TSMC và Samsung đua nhau tăng giá chip, các hãng điện thoại Trung Quốc đối mặt nguy cơ bị ’siết cổ’
Xiaomi và Oppo có thể gặp khó khăn trong việc chuyển chi phí sản xuất tăng cao này sang cho người tiêu dùng, bởi nhu cầu về smartphone đang yếu đi trên toàn cầu.
Các nhà sản xuất điện thoại thông minh ở Trung Quốc, hầu hết hiện đang dựa vào chip nhập khẩu, dự kiến sẽ chứng kiến mức chi phí tăng do các nhà máy đúc chip lớn, bao gồm TSMC và Samsung đang vội vàng tăng giá wafer trong bối cảnh nguồn cung chất bán dẫn suy giảm.
Hơn nữa, theo nhiều nhà phân tích, các thương hiệu sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu của Trung Quốc như Huawei, Xiaomi và Oppo có thể sẽ gặp khó khăn trong việc chuyển đổi khoản chi phí sản xuất tăng cao này sang cho người tiêu dùng. Lý do bởi nhu cầu trên thị trường toàn cầu đang có dấu hiệu yếu đi.
Việc tăng giá chip theo kế hoạch đã diễn ra trong bối cảnh tình trạng thiếu chất bán dẫn đang ngày càng trở nên trầm trọng hơn trên toàn cầu, bắt đầu từ tác động của dịch bệnh lên chuỗi cung ứng tới tình trạng tăng trưởng kinh tế toàn cầu không đồng đều. Đồng thời, một phần cũng do các công ty không có khả năng dự báo nhu cầu chính xác trong một loạt lĩnh vực, chẳng hạn như PC, điện thoại, điện tử tiêu dùng và ô tô.
“Nhu cầu thị trường smartphone toàn cầu phục hồi ít hơn dự kiến do Covid-19, tình trạng thiếu chip và chi phí hậu cần tăng cao” , Chiu Shih-fang, nhà phân tích chuỗi cung ứng và công nghệ tại Viện Nghiên cứu Kinh tế Đài Loan cho biết. “Để tránh làm ảnh hưởng đến sự sẵn sàng chi trả của người tiêu dùng, [chúng tôi] tin rằng các nhà sản xuất điện thoại thông minh sẽ khó có thể chuyển đổi chi phí chip và hậu cần tăng cao bằng cách tăng giá sản phẩm.”
Video đang HOT
Nicole Peng, Phó chủ tịch phụ trách mảng di động của công ty phân tích Canalys, cho biết các công ty dự kiến sẽ tạm dừng việc bán các sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn, đồng thời tập trung vào các mẫu mới có giá cao hơn để hạn chế tác động của chi phí sản xuất tăng cao.
Dữ liệu từ công ty nghiên cứu Canalys cho thấy các sản phẩm điện tử tiêu dùng, chẳng hạn như smartphone và máy tính cá nhân, đều giảm giá trong quý II năm nay, với tổng lượng xuất xưởng điện thoại thông minh giảm 17% so với cùng kỳ năm ngoái và tổng lượng xuất xưởng PC giảm 3% trong cùng thời gian.
Các nhà sản xuất điện tử tiêu dùng hiện mua vật liệu bán dẫn của họ từ các nhà thiết kế chip. Do đó, giá wafer cao hơn sẽ có ảnh hưởng giảm dần từ các nhà sản xuất đến các nhà thiết kế chip, đến các nhà sản xuất thiết bị điện tử và các nhà phân phối, và về lý thuyết, cuối cùng là đến tay người tiêu dùng. Tuy nhiên, chi phí của nội dung bán dẫn trên mỗi thiết bị sẽ khác nhau, đối với các kiểu máy khác nhau.
Trong bối cảnh hiện nay, các nhà sản xuất điện thoại khó có thể đẩy phần chi phí gia tăng sang tay người tiêu dùng.
Trung Quốc là nhà nhập khẩu chất bán dẫn lớn nhất thế giới, chịu trách nhiệm tới 2/3 nhu cầu tiêu thụ chip, với các thương hiệu điện thoại thông minh vẫn phụ thuộc nhiều vào CPU, GPU và chipset nhập khẩu. Do đó, các nhà sản xuất điện tử của nước này đang phải gánh chịu gánh nặng của việc tăng giá bán dẫn.
TSMC, nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới, dự kiến sẽ tăng giá bán wafer trung bình lên tới 20% trong quý tới. Một ghi chú nghiên cứu từ Isaiah , trích dẫn các nguồn tin trong ngành, tuyên bố rằng Realtek, NXP, Bitmain, MediaTek, Broadcom, Qualcomm và Apple đều đã được thông báo về sự tăng giá mạnh đang diễn ra.
“Gã khổng lồ” chip Hàn Quốc là Samsung và Key Foundry gần đây đã thông báo với khách hàng rằng họ có kế hoạch tăng giá wafer khoảng 15 đến 20% trong nửa cuối của năm.
Công ty nghiên cứu TrendForce cũng đưa ra dự đoán rằng giá bán dẫn sẽ tiếp tục tăng khi các xưởng đúc cố gắng tối đa hóa lợi nhuận của mình.
Samsung xây dựng chuỗi cung ứng chip trên sân nhà để giảm rủi ro
Samsung nỗ lực bảo vệ mình khỏi ảnh hưởng bởi xung đột thương mại Nhật Bản - Hàn Quốc và căng thẳng Mỹ - Trung.
Samsung đặt mục tiêu làm cho hoạt động kinh doanh chất bán dẫn trở nên cạnh tranh hơn
Theo Nikkei, Samsung Electronics đang phát triển mạng lưới các nhà cung cấp vật liệu và thiết bị chip ở Hàn Quốc thông qua các khoản đầu tư. Dựa vào báo cáo được gửi lên Sàn giao dịch Hàn Quốc, Samsung đã đầu tư tổng cộng 276,2 tỉ won (khoảng 238 triệu USD) vào 9 công ty hạng trung, có thế mạnh trong các lĩnh vực cụ thể kể từ mùa hè năm ngoái. Chuỗi đầu tư mới trái ngược rõ ràng so với số lượng tương đối ít mà Samsung từng góp vốn vào các nhà cung cấp trước tháng 7.2020.
Samsung nắm giữ cổ phần nhỏ dưới 10% trong mỗi công ty, chủ yếu thông qua vị trí riêng lẻ đối với cổ phiếu mới và hỗ trợ kỹ thuật là yếu tố được ưu tiên cung cấp. Được biết, 8 trong số 9 công ty được Samsung đầu tư đã niêm yết trên thị trường. Đợt rót vốn bắt đầu với Soulbrain, nhà cung cấp hydro florua sử dụng trong sản xuất chip, với số tiền 24,9 tỉ won vào tháng 7.2020, và KCTech, nhà phát triển hệ thống đánh bóng wafer, nhận được 20,7 tỉ won vào tháng 11.2020.
Samsung cũng nắm giữ cổ phần trong các công ty xử lý vật liệu tiên tiến. Tập đoàn công nghệ Hàn Quốc đã đầu tư 43 tỉ won vào công ty sản xuất vật liệu bảo vệ tấm photomask Fine Semitech và 21 tỉ won vào công ty vật liệu khắc DNF. Samsung dự định hợp tác với các công ty này để theo đuổi việc sản xuất chip có đường mạch mỏng nhất có thể.
"Bằng cách tăng cường mối quan hệ với nhiều công ty, chúng tôi đặt mục tiêu làm cho hoạt động kinh doanh chất bán dẫn trở nên cạnh tranh hơn", Samsung nói.
Một trong những nguyên nhân chính khiến Samsung gia tăng hoạt động đầu tư là vì các tranh chấp quốc tế đã làm mờ đi triển vọng kinh doanh chip của công ty. Khi Nhật Bản áp dụng biện pháp hạn chế xuất khẩu đối với một số nguyên liệu sản xuất chip có ràng buộc với Hàn Quốc vào tháng 7.2019, các công ty Hàn Quốc đã nhận thức rõ ràng về rủi ro phụ thuộc vào Nhật Bản. Trước tình hình này, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã thúc đẩy sản xuất vật liệu, bộ phận và thiết bị chip trong nước. Trong công bố ngân sách 2022 của chính phủ hồi tháng trước, Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng đã dành 1.680 tỉ won cho phát triển ngành công nghiệp chip, tăng 9% so với năm ngoái.
Các nhà cung cấp liên quan đến chip ở Hàn Quốc cũng đã và đang mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong số 14 nhà cung cấp được eBest Investment and Securities lựa chọn là đặc biệt hưởng lợi từ chính sách sản xuất trong nước của chính quyền Seoul, có 13 công ty công bố tăng trưởng doanh thu 39% trong nửa đầu năm nay, cao hơn mức trung bình 17% của tất cả các công ty Hàn Quốc.
Samsung vẫn đang đối đầu với nhà sản xuất chất bán dẫn Đài Loan Taiwan Semiconductor Manufacturing Co (TSMC) trong lĩnh vực sản xuất chất bán dẫn tiên tiến và không có sự thay đổi nào trong kế hoạch sử dụng công nghệ tiên tiến từ Nhật Bản, Mỹ và châu Âu.
Nỗ lực của Samsung trong việc xây dựng chuỗi cung ứng nội địa sẽ không diễn ra trong một sớm một chiều, nhưng quy mô rộng lớn của công ty có thể khiến những bước đi của họ trở nên đáng kể và chắc chắn sẽ tác động đến các chuỗi cung ứng quốc tế.
TSMC tăng giá chip lên 20% giữa lúc nguồn cung thiếu hụt Hãng sản xuất chất bán dẫn Đài Loan đang đối mặt với áp lực thu nhập và kế hoạch xây dựng nhà máy ở nước ngoài. Lo ngại về khả năng sinh lời thấp hơn là lý do đằng sau việc tăng giá của TSMC Theo Nikkei, Taiwan Semiconductor Manufacturing Co (TSMC) hôm 25.8 thông báo đến khách hàng về kế hoạch tăng...