và tiếp nhận, chỉ đạo và hướng dẫn UBND các xã phối hợp, thực hiện.
UBND các xã có liên quan có trách nhiệm phối hợp với nhau trong việc bàn giao và tiếp nhận cụ thể; phối hợp thống kê, kiểm kê để thực hiện việc cấp mới, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử sụng đất, tài sản gắn liền với đất... theo ĐGHC được xác định.
Cấp đổi, chuyển giao quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, hồ sơ, sổ sách, giấy tờ của người dân..., tiếp tục thực hiên các chế độ, chính sách cho người dân, không để bị gián đoạn và thực hiện các công tác khác (nếu có).
Tiếp tục tuyên truyền, vận động, thuyết phục, tạo sự thống nhất cao trong hệ thống chính trị và sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân trong quá trình triển khai thực hiện...
Phát biểu tại buổi tiếp nhận, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng ghi nhận và đánh giá cao sự lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo các cấp, các ngành của tỉnh Thừa Thiên - Huế đã phối hợp có hiệu quả, trách nhiệm với Quảng Trị trong suốt quá trình giải quyết tuyến ĐGHC do lịch sử để lại cũng như phối hợp triển khai công tác bàn giao tiếp nhận quản lý địa giới hành chính theo Nghị quyết số 31 của Chính phủ.
Tỉnh cam kết sẽ luôn quan tâm, chăm lo đến đời sống vật chất tinh thần của người dân thôn 6 và thôn 7 để bà con yên tâm sản xuất, sinh hoạt khi chuyển về Quảng Trị.
Giao huyện Đăk Rông, xã A Bung thường xuyên bám sát địa bàn, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của bà con nhân dân để kịp thời có sự hỗ trợ, tháo gỡ vướng mắc của người dân trong đời sống cũng như giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến đất đai, nhân khẩu.
UBMTTQVN tỉnh cũng như các tổ chức, đoàn thể tăng cường công tác tuyên truyền vận động, nắm tình hình để có sự hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời, có hiệu quả hoặc kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết các vấn đề liên quan đến người dân trên địa bàn.
Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị bày tỏ mong muốn người dân hết sức yên tâm khi chuyển về xã A Bung, lãnh đạo tỉnh cũng như các cấp, các ngành sẽ tạo mọi điều kiện cho người dân an tâm sản xuất, sinh hoạt, sớm ổn định cuộc sống.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Văn Phương cho biết việc bàn giao tiếp nhận quản lý địa giới hành chính theo Nghị quyết số 31 của Chính phủ nhằm mục tiêu đảm bảo được sự ổn định, đoàn kết giữa các địa phương.
Tuy nhiên trong quá trình tiến hành việc bàn giao, tiếp nhận cũng không tránh khỏi những tâm tư lo lắng của nhân dân trong khu vực.
Chính vì vậy, bên cạnh thực hiện tốt trách nhiệm của địa phương mình, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ cùng Quảng Trị tiếp tục phối hợp trong tuyên truyền, vận động, tạo sự thống nhất cao trong hệ thống chính trị và sự đồng thuận ủng hộ của nhân dân.
Xuất khẩu gạo "lập đỉnh" giữa cạnh tranh gay gắt Giữa rất nhiều khó khăn của nhiều mặt hàng nông sản khi xuất khẩu (XK) sang Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, xuất khẩu gạo bỗng nổi lên như một điểm sáng. Cũng vì thế, nông dân đã có một vụ đông xuân ấm. Điểm sáng giữa tâm bão Theo báo cáo của Bộ NNPTNT, trong tháng 2/2020, kim ngạch XK...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Huy động hơn 60 người tìm kiếm nạn nhân mất tích trong rừng

Mưa lớn khiến nhiều nơi ở Lạng Sơn ngập sâu, người dân trắng đêm chạy lũ

Thuốc giả, thực phẩm chức năng giả: Nỗi lo "vụn vỡ" niềm tin

Người dân có thể "đào tiền triệu" mỗi ngày dưới lớp cát

Người đàn ông Việt chi 2 tỷ đồng chinh phục 2 đỉnh núi "nóc nhà thế giới"

2 tảng đá lớn từ trên núi lăn xuyên nhà dân

Hà Nội: Ô tô làm rơi bó sắt dài 12m, tắc nghẽn vòng xuyến cầu Chương Dương

Cháy xưởng giày da ở Vĩnh Phúc, 30 xe cứu hỏa đến hiện trường

Nhóm người âm thầm đào gỗ sưa trong đêm, chưa kịp tiêu thụ thì bị phát hiện

Ô tô tải "bay" ra khỏi cao tốc sau khi tông gãy 50m hộ lan

Nam sinh điều khiển xe máy phóng như bay trên đường đua của xe đạp

Xe tải đấu đầu xe khách trên Quốc lộ 6 ở Sơn La, 1 người bị thương nặng
Có thể bạn quan tâm

Cơn ghen mù quáng và cái kết đau lòng
Pháp luật
20:08:55 19/05/2025
Anh Tú gây xúc động mạnh với ca khúc tự sáng tác "Người là Hồ Chí Minh"
Nhạc việt
20:02:44 19/05/2025
Điện đàm Trump - Putin: Nga tự tin nắm thế thượng phong?
Thế giới
20:00:20 19/05/2025
Trẻ trung và năng động với áo corset ngày hè
Thời trang
20:00:01 19/05/2025
Ý Nhi có thể giành thứ hạng cao tại đấu trường Miss World 2025?
Sao việt
19:59:40 19/05/2025
"Tân binh toàn năng" đối mặt tranh cãi sau 5 tập phát sóng
Tv show
19:57:27 19/05/2025
Vạch trần mối quan hệ giữa BLACKPINK và thành viên số 5 rút khỏi nhóm vào phút cuối
Nhạc quốc tế
19:47:43 19/05/2025
Tìm thấy 2 loài nấm có khả năng phát sáng, thuộc diện kỳ bí nhất thế giới
Lạ vui
19:46:21 19/05/2025
Chiêu trò của mỹ nhân Cbiz tại LHP Cannes 2025: Người bất chấp quy định, người "muối mặt" bị đuổi khỏi thảm đỏ
Sao châu á
19:37:55 19/05/2025
Xpander 2025 ra mắt, chờ về Việt Nam để cạnh tranh với hàng loạt đối thủ
Ôtô
19:16:36 19/05/2025